Nhà đầu tư ngoại đứng bên lề cổ phần hóa

Ánh Tuyết
Chia sẻ

Theo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, đến nay, trong số 7/19 đơn vị trực thuộc, chỉ 2 đơn vị cổ phần hóa có nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù nhiều nhà đầu tư ngoại săn đón cổ phần các “ông lớn” nhưng đa phần đều bất thành...

Thương vụ mua cổ phần của Tổng Công ty đường sắt Việt Nam (VNR) bất thành do vướng mắc về ngành nghề, tỷ lệ sở hữu và vấn đề nhà đất.
Thương vụ mua cổ phần của Tổng Công ty đường sắt Việt Nam (VNR) bất thành do vướng mắc về ngành nghề, tỷ lệ sở hữu và vấn đề nhà đất.

Đó là Tổng công ty Hàng không Việt Nam và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), hai đơn vị này có sự tham gia của cổ đông chiến lược nước ngoài. Đối với các thương vụ bán vốn còn lại, dù nhà đầu tư ngoại dành nhiều sự quan tâm, đáp ứng tiêu chí, nhưng đều không thành công.

NHIỀU THƯƠNG VỤ BẤT THÀNH

Tổng Công ty Phát điện 3 là một trong ba tổng công ty phát điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) do “Siêu Uỷ ban” quản lý, đã được EVN chọn tiến hành cổ phần hóa đầu tiên năm 2018. Tại thời điểm chào bán cổ phần, số cổ phần được bán theo phương án cổ phần hóa là 270.476.000 cổ phần; tổng số cổ phần bán được là 8.614.344 cổ phần, trong đó, cổ đông nước ngoài có 2 nhà đầu tư tổ chức và 14 nhà đầu tư cá nhân nắm 2.985.400 cổ phần, chiếm 0,28% tổng số lượng cổ phiếu.

Thời điểm năm 2018, Tổng Công ty Phát điện 3 đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp để tìm kiếm, thu thút nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và nhận được 5 nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, trong đó 4 nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng tiêu chí.

Tuy nhiên, trong giai đoạn chuẩn bị bán cổ phần của doanh nghiệp, do thời gian phải thực hiện bán cổ phần diễn ra gấp, nên nhà đầu tư chiến lược không có đủ thời gian để nghiên cứu và đánh giá toàn diện về doanh nghiệp, dẫn tới các nhà đầu tư chiến lược chưa đưa ra được quyết định đầu tư. Và việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược dừng lại trong tiếc nuối.

 
Theo đánh giá của Brand Finance, giá trị thương hiệu của Vietnam Airlines vào năm 2018 đã tăng gấp đôi so với năm 2016, thời điểm Vietnam Airlines hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, đạt 416 triệu USD và nằm trong top 16 doanh nghiệp có giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam năm 2020.

Ở thương vụ mua cổ phần của Tổng Công ty đường sắt Việt Nam (VNR), việc triển khai cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Xe lửa Gia Lâm và Công ty TNHH MTV Xe lửa Dĩ An đã không đạt được thỏa thuận với Tập đoàn Jin Xin (Trung Quốc) do vướng mắc về ngành nghề, tỷ lệ sở hữu và vấn đề nhà đất.

Với sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong chiến lược tái cơ cấu, hai “ông lớn” thuộc Siêu Ủy ban đã có sự chuyển mình tích cực.

Chẳng hạn, Petrolimex sau khi có thêm cổ đông chiến lược nước ngoài đã trở thành doanh nghiệp đại chúng quy mô lớn thuộc top VN30, cơ cấu cổ đông hiện tại có hơn 100 quỹ, tổ chức nước ngoài, vốn hóa thuộc nhóm các công ty lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Hay như hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines, với việc lựa chọn được nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là ANA Holdings Inc (Nhật Bản) tham gia mua phần vốn, giúp Vietnam Airlines nâng cao vị thế, uy tín, hình ảnh, giá trị thương hiệu, cũng như mở rộng các cơ hội tốt hơn khi tiếp cận nguồn vốn từ thị trường vốn, thị trường chứng khoán.

RÀO CẢN VỀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Hàng loạt rào cản khiến các nhà đầu tư khó có thể theo đuổi được đến cùng các thương vụ mua vốn khi doanh nghiệp nhà nước thoái vốn hoặc cổ phần hóa. Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ rõ, rào cản về quy định pháp luật về cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đã “kìm chân” nhà đầu tư ngoại trong các thương vụ.

