Thủ tướng Chính phủ: Khi chúng ta chân thành và tin cậy lẫn nhau thì các khó khăn giải quyết dễ dàng hơn và hiệu quả cao hơn

Anh Nhi
Chia sẻ

Nhắc lại cách đây 50 năm, ngày 21/9/1973, Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoai giao, Thủ tướng cho rằng từ đó tới nay, trải qua nhiều thăng trầm, thay đổi của tình hình thế giới, khu vực và của mỗi nước, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước không ngừng được củng cố và phát triển trên nhiều lĩnh vực…

Trải qua nhiều thăng trầm, thay đổi của tình hình thế giới, khu vực và của mỗi nước, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước không ngừng được củng cố và phát triển trên nhiều lĩnh vực.
Trải qua nhiều thăng trầm, thay đổi của tình hình thế giới, khu vực và của mỗi nước, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước không ngừng được củng cố và phát triển trên nhiều lĩnh vực.

Phát biểu tại Hội thảo Kinh tế cấp cao nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày 7/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: "Khi chúng ta chân thành và tin cậy lẫn nhau thì các khó khăn giải quyết dễ dàng hơn và hiệu quả cao hơn".

Hội thảo kinh tế cấp cao do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN) đồng tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm  thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản và 20 năm triển khai thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản. Tại đây, hai bên đã trao đổi tập trung vào các nội dung chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; hợp tác về năng lượng, đánh giá về hợp tác phát triển, quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản và định hướng cho tương lai, và đánh giá về Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 8 và định hướng giai đoạn 9.

HƯỚNG TỚI TƯƠNG LAI, VƯƠN TẦM THẾ GIỚI

Phát biểu tại Hội nghị, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính vui mừng tới dự hội thảo với tinh thần Việt Nam - Nhật Bản “hướng tới tương lai, vươn tầm thế giới”.

Nhắc lại cách đây 50 năm, ngày 21/9/1973, Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoai giao, Thủ tướng cho rằng từ đó tới nay, trải qua nhiều thăng trầm, thay đổi của tình hình thế giới, khu vực và của mỗi nước, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước không ngừng được củng cố và phát triển trên nhiều lĩnh vực.

Đặc biệt, hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư luôn được đặc biệt chú trọng, đẩy mạnh toàn diện. Hai bên đã xây dựng nhiều khuôn khổ pháp lý quan trọng cho quan hệ song phương; đồng thời cùng là thành viên của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

“Đây chính là những hành lang quan trọng thúc đẩy quan hệ thương mại đầu tư giữa hai nước trên tinh thần hai bên cùng có lợi, bổ trợ lẫn nhau”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Về Hợp tác phát triển (ODA), sau hơn 30 năm, Nhật Bản trở thành quốc gia viện trợ ODA hàng đầu của Việt Nam với trên 2.700 tỷ Yên vốn vay, gần 100 tỷ Yên viện trợ không hoàn lại và 180 tỷ Yên hỗ trợ cho hợp tác kỹ thuật; góp phần quan trọng trong việc phát triển các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững; hỗ trợ chuyển giao công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam...

Về đầu tư, đến nay Nhật Bản có hơn 5 nghìn dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư gần 70 tỷ USD, đứng thứ 3/141 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Và Việt Nam có 104 dự án đầu tư sang Nhật Bản với vốn đầu tư đăng ký đạt 19,2 triệu USD, đứng thứ 36 trong tổng số 79 quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

Về thương mại, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước năm 2022 đạt gần 50 tỷ USD, đưa Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam; trong đó: Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản đạt gần 25 tỷ USD, nhập khẩu đạt gần 24 tỷ USD.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đại diện các bộ ngành trao đổi với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN) .
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đại diện các bộ ngành trao đổi với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN) .

Bên cạnh đó, Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản, cơ chế hợp tác đặc biệt giữa hai Chính phủ, qua 20 năm thực hiện với 8 giai đoạn, đã đem lại nhiều kết quả tích cực trong cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam để thu hút các nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng.

“Chúng tôi đánh giá cao sự quyết tâm, nghiêm túc, hiệu quả của các nhà đầu tư Nhật Bản khi hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Đồng thời, tôi cảm nhận được sự chia sẻ, tin tưởng và cam kết đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Chúng ta đến với nhau và cảm nhận được sự tin cậy, chân thành, đây là điều có ý nghĩa rất quyết định để hợp tác thành công; khi chúng ta chân thành và tin cậy lẫn nhau thì các khó khăn giải quyết dễ dàng hơn và hiệu quả cao hơn”, Thủ tướng chia sẻ.

LẤY NỘI LỰC LÀ CƠ BẢN, NGOẠI LỰC LÀ QUAN TRỌNG, ĐỘT PHÁ

Từ một nước trải qua nhiều năm chiến tranh và cấm vận, sau gần 40 năm đổi mới, mở cửa và hội nhập, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt 409 tỷ USD, GDP bình quân đầu người tăng 25 lần; thu nhập bình quân đầu người tăng đạt trên 4.100 USD. Đến nay, Việt Nam đã ký kết 15 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với trên 60 nước, vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường lớn nhất trên thế giới và ngày càng đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, các chuỗi cung ứng.

Theo Thủ tướng, Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển; Việt Nam không chọn bên mà chọn công lý và lẽ phải, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các nước. Với những vấn đề mang tính toàn cầu, toàn dân, cần cách tiếp cận đề cao chủ nghĩa đa phương, đoàn kết quốc tế, dựa trên luật lệ.

Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam quyết tâm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả; lấy nội lực với 3 thành tố chính là con người, thiên nhiên, truyền thống lịch sử-văn hóa là cơ bản, chiến lược, quyết định, lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá.

