Nhiều nước đồng loạt ủng hộ Mỹ tuần tra biển Đông
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Malaysia nói cuộc tuần tra của Mỹ trên biển Đông là “rất quan trọng”
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein ngày 3/11 lên tiếng ủng hộ việc tàu chiến Mỹ tuần tra gần đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trái phép trên biển Đông - theo tờ Wall Street Journal.
Tại hội nghị bộ trưởng bộ quốc phòng (ADMM) các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra ở thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, ông Hussein nói cuộc tuần tra của Mỹ trên biển Đông là “rất quan trọng” và các nước liên quan trong khu vực nên thực thi quyền hoạt động ở “hải phận quốc tế”.
Vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước chủ nhà của hội nghị tuyên bố Malaysia ủng hộ cuộc tuần tra của Mỹ, chừng nào Trung Quốc và Mỹ cùng đảm bảo sẽ không xảy ra nguy cơ leo thang trên biển Đông.
Tuy nhiên, ông Hishammuddin cũng tỏ ra thận trọng khi nói rằng “những toan tính địa chính trị của các cường quốc lớn” khiến căng thẳng gia tăng trên biển Đông.
Trước Malaysia, một loạt quốc gia khác cũng đã bày tỏ sự ủng hộ dành cho cuộc tuần tra của Mỹ trên biển Đông, gồm Australia, Philippines, và Hàn Quốc.
Một số bộ trưởng bộ quốc phòng khác trong ASEAN từ chối đưa ra quan điểm về cuộc tuần tra của Mỹ. Tuy nhiên, khi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ash Carter và người đồng cấp Trung Quốc Chang Wanquan tham dự hội nghị mở rộng vào ngày 4/11, vấn đề biển Đông gần như chắc chắn sẽ là vấn đề chính.
Hội nghị mở rộng (ADMM+) diễn ra 2 năm một lần sẽ có sự tham gia của 18 bộ trưởng bộ quốc phòng khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có 10 nước ASEAN. Tại sự kiện này năm nay, Trung Quốc dự kiến sẽ đối mặt với sức ép không nhỏ trong vấn đề biển Đông.
Tuần trước, Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) của Liên hiệp quốc tuyên bố có thẩm quyền xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc về biển Đông. Trung Quốc tiếp tục từ chối tham gia vào quá trình xét xử vụ kiện này.
Theo ông Gregory Poling, một chuyên gia về an ninh thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ, tại hội nghị ADMM+ lần này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Carter sẽ tìm cách thu hút sự ủng hộ của các nước Đông Nam Á đối với cuộc tuần tra tự do hàng hải của Mỹ trên biển Đông.
Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin thân cận cho hay, Mỹ và Nhật Bản đang vận động để đưa vấn đề biển Đông vào tuyên bố chung của ADMM lần này. Tuy nhiên, theo nguồn tin, dự thảo tuyên bố chung của hội nghị do nước chủ nhà Malaysia soạn thảo không đề cập tới biển Đông.
Cũng theo Reuters, ngày 3/11, Bộ trưởng Bộ Quốc phòn Mỹ Carter và người đồng cấp Trung Quốc Chang đã có cuộc thảo luận kéo dài 40 phút về các vấn đề an ninh mạng và biển Đông. Trong cuộc thảo luận, ông Chang nói với ông Carter rằng các hoạt động của Trung Quốc trên biển Đông chủ yếu là nhằm giúp đỡ các quốc gia khác.
Tại hội nghị bộ trưởng bộ quốc phòng (ADMM) các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra ở thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, ông Hussein nói cuộc tuần tra của Mỹ trên biển Đông là “rất quan trọng” và các nước liên quan trong khu vực nên thực thi quyền hoạt động ở “hải phận quốc tế”.
Vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước chủ nhà của hội nghị tuyên bố Malaysia ủng hộ cuộc tuần tra của Mỹ, chừng nào Trung Quốc và Mỹ cùng đảm bảo sẽ không xảy ra nguy cơ leo thang trên biển Đông.
Tuy nhiên, ông Hishammuddin cũng tỏ ra thận trọng khi nói rằng “những toan tính địa chính trị của các cường quốc lớn” khiến căng thẳng gia tăng trên biển Đông.
Trước Malaysia, một loạt quốc gia khác cũng đã bày tỏ sự ủng hộ dành cho cuộc tuần tra của Mỹ trên biển Đông, gồm Australia, Philippines, và Hàn Quốc.
Một số bộ trưởng bộ quốc phòng khác trong ASEAN từ chối đưa ra quan điểm về cuộc tuần tra của Mỹ. Tuy nhiên, khi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ash Carter và người đồng cấp Trung Quốc Chang Wanquan tham dự hội nghị mở rộng vào ngày 4/11, vấn đề biển Đông gần như chắc chắn sẽ là vấn đề chính.
Hội nghị mở rộng (ADMM+) diễn ra 2 năm một lần sẽ có sự tham gia của 18 bộ trưởng bộ quốc phòng khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có 10 nước ASEAN. Tại sự kiện này năm nay, Trung Quốc dự kiến sẽ đối mặt với sức ép không nhỏ trong vấn đề biển Đông.
Tuần trước, Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) của Liên hiệp quốc tuyên bố có thẩm quyền xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc về biển Đông. Trung Quốc tiếp tục từ chối tham gia vào quá trình xét xử vụ kiện này.
Theo ông Gregory Poling, một chuyên gia về an ninh thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ, tại hội nghị ADMM+ lần này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Carter sẽ tìm cách thu hút sự ủng hộ của các nước Đông Nam Á đối với cuộc tuần tra tự do hàng hải của Mỹ trên biển Đông.
Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin thân cận cho hay, Mỹ và Nhật Bản đang vận động để đưa vấn đề biển Đông vào tuyên bố chung của ADMM lần này. Tuy nhiên, theo nguồn tin, dự thảo tuyên bố chung của hội nghị do nước chủ nhà Malaysia soạn thảo không đề cập tới biển Đông.
Cũng theo Reuters, ngày 3/11, Bộ trưởng Bộ Quốc phòn Mỹ Carter và người đồng cấp Trung Quốc Chang đã có cuộc thảo luận kéo dài 40 phút về các vấn đề an ninh mạng và biển Đông. Trong cuộc thảo luận, ông Chang nói với ông Carter rằng các hoạt động của Trung Quốc trên biển Đông chủ yếu là nhằm giúp đỡ các quốc gia khác.