Khối ngoại xả ròng 640 tỷ, cá nhân trong nước tung 1.355 tỷ đỡ thị trường trong tháng 2/2023
Nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 640 tỷ đồng trong tháng 2/2023, tính riêng giao dịch khớp lệnh nhóm này bán ròng 533 tỷ đồng sau khi mua ròng 32.596 tỷ đồng trong 3 tháng liên tiếp trước đó.
Vn-Index giảm 8,5 điểm tương đương 7,78% trong tháng 2 kết thúc tháng ở mức 1.024,68 điểm, thanh khoản trung bình mỗi phiên đạt 10.122 tỷ đồng, giảm 5% so với tháng trước, giảm 10,9%% so với thanh khoản trung bình 5 tháng trước.
Nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 640 tỷ đồng trong tháng 2/2023, tính riêng giao dịch khớp lệnh nhóm này bán ròng 533 tỷ đồng sau khi mua ròng 32.596 tỷ đồng trong 3 tháng liên tiếp trước đó.
Tính giao dịch khớp lệnh, nước ngoài mua ròng tập trung vào các mã STB, HPG, PVD, HDB, HCM.
Trong tháng nước ngoài cũng bán ròng mạnh một số cổ phiếu VHM, DXG, DGC, VIC, KDH. Cổ phiếu họ VinGroup có cả 3 mã nằm trong top bán ròng, động thái hoàn toàn đảo ngược với tháng trước đó khi họ mua ròng cả 3 mã này. Nhóm Hóa chất cũng là nhóm bị nước ngoài bán ròng mạnh trong tháng.
Ngược lại, nhà đầu tư cá nhân tung tiền mua ròng 1.355 tỷ đồng trên HOSE và mua ròng khớp lệnh là 1108 tỷ đồng. Top các cổ phiếu được mua ròng gồm VHM, DXG, VIC, DGC, DPM. Mua ròng của nhà đầu tư cá nhân chủ yếu đối ứng với giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi đó họ bán ròng gồm STB, BID, PVD, CTG, GMD.
Tổ chức trong nước bán ròng 955 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh họ bán ròng 810 tỷ đồng. Tổ chức trong nước mua ròng khớp lệnh nhiều nhất STB, CTG, VCB, BID, MWG, 4/5 mã này là ngân hàng; bán ròng khớp lệnh mạnh nhất HPG, ACB, DPM, MSB, PNJ.
Tự doanh cũng mua ròng 239 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh nhóm này mua ròng 235 tỷ đồng. Tự doanh chứng khoán mua ròng khớp lệnh nhiều nhất GMD, KDH, FUEKIV30, VPB, MWG. Ngược lại, tự doanh bán ròng khớp lệnh mạnh nhất E1VFVN30, HPG, VNM, NVL, TCB.
Dòng tiền tăng vào cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 và nhỏ VNSML, giảm ở nhóm vốn hóa vừa VNMID. Tỉ trọng phân bổ dòng tiền tăng vào nhóm Bất động sản, Tài nguyên cơ bán, Xây dựng và vật liệu, giảm vào nhóm Ngân hàng, Chứng khoán, Thực phẩm và đồ uống.
Trong tháng 2 nhóm Bất động sản, Du lịch và Giải trí, Chứng khoán giảm mạnh nhất với mức giảm lần lượt là 13,37%, 13,1% và 12,19%.
Tuy nhiên, tính trong vòng 1 năm, toàn bộ các ngành đều giảm điểm trong đó Chứng khoán giảm mạnh nhất 53,42%, Bất động sản giảm thứ 2 là 48,45% và nhóm Tài nguyên cơ bản (Thép) giảm 47,06%).