Kiểm tra công tác ứng phó bão Noru tại tỉnh Quảng Ngãi

Ngô Anh Văn
Chia sẻ

Bộ Trưởng Lê Minh Hoan yêu cầu lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục thực hiện nghiêm Công điện của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về khẩn trương ứng phó với bão Noru...

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi kiểm tra công tác triển kahi ứng phó bão Noru tại khu neo đậu tàu thuyền Tịnh Hòa, thành phố Quảng Ngãi.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi kiểm tra công tác triển kahi ứng phó bão Noru tại khu neo đậu tàu thuyền Tịnh Hòa, thành phố Quảng Ngãi.

Sau khi kiểm tra công tác phòng chống cơn bão Noru( bão số 4) tại TP. Đà Nẵng, ngày 26/9/2022, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai Lê Minh Hoan dẫn đầu Đoàn công tác cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đã đến hiện trường kiểm tra công tác triển khai ứng phó với bão số 4 tại khu neo đậu tàu thuyền Tịnh Hòa, thành phố Quảng Ngãi.

Báo cáo với Đoàn công tác, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân cho biết, khu neo đậu Tịnh Hòa hiện có 320 tàu thuyền đang neo đậu tránh trú bão. Đến thời điểm hiện tại, các phương tiện vào trú bão đã được lực lượng biên phòng hướng dẫn sắp xếp neo đậu, phương án phòng chống cháy nổ, bão vệ tài sản an toàn ứng phó với bão; tỉnh cũng đã ban hành lệnh cấm biển trước 12 giờ ngày 26/9; trong chiều 25/9, các lực lượng vũ trang đã hỗ trợ, giúp đỡ người dân trên đão Lý Sơn hoàn thành chằng chống nhà cửa, bảo vệ tài sản.

“Đối với các địa phương còn lại trên địa bàn, Tỉnh ủy Quảng Ngãi cũng đã phân công các đồng chí trong Ban Thường vụ đứng điểm chỉ đạo các phương án phòng chống, vận động người dân không chủ quan lơ là trước diễn biến của bão Noru”, bà Bùi Thị Quỳnh Vân thông tin thêm.

Tỉnh Quảng Ngãi có 05 huyện miền núi và một huyện đảo, toàn tỉnh có 124 điểm có nguy cơ cao. Để ứng phó với bão Noru, tỉnh Quảng Ngãi đã lên kế hoạch di dời tập trung 53.000 người dân, trong đó chú trọng di dời tại chỗ người dân từ những căn nhà ở không kiên cố đến các nhà ở kiên cố; di dời tập trung người dân đến các trụ sở cơ quan, đơn vị, trường học, đảm bảo đầy lương thực, nước uống, thực phẩm, thuốc men, điều kiện sinh hoạt vệ sinh môi trường nơi người dân tránh trú bão, báo cáo cho biết thêm.

“Ứng phó với bão Noru, mục tiêu cao nhất của tỉnh Quảng Ngãi là hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra, đặc biệt cố gắng không để xảy ra thiệt hại về người; tuyệt đối không để sơ suất xảy ra do chủ quan, lơ là”, bà Bùi Thị Quỳnh Vân nhấn mạnh.

Theo Báo cáo nhanh của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi, toàn tỉnh có có 657 tàu cá của tỉnh đang hoạt động trên các vùng biển, với 6.207 lao động, trong đó, tại vùng biển khu vực vịnh Bắc Bộ có 232 tàu với 1.230 lao động; Vùng biển Bắc biển Đông, Hoàng Sa có 121 tàu với 947 lao động; Vùng biển giữa biển Đông, Trường Sa, DKI có 205 tàu với 3.249 lao động; Vùng biển Nam biển Đông có 76 tàu với 644 lao động. Hiện, tất cả các tàu, thuyền trên đã nhận được thông tin về diễn biến, hướng di chuyển của bão. Các tàu đã neo đậu tại các bến là 4.987 chiếc; 51 lồng bè nuôi hải sản trên biển của huyện Lý Sơn cũng đã có kế hoạch di chuyển vào cảng neo trú tàu thuyền Lý Sơn. Tuyệt đối không để người ở lại trên tàu, thuyền, lồng bè khi có sóng, gió lớn; trong đó đặc biệt lưu ý việc tàu vận tải biển, tàu cá ngư dân neo đậu khu vực cửa Sa Cần, vùng biển Dung Quất, Sa Kỳ, Tịnh Hoà. Tỉnh Quảng Ngãi sẽ hoàn thành việc neo đậu, sắp xếp tàu, thuyền, lồng bè tại khu neo trú trước 08 giờ ngày 27/9/2022.

