Hội đồng Nhân dân Hà Nội “mổ xẻ” quy hoạch Thủ đô
Nhiều ý kiến cho rằng đồ án quy hoạch Thủ đô chưa khắc phục được sự lộn xộn trong xây dựng đô thị hiện nay
Hà Nội có thể thành "đại công trường", không đủ đất để xây đô thị sinh thái, dân không chịu ra ngoại thành... là những quan ngại của các đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội tại buổi thảo luận về đồ án quy hoạch Thủ đô, chiều 20/4.
Tuy nhiên, điều khiến nhiều người lo ngại hơn cả trong quá trình xây dựng đồ án là những ý kiến đề xuất hay phản biện lại chịu tác động từ những lợi ích mang tính cục bộ đã khiến tư vấn cũng như các nhà hoạch định, phê duyệt đồ án ở vào thế... "rối".
Đã có không ít bài học
Với 468 trang thuyết minh tổng hợp, 100 trang thuyết minh tóm tắt, 81 hồ sơ bản vẽ, 262 trang phụ lục..., đồ án quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đang được xem là một công trình quy hoạch lớn nhất từ trước đến nay của thành phố Hà Nội, với sự phối hợp thực hiện của Bộ Xây dựng.
Tại buổi thảo luận, sau khi nghe Viện trưởng Viện Quy hoạch kiến trúc đô thị - nông thôn Ngô Trung Hải báo cáo tóm tắt đồ án, nhiều đại biểu đã bày tỏ quan ngại cũng như không đồng thuận với một số điểm được cho là chưa hợp lý trong đồ án này.
Đại biểu Lê Văn Hoạt cho rằng, quy hoạch Thủ đô với chủ trương là xây dựng một thành phố hiện đại, văn minh..., song việc thiết kế đô thị trong đồ án lại rất mờ nhạt. Đặc biệt, trong chiến lược phát triển cũng như trong đồ án quy hoạch chưa định hình được một giải pháp để khắc phục tình trạng lộn xộn trong xây dựng đô thị hiện nay.
Ông Hoạt cho hay, quy hoạch Thủ đô lần này cần phải “thấm nhuần” nhiều bài học mà các quy hoạch trước để lại. Chẳng hạn trong vấn đề di dời dân, kể từ khi quy hoạch 108 được phê duyệt vào năm 1998, đến nay hơn 10 năm trôi qua, song tư tưởng giảm dân số nội thành về cơ bản là hoàn toàn thất bại.
Lý do vị này đưa ra, ngoài yếu kém về hạ tầng xã hội tại ngoại thành thì vấn đề công khai quy hoạch cũng đóng vai trò quan trọng. “Công khai quy hoạch hiện vẫn mang nặng tính hình thức. Nhiều quy hoạch mang tiếng là công khai nhưng rốt cuộc chỉ là nằm trên bàn lãnh đạo thành phố, quận huyện”, ông Hoạt cho biết.
Theo đại biểu Hoạt, nếu để người dân biết càng nhiều thì những mục tiêu trong quy hoạch càng dễ đạt được bởi, thông qua đó họ sẽ tự điều chỉnh hành vi và nhà nước cũng giảm được rất nhiều chi phí cho công tác hậu quy hoạch.
Trưởng ban Giải phóng mặt bằng thành phố Nguyễn Đức Biền cho rằng, chính vì sự thiếu đồng bộ của những quy hoạch trước đây nên thay vì mục tiêu giãn dân trung tâm được thực thi thì lại gây nên những bức xúc trong cuộc sống của người dân.
Với lẽ đó, theo đại biểu Biền, quy hoạch phải tính đến chuyện triển khai đồng bộ các dự án, hạng mục, tránh biến Hà Nội thành một “đại công trường” ngổn ngang khi triển khai quy hoạch, công tác xây dựng hạ tầng nông thôn ngoại thành phải đặc biệt được chú ý, tạo điều kiện cho việc giãn dân sau này.