Ông Ichikawa Hideo, Cố vấn Tập đoàn Resonac Holdings, Đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật Việt, chia sẻ tại Hội thảo Kinh tế cấp cao.
Ông Ichikawa Hideo, Cố vấn Tập đoàn Resonac Holdings, Đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật Việt, chia sẻ tại Hội thảo Kinh tế cấp cao.

Theo đó, Việt Nam đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN (tuân thủ quy luật thị trường, cạnh tranh, cung cầu nhưng có sự can thiệp của Nhà nước khi cần thiết); nhà nước pháp quyền XHCN; và nền dân chủ XHCN.

“Quan điểm xuyên suốt là lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực, là nguồn lực phát triển, không hy sinh tiến bộ và công bằng, an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần”, Thủ tướng khẳng định.

Cùng tán thành yếu tố chân thành, tin cậy hướng tới tương lại, ông Ichkawa Hideo, Cố vấn Tập đoàn Resonac Holdings, đồng Chủ tịch Ủy ban kinh tế Nhật – Việt cho biết, Việt Nam từ năm 1986 đổi mới đã tích cực phát triển kinh tế thị trường, mở rộng hạ tầng. Đến nay, Việt Nam đã là một quốc gia có tình hình chính trị - xã hội ổn định, là thị trường hấp dẫn đầu tư Nhật Bản hàng đầu thế giới với nhiều lĩnh vực khác nhau.

“Thông qua các hoạt động, Nhật Bản đã có nhiều hợp tác phát triển nền công nghiệp phụ trợ, phát triển nhân lực, đề xuất xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi hơn nữa ở Việt Nam. Kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao sẽ là bước ngoặt mở ra nhiều triển vọng hợp tác, khám phá những tiềm năng mới giữa hai nước”, ông Ichkawa Hideo nhấn mạnh.

KÊNH ĐỐI THOẠI HIỆU QUẢ NHẰM CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ

Cảm ơn sự đồng hành của các đối tác Nhật Bản trong việc thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản trong 20 năm qua, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trải qua 8 giai đoạn của Sáng kiến chung, 497/594 hạng mục đã hoàn thành tốt và đúng tiến độ, chiếm 84% tổng số hạng mục hai bên thực hiện.

“Theo đó, Sáng kiến chung là một trong những kênh đối thoại hiệu quả, góp phần tích cực vào cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Từ đó tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Nhật Bản yên tâm đầu tư và mở rộng đầu tư  tại Việt Nam”, Bộ trưởng nhận định.

Để phát huy hơn nữa vai trò của Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản, Bộ trưởng đề xuất bốn giải pháp.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản tham gia sâu hơn vào quá trình tham mưu, đề xuất xây dựng chính sách của Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản tham gia sâu hơn vào quá trình tham mưu, đề xuất xây dựng chính sách của Việt Nam.

Một là,  mong muốn có cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản có tiềm năng và phù hợp với các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ Việt N như khoa học và công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế trí thức.

Hai là, thông qua Sáng kiến chung, doanh nghiệp Nhật Bản tham gia sâu hơn vào quá trình tham mưu, đề xuất việc xây dựng chính sách của Việt Nam, tập trung vào các nhóm vấn đề chuyển giao công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo....

Ba là, trong các giai đoạn triển khai Sáng kiến chung sắp tới, phía Nhật Bản cần có giải pháp cụ thể hơn nữa và bổ sung nguồn lực để tăng cường kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực và sức cạnh tranh, tham gia sâu vào chuỗi giá trị, gia tăng hiệu quả hợp tác đầu tư thông qua các đề án, chương trình cụ thể.

“Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị xây dựng Chương trình doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vào 3 lĩnh vực chuyển đổi số, phát triển công nghiệp hỗ trợ và đào tạo nhân lực”, Bộ trưởng đề xuất.

Bốn là, các nhóm công tác phía Nhật Bản phối hợp với các bộ ngành liên quan của Việt Nam và các địa phương nghiên cứu triển khai, có thể thông qua việc đề nghị Chính phủ Nhật Bản đưa ra các gói hỗ trợ phù hợp (gói viện trợ không hoàn lại) để có chương trình hành động và đề án cụ thể nhằm hiện thực hóa các ý tưởng và kế hoạch đề ra.

 

Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản được khởi xướng từ tháng 4 năm 2003. Trải qua 20 năm thực hiện, Sáng kiến chung được cộng đồng các nhà đầu tư Nhật Bản đánh giá cao đồng thời cũng được đánh giá là Diễn đàn có hiệu quả nhất trong số các diễn đàn đối thoại, hợp tác của Chính phủ Việt Nam.

Qua 8 giai đoạn thực hiện Sáng kiến chung, 497/594 (84%) tiểu hạng mục trong Kế hoạch hành động được triển khai tốt và đúng tiến độ. 

Giai đoạn 8 Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản đã được thực hiện trong 17 tháng từ ngày 21/10/2021 đến ngày 07/3/2023.

Kế hoạch hành động giai đoạn 8 bao gồm 11 nhóm vấn đề gồm: (1) đẩy mạnh việc áp dụng án lệ, hệ thống tổ chức thi hành án dân sự, cạnh tranh công bằng, tự do;(2) Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp; (3) Cải thiện các vấn đề về môi trường lao động; (4) Luật PPP; (5) Cải cách doanh nghiệp nhà nước và thị trường chứng khoán; (6) Phương thức thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra cơ cấu nguồn điện tốt nhất tại Việt Nam; (7) Hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật về lắp đặt đường ống dẫn khí đốt thiên nhiên; (8) Các vấn đề liên quan đến đất đai; (9) Công nghiệp hỗ trợ; (10) Đổi mới sáng tạo; (11) Phát triển nguồn nhân lực kỹ năng nghề cao.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con