Hơn 100 doanh nghiệp sẽ được “cởi chiếc áo Vinashin”

Anh Minh
Chia sẻ

Vinashin từng góp vốn vào các lĩnh vực thương mại, chế biến nông - thủy sản, thực phẩm

Liên quan đến tiến độ tái cơ cấu Vinashin, liên tiếp trong hai tuần qua,
 hàng loạt cuộc họp quan trọng đã được Bộ Giao thông Vận tải tiến hành.
Liên quan đến tiến độ tái cơ cấu Vinashin, liên tiếp trong hai tuần qua, hàng loạt cuộc họp quan trọng đã được Bộ Giao thông Vận tải tiến hành.
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành quyết định phê duyệt danh sách các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) thực hiện rút vốn thương hiệu.

Văn bản quan trọng này được chờ đợi sẽ tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp từng khoác lên mình tấm áo Vinashin, nhưng nay muốn thoát ra để có thể hoạt động sản xuất kinh doanh độc lập.

Văn bản này được ban hành căn cứ Quyết định số 1224/QĐ-TTg ngày 26/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tiếp tục tái cơ cấu Vinashin và Công văn số 680/VPCP-ĐMDN ngày 07/02/2012 của Văn phòng Chính phủ về việc rút vốn góp bằng thương hiệu.

Tiếp đó, chính Vinashin đã có Công văn số 2438/CNT-ĐMDN ngày 11/9/2013 về việc xin phê duyệt danh sách các công ty thuộc Vinashin được rút vốn góp bằng thương hiệu theo hình thức giảm vốn điều lệ.

Quyết định của Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Hội đồng Thành viên Vinashin chỉ đạo người đại diện phần vốn của tập đoàn tại các doanh nghiệp, thống nhất phương án xử lý, tổ chức đại hội cổ đông để thông qua phương án rút vốn thương hiệu tại doanh nghiệp.

Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc các doanh nghiệp phối hợp với sở kế hoạch và đầu tư và các cơ quan liên quan thực hiện thủ tục đăng ký lại doanh nghiệp sau khi giảm vốn điều lệ.

Trong danh sách được phê duyệt, nhóm 1 gồm 51 công ty có thể thực hiện rút vốn thương hiệu được ngay. Theo Bộ Giao thông Vận tải, đây là những công ty có tình hình tài chính không phức tạp, không vay nợ của Vinashin hoặc Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Công nghiệp Tàu thủy, không có tài sản lớn.

Nhóm 2 bao gồm 54 công ty mà theo Bộ Giao thông Vận tải, cần xem xét, phân tích tình hình tài chính, tài sản, lợi thế, công nợ... trước khi tiến hành rút vốn góp bằng thương hiệu.

Nhìn vào danh sách hơn 100 doanh nghiệp, dễ thấy sự dễ dãi của Vinashin trong quá khứ khi tham gia góp vốn bằng thương hiệu vào rất nhiều lĩnh vực hoàn toàn không liên quan đến ngành nghề sản xuất chính.

Chẳng hạn, trong danh sách này có những công ty trong các lĩnh vực như thương mại, chế biến nông - thủy sản, thực phẩm…

Liên quan đến tiến độ tái cơ cấu Vinashin, liên tiếp trong hai tuần qua, hàng loạt cuộc họp quan trọng đã được Bộ Giao thông Vận tải tiến hành. Theo các nguồn tin của VnEconomy, việc Vinashin chuyển từ tập đoàn thành tổng công ty gần như chắc chắn sẽ được tiến hành trong thời gian tới.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con