“Tôi được biết, hiện có rất nhiều người mua đất ở Đông Anh, Gia Lâm..., nhưng không về đó ở vì hạ tầng kém”, ông Biền nói.
Ngoài ra, theo ông Biền, việc áp dụng biện pháp hành chính để hạn chế áp lực gia tăng dân số cơ học của thành phố là không thể mà hiệu quả nhất là thông qua quy hoạch. Chỉ bằng cách xây dựng các khu công nghiệp xa thành phố, thậm chí là ở các tỉnh lân cận thì ắt dân số của Hà Nội sẽ giữ được ổn định.
Lợi ích cục bộ?
Nghiên cứu đồ án, một số đại biểu bày tỏ quan ngại về tầm nhìn và tính dài hạn. Đại biểu Ngô Văn Ny cho rằng, trong vài chục năm nữa, vấn đề biến đổi khí hậu sẽ tác động không nhỏ đến môi trường sống của nhân loại.
"Chuyện "nắng lắm, mưa nhiều" sẽ thường xuyên xảy ra, trong khi việc quy hoạch đê điều, cuộc sống của người dân ven hai con sông lớn là sông Đà và sông Hồng chảy qua thành phố lại không hề được tính đến trong đồ án", ông Ny nói.
Kiến nghị của đại biểu Ny được cho là khá khách quan, nhận được nhiều ủng hộ, một phần vì ông là đại diện của huyện Từ Liêm - khu vực vốn không liên quan nhiều đến sông Đà và sông Hồng.
Thế nhưng, với các vấn đề về xây dựng đô thị sinh thái, sử dụng đất, phát triển các thị trấn..., thì những đề xuất dường như đã được "lái" sang một hướng khác.
Đại diện cho huyện Phúc Thọ - một trong 5 đô thị vệ tinh, đại biểu Trương Quang Thiều cho hay, huyện Phúc Thọ hiện không còn nhiều đất nên ưu tiên vẫn phải là phát triển sản xuất, kinh tế. Do đó, nếu chọn trung tâm Phúc Thọ để xây dựng thị trấn sinh thái là rất... khó khả thi. "Chỉ có thể phát triển vùng đô thị sinh thái nếu lấy thị trấn Phúc Thọ làm hạt nhân trên cơ sở mở rộng ra các vùng lân cận", ông Thiều nói.
Trong khi đó, đại biểu Hoàng Thanh Vân, đại diện cho huyện Ba Vì cho rằng, quy hoạch khu đô thi vệ tinh Sơn Tây như đồ án là chưa tương xứng với văn hóa xứ Đoài vốn rộng lớn và có tầm ảnh hưởng bao trùm.
Với nhiều viện dẫn về sự “thiếu thốn” của khu vực này, đại biểu Vân cho rằng, cần phải phát triển mạnh giao thông công cộng, xây dựng các trung tâm văn hóa, thể dục thể thao đạt tiêu chuẩn quốc tế, tôn cấp hệ thống cấp nước sinh hoạt... với kiến nghị “chốt” là mở rộng đô thị Sơn Tây.
Ông Nguyễn Văn Trịnh, đại diện cho huyện Gia Lâm cũng đề xuất, ngoài thị trấn Phù Đổng như dự kiến, thì cả Ninh Hiệp lẫn Bát Tràng đều xứng được "đôn" lên thành thị trấn.
Một đại biểu đến từ huyện Thường Tín - vùng đất vốn nổi tiếng với các làng nghề - cho rằng, đồ án xem nhẹ vấn đề quy hoạch du lịch làng nghề. Do đó, vấn đề này cần phải đưa vào xem như một trong những động lực phát triển của Thủ đô trong tương lai.
Một điều không khó để nhận thấy, đa số các ý kiến đại diện cho các huyện khi chỉ ra nhiều điểm "bất hợp lý" khác nhau trong quy hoạch nhưng lại có chung một đích đến, đó là đề xuất là "mở rộng quy mô" hoặc là có quy hoạch chi tiết, quy hoạch ngành cho địa bàn mình.
