Mức độ công khai ngân sách tỉnh năm 2021 cải thiện không đáng kể

Vũ Khuê
Chia sẻ

Năm 2021, điểm xếp hạng trung bình về công khai ngân sách của các tỉnh đạt 69,53/100 điểm, tăng 0,44 điểm so với năm 2000. Có 31 tỉnh công khai đầy đủ tài liệu và thông tin về ngân sách nhà nước, tăng 4 tỉnh so với năm 2020. Số tỉnh công khai tương đối đầy đủ là 24 tỉnh. Số tỉnh công khai chưa đẩy đủ và công khai ít lần lượt là 6 và 2 tỉnh...

Mức độ công khai ngân sách các tỉnh năm 2021 không cải thiện nhiều so với năm 2020.
Mức độ công khai ngân sách các tỉnh năm 2021 không cải thiện nhiều so với năm 2020.

Ngày 28/9/2022, Trung tâm phát triển và Hội nhập (CDI) và Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) dưới sự chủ trì của Liên minh Minh bạch ngân sách, sự hỗ trợ của Tổ chức Oxfam tại Việt Nam tổ chức Công bố chỉ số công khai ngân sách tỉnh (POBI) 2021.

POBI được thực hiện liên tục từ năm 2017, với ba trụ cột về minh bạch ngân sách, sự tham gia của người dân trong chu trình ngân sách và trách nhiệm giải trình.

MỨC ĐỘ CẢI THIỆN KHÔNG NHIỀU

Kết quả công bố chỉ số công khai ngân sách tỉnh 2021 cho thấy, mức độ công khai ngân sách các tỉnh cải thiện không đáng kể so với POBI 2020.

Điểm xếp hạng trung bình về công khai ngân sách của các tỉnh đạt 69,53/100 điểm, tăng 0,44 điểm so với năm 2000. Năm 2021 có 31 tỉnh công khai đầy đủ tài liệu và thông tin về ngân sách nhà nước, tăng 4 tỉnh so với năm 2020. Số tỉnh công khai tương đối đầy đủ là 24 tỉnh. Số tỉnh công khai chưa đẩy đủ và công khai ít lần lượt là 6 và 2 tỉnh.

PGS TS Vũ Sỹ Cường, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, Bà Rịa- Vũng Tàu là tỉnh đứng đầu bảng xếp hạng khảo sát POBI 2021, đạt 98,59 điểm. Khánh Hoà xếp thứ hai với 92,69 điểm và Lai Châu xếp thứ ba với 91,99 điểm.

Trong khi đó, Bình Phước và Hà Tĩnh là các tỉnh đứng cuối bảng xếp hạng với số điểm là 5,15 điểm và 9,14 điểm. Quảng Bình, Khánh Hoà, Quảng Ninh là ba tỉnh có sự tiến bộ vượt bậc trong kết quả xếp hạng POBI 2021 so với năm 2020.

Cụ thể, Quảng Bình tăng 45 bậc, Khánh Hoà tăng 42 bậc và Quảng Ninh tăng 39 bậc trên bảng xếp hạng POBI 2021. Đáng quan ngại, Ninh Bình, Tây Ninh và Lâm Đồng lại là ba tỉnh có sự sụt giảm đáng kể về thứ bậc trên bảng xếp hạng. Ninh Bình giảm tới 38 bậc, Tây Ninh giảm 35 bậc và Lâm Đồng giảm 23 bậc so với năm 2020.

Mức độ công khai ngân sách tỉnh năm 2021 cải thiện không đáng kể - Ảnh 1

Với trụ cột sự tham gia của người dân, kết quả POBI 2021 cho thấy các tỉnh vẫn ít tạo điều kiện để người dân tham gia vào quy hoạch ngân sách. Số điểm quy đổi trung bình của 63 tỉnh hành phố là 41,8/100 điểm, tăng 2,55 điểm so với năm 2020 và 3,78 điểm so với năm 2019.

“Như vậy có thể thấy sự cải thiện về điểm số của trụ cột này trong thời gian qua là rất hạn chế”, ông Cường nhận định.

