Quản lý an toàn thực phẩm: Bộ nào cũng than kinh phí

Nguyên Vũ
Chia sẻ

Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với các bộ về thực hiện chính sách pháp luật lĩnh vực an toàn thực phẩm giai đoạn 2011- 2016.

Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu tại buổi làm việc với các bộ.
Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu tại buổi làm việc với các bộ.
Sáng 15/2, đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với các bộ về việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011- 2016.

Báo cáo tại đây gồm ba Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và Y tế. Và bộ nào cũng than kinh phí rất khó khăn.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho biết giai đoạn 2011 - 2016 bộ này được cấp 192.370 triệu đồng từ nguồn ngân sách. Nguồn thu được để lại phục vụ  trực tiếp cho quản lý an toàn thực phẩm (phí, lệ phí) là 959.143 triệu đồng.

Ngoài ra, Bộ còn nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật quốc tế qua 7 dự án ODA của nước ngoài với tổng kinh phí 2.108.765 triệu đồng.

Mức đầu tư nói trên, theo Bộ là rất hạn chế so với mục tiêu đặt ra tại nghị quyết của Quốc hội cũng như chiến lược quốc gia về an toàn thực phẩm.

Kinh phí Bộ được cấp để triển khai chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011- 2015 chỉ đạt 29,68% kế hoạch đề xuất cũng là là một khó khăn lớn để đảm bảo hiệu quả quản lý an toàn thực phẩm, lãnh đạo Bộ nhìn nhận.

Rất hạn chế cũng là phản ánh của Bộ Công Thương về kinh phí cấp cho hoạt động quản lý an toàn thực phẩm của ngành.

Báo cáo của Bộ này cho biết, tổng kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm của ngành giai đoạn 2011- 2015 là 101 tỷ đồng.

Cả 5 năm chỉ được trên 100 tỷ, số tiền này quá ít, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh nhấn mạnh.

Các nguồn kinh phí cấp cho hoạt động sở công thương các địa phương (đơn vị trực tiếp triển khai các hoạt động quản lý an toàn thực phẩm tại địa phương) rất hạn hep nên các đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý và thực thi nhiệm vụ tại các địa phương gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai các chương trình, đề án của Bộ Công Thương, lãnh đạo Bộ báo cáo đoàn giám sát.

Tổng quát hơn, Bộ Y tế đánh giá, mặc dù đã được Chính phủ quan tâm nhưng đầu tư kinh phí cho công tác quản lý an toàn thực phẩm ở Việt Nam còn rất thấp.

Nếu so sánh, giai đoạn 2001 - 2005 chỉ bằng 1/25 của Thái Lan (Thái Lan là 1USD/người/năm còn Việt Nam là 780 đồng/người/năm). Giai đoạn 2006 - 2016 kinh phí được tăng lên khoảng 1.600 đồng/người/năm. Giai đoạn 2011 - 2015 bình quân đầu người mới chỉ đạt khoảng 2.800 đồng/người/năm, trong khi tại Bắc Kinh mỗi năm mỗi thành phố chi trên 100.000 đồng/người.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm có tổng mức vốn là 4.139 tỷ đồng (giai đoạn 2012 - 2015). Tuy nhiên, tính cả năm 2011 đến 2015 thì tổng nguồn vốn là 1.251,49 tỷ đồng, mới chỉ chiếm 30,2% so với tổng mức vốn được phê duyệt.

Trong đó, viện trợ quốc tế là 430 tỷ đồng thì đến nay mới huy động được khoảng 10 tỷ đồng.

Vẫn theo báo cáo của Bộ, năm 2016 dự án an toàn thực phẩm thuộc chương trình mục tiêu y tế dân số dự kiến được cấp 300 tỷ đồng. Tuy nhiên đến tháng 11/2016 dự án mới được tạm ứng 64 tỷ, nội dung hoạt động tại Trung ương vẫn chưa được phê duyệt.

Đây là dự án thuộc an toàn thực phẩm thuộc ngành y tế, tuy nhiên để đảm bảo các hoạt động an toàn thực phẩm thông suốt, Bộ Y tế vẫn bố trí và đưa các nội dung hoạt động an toàn thực phẩm của ngành nông nghiệp và công thương vào dự án này, báo cáo nêu rõ.

Đánh giá chung về thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016 Bộ Y tế cho biết từ 2011 - 2015 cả nước đã tiến hành thanh tra, kiểm tra trên 3 triệu lượt cơ sở thực phẩm, số cơ sở vi phạm chiếm khoảng 20%, số tiền phạt khoảng 100 tỷ đồng.

Kết quả giám sát liên tục từ 2011 - 10/2016 cho thấy, ngộ độc thực phẩm vẫn đang là thách thức lớn. Toàn quốc đã ghi nhận 1.007 vụ với 30.395 người mắc, 25.617 người đi viện và 164 người chết.

Trung bình có 167,8 vụ/năm với 5.065,8 người mắc và 27,3 người chết do ngộ độc thực phẩm/năm.

Trong giai đoạn 2011 - 2016 nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm chủ yếu do vi sinh vật (chiếm 40,2%), nguyên nhân do độc tố tự nhiên chiếm 27,9%, do hoá chất chiếm 4,3% và còn 268 vụ không xác định được nguyên nhân gây ngộ độc.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con