Panasonic sản xuất pin thế hệ mới cho xe điện Tesla từ năm 2023

Đức Anh
Chia sẻ

The tin từ Nikkei Asia, “đại gia” công nghệ Panasonic sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt dòng pin lithium-ion mới – giúp tăng tầm hoạt động của xe điện thêm khoảng 15% vào đầu năm 2023 và các đơn hàng đầu tiên sẽ được giao cho hãng xe điện Mỹ Tesla...

Panasonic bắt đầu phát triển pin xe điện mới theo yêu cầu từ Tesla - Ảnh: Reuters
Panasonic bắt đầu phát triển pin xe điện mới theo yêu cầu từ Tesla - Ảnh: Reuters

Dòng pin mới này được dự báo giúp xe điện Tesla có tầm hoạt động trên trọng lượng pin thuộc hàng dài nhất thế giới và cạnh tranh với các nhà sản xuất pin xe điện khác của Hàn Quốc và Trung Quốc.

Nhận định việc xe điện có khả năng di chuyển xa hơn mỗi lần sạc pin sẽ giúp làn sóng dịch chuyển sang phương tiện năng lượng mới này được đẩy nhanh, Panasonic đang mạnh tay đầu tư để phát triển các loại pin như vậy.

Panasonic bắt đầu phát triển pin xe điện mới theo yêu cầu từ Tesla. Hãng xe điện Mỹ cho biết dòng xe hàng đầu Model S của mình hiện có tầm hoạt động khoảng 650 km mỗi lần sạc và với pin mới, tính toán cho thấy tầm hoạt động sẽ được tăng lên khoảng 750 km.

CEO Elon Musk của Tesla nói rằng công ty này muốn sản xuất pin riêng của riêng mình để bổ sung vào nguồn cung, đồng thời sẽ tiếp tục mua pin từ Panasonic cũng như các nhà sản xuất khác. Pin hiện chiếm khoảng 30% tổng chi phí của một chiếc xe điện.

Pin mới do Panasonic sản xuất có kích thước lớn gấp đôi so với các phiên bản cũ và hiệu suất cao hơn gấp 5 lần. Điều này cho phép các nhà sản xuất ô tô giảm số lượng pin của mỗi xe, từ đó cũng giảm thời gian lắp đặt vào xe. Với hiệu suất pin cao hơn, chi phí để sản xuất pin mới này cũng giảm 10-20% so với các phiên bản trước.

Panasonic đang mở rộng nhà máy tại tỉnh Wakayama, Nhật bản và chuẩn bị đưa thiết bị mới vào để sản xuất hàng loạt pin điện cho Tesla với chi phí đầu tư mới khoảng 80 tỷ Yên (704 triệu USD). Công ty này hiện có các nhà máy pin xe điện tại Nhật Bản và Mỹ và cung cấp pin cho các nhà máy xe điện của Tesla ở bang California (Mỹ).

Công suất hàng năm của nhà máy ở Wakayama vẫn đang được thảo luận, nhưng được dự báo sẽ xuất xưởng khoảng 10 gigawatt pin mỗi năm, tương đương lượng pin sử dụng cho 150.000 xe điện. Theo đó, nhà máy này chiếm khoảng 20% công suất sản xuất của Panasonic.

Công ty Nhật dự kiến đưa vào sản xuất một phần tại nhà máy trong năm nay, trước khi bắt đầu sản xuất hàng loạt từ năm sau. Công ty này cũng có kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất hàng loạt tại Mỹ và một số quốc gia khác.

Trong khi đó, hãng xe Đức Mercedes-Benz có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt một mẫu xe điện có khả năng di chuyển 1.000 km mỗi lần sạc, sử dụng pin do công ty CATL của Trung Quốc sản xuất. Điều này cho thấy cuộc đua phát triển các loại pin an toàn hơn, rẻ hơn và tuổi thọ lâu hơn trên toàn cầu đang ngày càng gay gắt.

Ngoài Tesla và Mercedes, nhiều nhà sản xuất ô tô và nhà sản xuất pin xe điện khác cũng đang chạy đua trong lĩnh vực này. CATL, công ty pin xe điện lớn nhất Trung Quốc, đã công một một loạt kế hoạch đầu tư vào tổng giá trị lên tới hơn 17 tỷ USD. Còn công ty Hàn Quốc LG Chem cũng đã huy động khoảng 17 tỷ USD với việc niêm yết công ty con và có kế hoạch sử dụng nguồn vốn này để đầu tư tại Mỹ.

Trong khi đó, nhà sản xuất ô tô Nhật Toyota Motor dự kiến đầu tư hơn 34 tỷ USD vào phát triển và sản xuất pin xe điện tới năm 2030.

Panasonic đang đặt mục tiêu đưa pin lithium-iron mới của mình trở thành "tiêu chuẩn toàn cầu mới trong xe điện" và muốn cung cấp cho các nhà sản xuất ô tô khác ngoài Tesla.

Nhờ nhu cầu từ Tesla, Panasonic đã từng chiếm lĩnh thị trường pin xe điện thế giới. Tuy nhiên, từ năm 2019, CATL và LG Chem đã bắt đầu cung cấp pin cho nhà máy Tesla ở Trung Quốc, chiếm thị phần của Panasonic. Do đó, công ty Nhật Bản đang cố gắng giành lại thị phần bằng cách phát triển loại pin mới nói trên.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con