Đà Nẵng vẫn là địa phương đạt điểm số cao nhất với số điểm tuyệt đối, cải thiện rất tốt so với năm 2000. Đắk Nông là tỉnh có số điểm về sự tham gia của người dân thấp nhất cả nước, chỉ 8,3 điểm.

Trong trụ cột trách nhiệm giải trình, kết quả POBI 2021 cho thấy cần cải thiện mức độ giám sát và trách nhiệm giải trình của Hội đồng Nhân dân các tỉnh. Điểm trung bình của 63 tỉnh, thành phố của trụ cột trách nhiệm giải trình là 48,2/100 điểm, Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh dẫn đầu.

41 tỉnh (chiếm 65,08%) công khai kế hoạch giám sát thường xuyên và chuyên đề, 14 Hội đồng Nhân dân các tỉnh (chiếm 22,2%) công khai báo cáo giám sát về ngân sách, 38 tỉnh công khai báo cáo thẩm tra ngân sách của Ban kinh tế - ngân sách trên Cổng thông tin điện tử của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Thư mục hỏi đáp trên cổng thông tin điện tử của Hội đồng nhân dân tỉnh: 7 tỉnh có mục hỏi đáp nhưng không sử dụng được, 15 tỉnh không có thư mục hỏi đáp.

CẦN TĂNG CƯỜNG NGHĨA VỤ CÔNG KHAI

Đánh giá về kết quả, PGS TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS), nhận định việc tuân thủ công khai ngân sách tỉnh nhìn chung tiếp tục được cải thiện. Có 31 tỉnh đạt mức độ “công khai” đầy đủ so với 27 tỉnh vào năm trước và 0 tỉnh nào vào năm khảo sát đầu tiên (2018). Đây là một bước tiến đáng khích lệ từ khi chỉ số POBI ra đời.

Tuy nhiên, trong các hạn chế trên, nhằm nâng cao số điểm, báo cáo kiến nghị, các tỉnh cần khắc phục và công khai ngay các tài liệu bắt buộc phải công bố theo đúng quy định của Luật Ngân sách năm 2015 và Luật Tiếp cận Thông tin năm 2016.

Thực hiện đúng và đầy đủ việc công khai kịp thời các thông tin ngân sách. Tránh tình trạng đi thụt lùi đối với một số tài liệu như kết quả khảo sát trong POBI 2021.

Thảo luận tại lễ công bố.
Thảo luận tại lễ công bố.

Mặc dù có sự cải thiện so với năm 2020, nhưng tài liệu dự thảo dự toán và dự toán đã được quyết định vẫn có số lượng các tỉnh công bố đầy đủ tương đối thấp, lần lượt là 31 và 38 tỉnh. Các tỉnh cần ý thức được tầm quan trọng của tài liệu này và cần phải được công khai đầy đủ nội dung và các biểu mẫu theo quy định của Luật ngân sách 2015 và Thông tư 343/2016/TT- BTC.

Bên cạnh đó, các tỉnh cần chủ động hơn trong việc tiếp nhận và phản hồi các câu hỏi, thắc mắc của người dân. Đặc biệt, các tỉnh cần có sự rà soát lại việc cung cấp địa chỉ email liên hệ, cập nhật thư mục hỏi đáp để người dân có thể dễ dàng tham gia đóng góp ý kiến.

Hội đồng nhân dân tỉnh cần tăng cường thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong vai trò của cơ quan dân cử. Ngoài việc công khai các kế hoạch giám sát thì kết quả giám sát cũng cần được công khai đầy đủ và cụ thể.

Việc lập dự toán ngân sách của các tỉnh năm 2020 chưa đảm bảo tin cậy cho quá trình thực hiện thực tế. Nhất là đối với dự toán thu ngân sách, chỉ có 1 tỉnh có mức chênh lệch giữa số dự toán và số quyết toán dưới 5% trong khi có tới 53 tỉnh có mức chêch lệch trên 15% (tăng 18 tỉnh so với POBI 2020).

Do đó, việc lên kế hoạch lập dự toán cần được tính toán và xem xét một cách kĩ lưỡng và cẩn trọng để đảm bảo mức chênh lệch giữa số dự toán và số quyết toán không nhiều hơn quá 5%.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con