Kết thúc buổi thảo luận, một đại biểu lắc đầu, thở dài: “Cũng may là không có đại diện doanh nghiệp cho ý kiến, nếu không, khó ai dám chắc là đồ án quy hoạch Thủ đô sẽ bị “lôi kéo” đến mức nào”.
Tuy nhiên, điều khiến nhiều người lo ngại hơn cả trong quá trình xây dựng đồ án là những ý kiến đề xuất hay phản biện lại chịu tác động từ những lợi ích mang tính cục bộ đã khiến tư vấn cũng như các nhà hoạch định, phê duyệt đồ án ở vào thế... "rối".
Đã có không ít bài học
Với 468 trang thuyết minh tổng hợp, 100 trang thuyết minh tóm tắt, 81 hồ sơ bản vẽ, 262 trang phụ lục..., đồ án quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đang được xem là một công trình quy hoạch lớn nhất từ trước đến nay của thành phố Hà Nội, với sự phối hợp thực hiện của Bộ Xây dựng.
Tại buổi thảo luận, sau khi nghe Viện trưởng Viện Quy hoạch kiến trúc đô thị - nông thôn Ngô Trung Hải báo cáo tóm tắt đồ án, nhiều đại biểu đã bày tỏ quan ngại cũng như không đồng thuận với một số điểm được cho là chưa hợp lý trong đồ án này.
Đại biểu Lê Văn Hoạt cho rằng, quy hoạch Thủ đô với chủ trương là xây dựng một thành phố hiện đại, văn minh..., song việc thiết kế đô thị trong đồ án lại rất mờ nhạt. Đặc biệt, trong chiến lược phát triển cũng như trong đồ án quy hoạch chưa định hình được một giải pháp để khắc phục tình trạng lộn xộn trong xây dựng đô thị hiện nay.
Ông Hoạt cho hay, quy hoạch Thủ đô lần này cần phải “thấm nhuần” nhiều bài học mà các quy hoạch trước để lại. Chẳng hạn trong vấn đề di dời dân, kể từ khi quy hoạch 108 được phê duyệt vào năm 1998, đến nay hơn 10 năm trôi qua, song tư tưởng giảm dân số nội thành về cơ bản là hoàn toàn thất bại.
Lý do vị này đưa ra, ngoài yếu kém về hạ tầng xã hội tại ngoại thành thì vấn đề công khai quy hoạch cũng đóng vai trò quan trọng. “Công khai quy hoạch hiện vẫn mang nặng tính hình thức. Nhiều quy hoạch mang tiếng là công khai nhưng rốt cuộc chỉ là nằm trên bàn lãnh đạo thành phố, quận huyện”, ông Hoạt cho biết.
Theo đại biểu Hoạt, nếu để người dân biết càng nhiều thì những mục tiêu trong quy hoạch càng dễ đạt được bởi, thông qua đó họ sẽ tự điều chỉnh hành vi và nhà nước cũng giảm được rất nhiều chi phí cho công tác hậu quy hoạch.
Trưởng ban Giải phóng mặt bằng thành phố Nguyễn Đức Biền cho rằng, chính vì sự thiếu đồng bộ của những quy hoạch trước đây nên thay vì mục tiêu giãn dân trung tâm được thực thi thì lại gây nên những bức xúc trong cuộc sống của người dân.
Với lẽ đó, theo đại biểu Biền, quy hoạch phải tính đến chuyện triển khai đồng bộ các dự án, hạng mục, tránh biến Hà Nội thành một “đại công trường” ngổn ngang khi triển khai quy hoạch, công tác xây dựng hạ tầng nông thôn ngoại thành phải đặc biệt được chú ý, tạo điều kiện cho việc giãn dân sau này.
“Tôi được biết, hiện có rất nhiều người mua đất ở Đông Anh, Gia Lâm..., nhưng không về đó ở vì hạ tầng kém”, ông Biền nói.