Cụ thể, về trình tự lựa chọn và giá bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược khi cổ phần hóa, theo quy định về lựa chọn nhà đầu tư chiến lược tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần và Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11/2020, việc lựa chọn tổ chức đăng ký mua cổ phần của các nhà đầu tư chiến lược đủ điều kiện tham gia sẽ thực hiện trước thời điểm công bố thông tin bán cổ phần lần đầu ra công chúng. Trong khi giá bán cho các nhà đầu tư chiến lược phụ thuộc vào giá đấu thành công bình quân theo kết quả của cuộc đấu giá công khai ra công chúng.

Bên cạnh đó, thời gian lựa chọn nhà đầu tư chiến lược trong vòng 20 ngày theo quy định hiện nay không đủ để nhà đầu tư thực hiện các công việc cần thiết, như biết đến thông tin, rà soát, phân tích, đánh giá, đưa ra quyết định và nộp hồ sơ đăng ký. Đồng thời, cũng không đảm bảo thời gian cho doanh nghiệp cổ phần hóa đánh giá hồ sơ, tổng hợp danh sách nhà đầu tư đủ điều kiện, báo cáo cơ quan chủ sở hữu xem xét, phê duyệt. 

 
"Thực tế trong quá trình triển khai đã có nhiều nhà đầu tư mặc dù rất quan tâm, nhưng đã rút lui khỏi quá trình chào bán vì lý do thiếu thời gian tiến hành soát xét doanh nghiệp, không đủ thời gian để thực hiện các thủ tục nội bộ để xem xét, trình phê duyệt, ra quyết định đầu tư".
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Một nguyên nhân khác gây ảnh hưởng tới kết quả của các thương vụ mua bán vốn, là thời gian hoàn thành bán cổ phần khi cổ phần hóa doanh nghiệp theo quy định hiện hành chưa phù hợp. Việc quy định thời hạn hoàn thành bán cổ phần trong vòng 4 tháng không đảm bảo thời gian để triển khai các công việc theo thực tế.

Giao dịch chào bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược là một trong những giao dịch có quy mô chào bán lớn, gắn với các điều kiện ràng buộc về trách nhiệm khác. Vì vậy, nhà đầu tư cần nhiều thời gian nghiên cứu đánh giá đầu tư trước khi quyết định tham gia. 

Liên quan đến phương thức dựng sổ khi bán cổ phần lần đầu, đây là phương thức đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia, giúp cho mức giá phát hành công khai lần đầu trở nên khách quan và chính xác hơn. Tuy nhiên, quy định hiện tại về phương thức dựng sổ ở Việt Nam còn nhiều điểm bất cập như thiếu quy định chi tiết về mức giá khởi điểm, giá mở sổ, biên độ giá và giá phân phối; thời gian mở sổ lệnh ngắn; quy định về huỷ kết quả dựng sổ chưa cụ thể.

"CHIẾC ÁO CHẬT" CHO NHÀ ĐẦU TƯ NGOẠI

Đáng chú ý, theo các chuyên gia, những lĩnh vực “hấp dẫn” được nhà đầu tư ngoại quan tâm nhiều nhất là gặp vướng mắc tại quy định hạn chế về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, điều này tiếp tục cản bước công tác bán vốn thời gian tới.

Trong Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Khuyến khích khu vực đầu tư nước ngoài mua phần vốn tại doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là đại diện chủ sở hữu, nhằm góp phần cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo hướng nâng cao hiệu quả trên nền tảng công nghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế, hình thành đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, có trình độ cao”, do Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh ký nêu rõ: “Với các trường hợp cổ phần hóa hoặc thoái vốn tại các doanh nghiệp nhưng quy định pháp luật vẫn yêu cầu tỷ lệ sở hữu nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, nhà đầu tư nước ngoài không đủ tỷ lệ chi phối, lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp, dẫn đến việc nhà đầu tư không mặn mà khi tham gia mua cổ phần”.

Hiện nay Chính phủ cho phép tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại Petrolimex tối đa là 20% vốn điều lệ, trong khi đó, tỷ lệ nắm giữ cổ phần hiện tại của nhà đầu tư ngoại đã vào khoảng 16,4%. Như vậy, tỷ lệ sở hữu mà nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phần Petrolimex chỉ còn lại 3,6%.

Tỷ lệ này được đánh giá và xác định là thấp so với nhu cầu đầu tư của Nhà đầu tư nước ngoài, dẫn tới hạn chế mục tiêu thoái vốn, giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước. Do đó, để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, Petrolimex đề xuất tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên tối đa 49% đối với công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như Petrolimex.

Nếu IPO thành công, VNPT dự kiến thu 30.759 tỷ đồng nếu Nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ.
Nếu IPO thành công, VNPT dự kiến thu 30.759 tỷ đồng nếu Nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ.

