LG Energy thành công ty có vốn hóa lớn thứ hai Hàn Quốc giữa cơn sốt pin xe điện

Đức Anh
Chia sẻ

LG Energy hiện là nhà sản xuất pin xe điện lớn thứ hai thế giới với thị phần khoảng 23,8%, sau công ty CATL của Trung Quốc...

LG Energy hiện cung cấp pin xe điện cho các nhà sản xuất ô tô như Tesla, General Motors, Volkswagen... - Ảnh: Reuters
LG Energy hiện cung cấp pin xe điện cho các nhà sản xuất ô tô như Tesla, General Motors, Volkswagen... - Ảnh: Reuters

Đầu phiên giao dịch đầu tiên trên sàn chứng khoán ngày 27/1, giá cổ phiếu của nhà sản xuất pin LG Energy Solution đã tăng 99,3% so với mức giá IPO, trở thành công ty có vốn hóa lớn thứ hai tại Hàn Quốc với 105.700 tỷ Won (tương đương gần 88 tỷ USD), chỉ sau Samsung Electronics. 

Tuần trước, công ty này đã có thương vụ chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) lớn nhất trong lịch sử Hàn Quốc, huy động được 12.800 tỷ Won (10,6 tỷ USD), gần gấp ba lần so với mức kỷ lục 4.900 tỷ Won (hơn 4 tỷ USD) trong IPO của Samsung Life Insurance năm 2010. Đây cũng là IPO lớn nhất tại châu Á kể từ năm 2019, khi Alibaba huy động 12,9 tỷ USD trong thương vụ niêm yết lần hai tại sàn chứng khoán Hồng Kông.

LG Energy thu hút hơn 4,4 triệu nhà đầu tư bán lẻ đặt trước 114.000 tỷ Won (94,7 tỷ USD) và 2.000 nhà đầu tư tổ chức đặt 12.800 tỷ Won (hơn 10,6 tỷ USD) để đăng ký mua cổ phiếu trong đợt IPO. Sau IPO này, công ty mẹ LG Chem vẫn là cổ đông lớn nhất của LG Energy với 81,8% cổ phần.

Cả các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân đều bày tỏ sự quan tâm lớn tới LG Energy trong bối cảnh thế giới đang “khát” pin xe điện giữa làn sóng dịch chuyển từ ô tô chạy xăng sang ô tô chạy điện.

"Tôi chân thành cảm ơn các nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước khi họ đánh giá tích cực về tiềm năng tăng trưởng bền vững của chúng tôi trong tương lai", CEO Kwon Young-soo của LG Energy Solution phát biểu tại một sự kiện tuần trước. “Chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa để được khách hàng tin tưởng và yêu mến”.

Theo SNE Research, LG Energy hiện là nhà sản xuất pin xe điện lớn thứ hai thế giới với thị phần khoảng 23,8% trong ba quý đầu năm 2021. Dẫn đầu là công ty CATL của Trung Quốc với thị phần 31,2%. Đứng thứ ba là Panasonic của Nhật với thị phần 13,3%.

Các nhà phân tích dự báo LG Energy sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh ít nhất trong vài năm tới, nhưng cũng đối mặt không ít rào sản.

"Doanh thu từ mảng sản xuất pin của LG Energy sẽ tăng trưởng mạnh và lợi nhuận sẽ tăng dần trong vài năm tới, với lượng đơn hàng đang tồn đọng rất lớn (tổng giá trị khoảng 216 tỷ USD). Tuy nhiên, mảng này cũng đối mặt những rào cản lớn trong việc duy trì sản lượng và chất lượng sản phẩm. Những rào cản này gia tăng có thể kìm hãm lợi nhuận của công ty”, Moody's Investors Service viết trong một báo cáo tuần này.

Dong-Myung Kim, Giám đốc Bộ phận Kinh doanh Pin Ô tô Tiên tiến của LG Energy Solution, tại một sự kiện ngày 25/1 ở Lansing, Michigan. LG Energy và General Motors có kế hoạch xây dựng nhà máy pin xe điện mới tại bang này - Ảnh: Getty Images
Dong-Myung Kim, Giám đốc Bộ phận Kinh doanh Pin Ô tô Tiên tiến của LG Energy Solution, tại một sự kiện ngày 25/1 ở Lansing, Michigan. LG Energy và General Motors có kế hoạch xây dựng nhà máy pin xe điện mới tại bang này - Ảnh: Getty Images

Bên cạnh đó, các nhà phân tích cũng nhận định LG Energy vẫn đang đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng lớn khi các công ty Trung Quốc đang đẩy mạnh mở rộng ra thị trường toàn cầu và các nhà sản xuất ô tô muốn phát triển công nghệ pin xe điện của riêng mình.

LG Energy hiện cung cấp pin xe điện cho các nhà sản xuất ô tô như Tesla, General Motors, Volkswagen...

Với IPO lịch sử, LG Energy dự kiến thúc đẩy sản lượng tại nhà máy ở thành phố Cheongju, Hàn Quốc cũng như thành lập liên doanh với các nhà sản xuất ô tô tại Bắc Mỹ, châu Âu và Trung Quốc. Công ty này dự kiến đầu tư 5.600 tỷ Won tại Bắc Mỹ và 645 tỷ Won tại Hàn Quốc trong thời gian tới. Với châu Âu và Trung Quốc, công ty có kế hoạch đầu tư lần lượt 1.400 tỷ Won và 1.200 tỷ Won.

Ngày 26/1, LG Energy thông báo sẽ cùng General Motors đầu tư 2,6 tỷ USD để xây một nhà máy sản xuất pin xe điện tại bang Michigan – nhà máy thứ ba của công ty tại Mỹ. Hai công ty sẽ đầu tư cho dự án này thông qua liên doanh Ultium Cells tại Mỹ.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con