Đối với các hồ chứa thủy lợi lớn của tỉnh Quảng Ngãi hiện đang ở mức an toàn. Quảng Ngãi có 23 hồ chứa, trong đó đa phần còn ở mức thấp, có 02 hồ Suối Loa, Hóc Soài đạt 100% dung tích. Riêng hồ chứa nước Nước Trong đang ở cao trình 113.54m (46% dung tích). Hồ thủy điện Đakđrinh đang có mực nước chứa ở cao trình 404.93m (82% dung tích).

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ngãi đã kiến nghị Quân khu V hỗ trợ phương tiện, lực lượng để giúp người dân di dời, sơ tán và cứu hộ, cứu nạn (nhất là các phương tiện có thể hoạt động trong tình huống gió mạnh cấp 12, 13 trở lên).

Tỉnh Quảng Ngãi đã huy động lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cơ sở để hỗ trợ nhân dân chằng chống, gia cố nhà ở; tổ chức di dời, sơ tán người dân trong khu vực nguy hiểm ảnh hưởng bởi gió mạnh của bão đến nơi an toàn theo phương án đã được lập, phê duyệt. Công tác di dời, sơ tán dân sẽ hoàn thành trước 18 giờ ngày 27/9/2022 (riêng huyện đảo Lý Sơn phải hoàn thành trước 09 giờ ngày 27/9/2022). Các huyện, thị xã, thành phố tổ chức lực lượng, huy động phương tiện tiến hành chặt, tỉa cành cây có nguy cơ ngã đổ; gia cố các trụ sở, cơ quan đảm bảo an toàn (hoàn thành trước 09 giờ ngày 27/9/2022).

Qua kiểm tra, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá cao tỉnh Quảng Ngãi đã chủ động triển khai các phương án ứng phó với bão Noru, chuẩn bị đầy đủ các phương án đảm bảo an toàn cho nhân dân các vùng ven biển, hướng dẫn sắp xếp khu vực nơi neo đậu tránh trú cho các phương tiện tàu thuyền vào tránh trú bão. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ngãi cũng đã lên phương án ứng phó bão cho các địa phương miền núi.

Ông Hoan yêu cầu lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục thực hiện nghiêm Công điện của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về khẩn trương ứng phó với bão Noru; huy động tổng thể cả hệ thống chính trị, các lực lượng xung kích, tình nguyện chủ động mọi kịch bản triển khai khi có tình huống khẩn cấp, hỗ trợ ứng phó kịp thời nhằm giảm thiệt hại thấp nhất về tính mạng tài sản của người dân do bão gây ra; đồng thời sẵn sàng khắc phục hậu quả của bão lũ.

“Diễn biến của bão Noru rất mạnh, phức tạp, ngoài việc chuẩn bị tốt công tác phòng chống bão ở khu vực ven biển, tỉnh Quảng Ngãi cần làm tốt hỗ trợ người dân khu vực miền núi, triển khai phương án di dời, bố trí tái định cư, thành lập các đội xung kích ứng trực kiểm tra địa bàn, hướng dẫn người dân không chủ quan, đặc biệt người dân sống ở vùng địa chất yếu”, Bộ Trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Hiện tại, tỉnh Quảng Ngãi đã cho học sinh trên địa bàn tỉnh nghỉ học từ ngày 27/9.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con