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cũng trong tình cảnh tương tự. VNPT hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, dịch vụ, nên việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài sẽ mang lại cơ hội tiếp cận về vốn, công nghệ, kỹ thuật và kinh nghiệm, phương pháp quản trị doanh nghiệp theo chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, với chính sách hiện hành, việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài tại VNPT dự báo sẽ khó khăn, chưa hấp dẫn.

 
"Cùng với các điều kiện ràng buộc về trách nhiệm trong việc duy trì thời hạn nắm giữ, gìn giữ thương hiệu, các quy định pháp luật cần xác định rõ tỷ lệ thoái vốn cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, toàn bộ hay chỉ thoái một phần, giữ phần còn lại đủ để phủ quyết cũng như lộ trình thoái hết vốn nhà nước", 
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nhấn mạnh.

Cụ thể, theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền, sau khi cổ phần hóa, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ. Phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) tối thiểu 20% vốn điều lệ, doanh nghiệp ước tính bán cho công đoàn, người lao động từ 1% đến 5% thì tỷ lệ nhà đầu tư chiến lược nước ngoài nắm giữ chỉ từ 20% đến dưới 30% trong trường hợp bán được hết cổ phần.

Với tỷ lệ này, nhà đầu tư chiến lược nước ngoài sẽ có rất ít người đại diện được tham gia quản trị, điều hành VNPT, không đạt đủ tỷ lệ để phủ quyết vấn đề quan trọng trong khi số giá trị vốn góp phải bỏ ra rất lớn, có thể lên đến hàng tỷ USD. Điều này dẫn tới nhà đầu tư nước ngoài sẽ cân nhắc rất thận trọng khi mua phần vốn của VNPT.

Chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh cho rằng: “Với thời hạn nắm giữ lâu dài, các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài thường quan tâm đến tỷ lệ họ được nắm giữ tại doanh nghiệp bán vốn, vai trò, quyền hạn trong việc điều hành, quản trị doanh nghiệp”.

Ngoài ra, những bất cập tồn tại trong các quy định áp dụng chuẩn mực kế toán, vướng mắc kỹ thuật về đồng tiền thanh toán là đồng Việt Nam, cơ chế đặt cọc, ký quỹ bằng tiền hoặc có bảo lãnh lớn lên đến 20%, chưa có cơ chế ưu đãi “hút” nhà đầu tư ngoại, đặc biệt với các doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém… là những rào cản làm “chùn chân” các nhà đầu tư ngoại.

 
Theo Bộ Tài chính, trong 9 tháng của năm 2021, các cơ quan, đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn đối với các đơn vị chưa hoàn thành theo kế hoạch tại Công văn số 991/TTg-ĐMDN ngày 10/07/2017 phê duyệt Danh mục doanh nghiệp nhà nước hoàn thành cổ phần hóa theo từng năm giai đoạn 2017-2020 và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg ngày 15/8/2019 Danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020, gồm 89 đơn vị cổ phần hóa và khoảng 250 đơn vị trong tiến trình thoái vốn.
Lũy kế giai đoạn 2016 – 2020, đã thoái vốn 27.312 tỷ đồng tại các doanh nghiệp, thu về 177.397 tỷ đồng, gấp 6,5 lần giá trị sổ sách.
Lũy kế giai đoạn 2016 – 2020, đã thoái vốn 27.312 tỷ đồng tại các doanh nghiệp, thu về 177.397 tỷ đồng, gấp 6,5 lần giá trị sổ sách.
Trong suốt 9 tháng, hành trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vẫn “gian nan” khi chỉ có 3 doanh nghiệp cổ phần hóa, nhưng lại không nằm trong danh sách 89 doanh nghiệp theo kế hoạch. 9 tháng năm 2021, số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp là 366 tỷ đồng. Với diễn biến dịch Covid-19 hiện nay, dự kiến nguồn thu về ngân sách từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp trong năm 2021 không đạt kế hoạch là 40.000 tỷ đồng.

 

 
PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế.
PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế.
"Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thời gian qua thực thi chậm, thay đổi về hình thức quản lý gần như không có, nhiều doanh nghiệp ở tình trạng “bình mới rượu cũ”.
Các doanh nghiệp bỏ vốn vào đầu tư nhưng không nắm được quyền chủ động, đưa ra quyết sách trong công tác quản trị, quyết định đội ngũ nhân sự, bổ nhiệm người đứng đầu hay phương thức sản xuất kinh doanh, khiến nhà đầu tư ngoại chần chừ".

 

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con