Ngoài ra, theo ông Biền, việc áp dụng biện pháp hành chính để hạn chế áp lực gia tăng dân số cơ học của thành phố là không thể mà hiệu quả nhất là thông qua quy hoạch. Chỉ bằng cách xây dựng các khu công nghiệp xa thành phố, thậm chí là ở các tỉnh lân cận thì ắt dân số của Hà Nội sẽ giữ được ổn định.
Lợi ích cục bộ?
Nghiên cứu đồ án, một số đại biểu bày tỏ quan ngại về tầm nhìn và tính dài hạn. Đại biểu Ngô Văn Ny cho rằng, trong vài chục năm nữa, vấn đề biến đổi khí hậu sẽ tác động không nhỏ đến môi trường sống của nhân loại.
"Chuyện "nắng lắm, mưa nhiều" sẽ thường xuyên xảy ra, trong khi việc quy hoạch đê điều, cuộc sống của người dân ven hai con sông lớn là sông Đà và sông Hồng chảy qua thành phố lại không hề được tính đến trong đồ án", ông Ny nói.
Kiến nghị của đại biểu Ny được cho là khá khách quan, nhận được nhiều ủng hộ, một phần vì ông là đại diện của huyện Từ Liêm - khu vực vốn không liên quan nhiều đến sông Đà và sông Hồng.
Thế nhưng, với các vấn đề về xây dựng đô thị sinh thái, sử dụng đất, phát triển các thị trấn..., thì những đề xuất dường như đã được "lái" sang một hướng khác.
Đại diện cho huyện Phúc Thọ - một trong 5 đô thị vệ tinh, đại biểu Trương Quang Thiều cho hay, huyện Phúc Thọ hiện không còn nhiều đất nên ưu tiên vẫn phải là phát triển sản xuất, kinh tế. Do đó, nếu chọn trung tâm Phúc Thọ để xây dựng thị trấn sinh thái là rất... khó khả thi. "Chỉ có thể phát triển vùng đô thị sinh thái nếu lấy thị trấn Phúc Thọ làm hạt nhân trên cơ sở mở rộng ra các vùng lân cận", ông Thiều nói.
Trong khi đó, đại biểu Hoàng Thanh Vân, đại diện cho huyện Ba Vì cho rằng, quy hoạch khu đô thi vệ tinh Sơn Tây như đồ án là chưa tương xứng với văn hóa xứ Đoài vốn rộng lớn và có tầm ảnh hưởng bao trùm.
Với nhiều viện dẫn về sự “thiếu thốn” của khu vực này, đại biểu Vân cho rằng, cần phải phát triển mạnh giao thông công cộng, xây dựng các trung tâm văn hóa, thể dục thể thao đạt tiêu chuẩn quốc tế, tôn cấp hệ thống cấp nước sinh hoạt... với kiến nghị “chốt” là mở rộng đô thị Sơn Tây.
Ông Nguyễn Văn Trịnh, đại diện cho huyện Gia Lâm cũng đề xuất, ngoài thị trấn Phù Đổng như dự kiến, thì cả Ninh Hiệp lẫn Bát Tràng đều xứng được "đôn" lên thành thị trấn.
Một đại biểu đến từ huyện Thường Tín - vùng đất vốn nổi tiếng với các làng nghề - cho rằng, đồ án xem nhẹ vấn đề quy hoạch du lịch làng nghề. Do đó, vấn đề này cần phải đưa vào xem như một trong những động lực phát triển của Thủ đô trong tương lai.
Một điều không khó để nhận thấy, đa số các ý kiến đại diện cho các huyện khi chỉ ra nhiều điểm "bất hợp lý" khác nhau trong quy hoạch nhưng lại có chung một đích đến, đó là đề xuất là "mở rộng quy mô" hoặc là có quy hoạch chi tiết, quy hoạch ngành cho địa bàn mình.
Kết thúc buổi thảo luận, một đại biểu lắc đầu, thở dài: “Cũng may là không có đại diện doanh nghiệp cho ý kiến, nếu không, khó ai dám chắc là đồ án quy hoạch Thủ đô sẽ bị “lôi kéo” đến mức nào”.