Nước ngoài được nắm 30% vốn điều lệ hãng viễn thông nội?
Nhà đầu tư nước ngoài không được sở hữu quá 30% vốn điều lệ của một doanh nghiệp viễn thông Việt Nam
Nhà đầu tư nước ngoài không được sở hữu quá 30% vốn điều lệ của một doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.
Đó là một trong những nội dung chính trong dự thảo nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều Luật Viễn thông mà Bộ Thông tin và Truyền thông đang soạn thảo, dự kiến sẽ trình Chính phủ trong tháng 8.
Theo dự thảo, nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông dưới hình thức đầu tư trực tiếp, gián tiếp theo Luật Viễn thông và pháp luật về đầu tư.
Với những trường hợp đầu tư để cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng, nhà đầu tư nước ngoài được liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp.
Còn với trường hợp đầu tư để cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp viễn thông đã được cấp phép tại Việt Nam.
Theo dự thảo hướng dẫn một số qui định trong Luật Viễn thông, dự án có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng với quy mô trên 2.000 tỷ đồng sẽ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Với những dự án có vốn đầu tư từ 1.000 - 2.000 tỷ đồng, thì Bộ Thông tin và Truyền thông chấp thuận chủ trương đầu tư.
Hiện tại, việc cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam đã và đang tạo được sức hấp dẫn rất lớn và quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là đối với MobiFone, doanh nghiệp viễn thông đầu tiên dự kiến sẽ được cổ phần hóa. Tuy nhiên, đến nay, ít nhất đã hai lần MobiFone “lỗi hẹn” đối với việc cổ phần hóa.
Đó là một trong những nội dung chính trong dự thảo nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều Luật Viễn thông mà Bộ Thông tin và Truyền thông đang soạn thảo, dự kiến sẽ trình Chính phủ trong tháng 8.
Theo dự thảo, nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông dưới hình thức đầu tư trực tiếp, gián tiếp theo Luật Viễn thông và pháp luật về đầu tư.
Với những trường hợp đầu tư để cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng, nhà đầu tư nước ngoài được liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp.
Còn với trường hợp đầu tư để cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp viễn thông đã được cấp phép tại Việt Nam.
Theo dự thảo hướng dẫn một số qui định trong Luật Viễn thông, dự án có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng với quy mô trên 2.000 tỷ đồng sẽ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Với những dự án có vốn đầu tư từ 1.000 - 2.000 tỷ đồng, thì Bộ Thông tin và Truyền thông chấp thuận chủ trương đầu tư.
Hiện tại, việc cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam đã và đang tạo được sức hấp dẫn rất lớn và quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là đối với MobiFone, doanh nghiệp viễn thông đầu tiên dự kiến sẽ được cổ phần hóa. Tuy nhiên, đến nay, ít nhất đã hai lần MobiFone “lỗi hẹn” đối với việc cổ phần hóa.