Thủ tướng nêu 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để Đông Nam Bộ phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Tiến Dũng
Chia sẻ

Sáng 5/5, tại tỉnh Tây Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng, với nội dung trọng tâm là tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành một ngày trước đó...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại hội nghị - Ảnh: VGP
Thủ tướng Phạm Minh Chính tại hội nghị - Ảnh: VGP

Tại hội nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố Quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch) vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Các đại biểu thảo luận các báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về triển khai Quy hoạch; sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế xã hội vùng Đông Nam Bộ và chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị; tình hình triển khai các hoạt động của Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ; các chính sách đặc thù phát triển vùng Đông Nam Bộ.

Hội nghị cũng thảo luận về Báo cáo của UBND TP.HCM về đề xuất các cơ chế chính sách triển khai dự án Vành đai 4 TP.HCM, về tình hình triển khai dự án cao tốc TP.HCM-Mộc Bài; Báo cáo của Bộ Giao thông vận tải về giao thông kết nối vùng Đông Nam Bộ, tuyến đường Vành đai 4 TP.HCM, cao tốc Chơn Thành-Gia Nghĩa.

5 ĐIỂM "ĐƯỢC" NỔI BẬT

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính trước hết khái quát 5 điểm được nổi bật trong kết quả thực hiện Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị và hoạt động của Hội đồng vùng 1 năm qua.

Thứ nhất, việc tổ chức thực hiện và việc hoàn thiện thể chế được tiến hành nhanh chóng với tư duy, phương pháp luận và cách tiếp cận mới, đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện là mang lại hiệu quả cụ thể. Hội đồng vùng đã được thành lập, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ chức 3 hội nghị giao ban với các chủ đề trúng, đúng.

Về việc hoàn thiện cơ sở pháp lý, Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM gồm nhiều cơ chế, chính sách mới mang tính đột phá, vượt trội, lần đầu tiên được áp dụng tạo điều kiện để Thành phố phát triển mạnh mẽ; Nghị quyết số 106/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ, trong đó gồm các công trình đường bộ quan trọng của Vùng được áp dụng.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 23/11/2022 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị.

Cùng với đó, Chính phủ đã trình Quốc hội phê duyệt Quy hoạch tổng thể quốc gia. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 6/6 quy hoạch vùng và đang phấn đấu tới 30/6 này sẽ hoàn thành phê duyệt tất cả các quy hoạch tỉnh, thành phố (hiện đã được khoảng 50%).

Toàn cảnh hội nghị - Ảnh: VGP
Toàn cảnh hội nghị - Ảnh: VGP

Thứ hai, các số liệu thống kê "cân đong đo đếm được" về phát triển kinh tế-xã hội cho thấy vùng Đông Nam Bộ có diện tích nhỏ (dân số chiếm 7,1% và dân số chiếm 18,9%) nhưng đóng góp lớn, quan trọng cho cả nước, nhất là về các động lực tăng trưởng truyền thống.

Thứ ba, kết quả cụ thể, nhìn thấy rất rõ về phát triển hạ tầng, như tiến độ xây dựng sân bay Long Thành, xây dựng nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, đường Vành đai 3 TP.HCM, các tuyến cao tốc; việc thúc đẩy các dự án, như Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM, Trung tâm thương mại tự do tại Bà Rịa-Vũng Tàu (khu Cái Mép-Thị Vải)…

Thứ tư, các đồng chí bí thư, chủ tịch, cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp các tỉnh, thành phố trong vùng đã nỗ lực, làm hết trách nhiệm của mình với nhân dân, quê hương và đất nước.

Thứ năm, tất cả các tỉnh, thành phố trong vùng có tinh thần, động lực, khát vọng phát triển rất cao với sự chủ động, tích cực triển khai các nhiệm vụ.

"5 điểm nói trên cho thấy khí thế mới, cách làm mới, tư duy, phương pháp luận mới và cách tổ chức thực hiện mới", Thủ tướng. "Tuy nhiên, vùng vẫn còn nhiều điểm nghẽn, hạn chế, bất cập cần giải quyết".

Thủ tướng cho rằng việc phát triển của vùng so với tiềm năng và mong muốn thì còn phải cố gắng hơn. Việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang nhanh và bền vững chưa nhanh. Phát triển văn hóa, công nghiệp văn hóa chưa tương xứng với truyền thống lịch sử-văn hóa hào hùng của vùng "Thành đồng Tổ quốc". Hạ tầng liên kết giữa nội vùng và các vùng khác còn hạn chế. Ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, ngập úng vẫn là vấn đề lớn. Việc hỗ trợ lẫn nhau giữa các địa phương còn vướng Luật Ngân sách, cần phải tư duy bứt phá để tháo gỡ.

6 NHÓM NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

Định hướng thời gian tới, Thủ tướng chỉ rõ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, mà trước hết là Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan khẩn trương xây dựng Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng.

Thứ hai, tập trung cơ cấu lại các ngành kinh tế theo hướng hiện đại, ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực có thế mạnh, phát triển công nghiệp theo chiều sâu, phát triển nhanh các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, thế mạnh của vùng (thương mại điện tử, trung tâm logistics tầm cỡ khu vực, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ…) và Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM.

Thứ ba, ưu tiên đầu tư các dự án động lực, trọng điểm có tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế-xã hội có tính lan tỏa lớn, có tính kết nối quốc tế, liên vùng và hướng biển, ngoài các dự án đã triển khai là các dự án hạ tầng giao thông mới như cao tốc Gia Nghĩa-Chơn Thành, TP.HCM-Thủ Dầu Một-Chơn Thành, hạ tầng đường sắt, đường thủy…

Thứ tư, tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực, thu hút nhân tài, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, đặc biệt là nhân lực bán dẫn, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ. Chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, con người, nâng cao chất lượng cuộc sống, môi trường sống lành mạnh cho người dân.

Thứ năm, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, chuẩn bị tốt các dự án trọng điểm, quan trọng để mời gọi các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư chiến lược.

Thứ sáu, đẩy mạnh các hoạt động điều phối vùng, triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù tại Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết số 106/2023/QH15 của Quốc hội và các cơ chế, chính sách khác đã được Trung ương ban hành; các hoạt động liên kết phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế-xã hội, liên kết các chuỗi đô thị, chuỗi cung ứng, logistic, dịch vụ chất lượng cao.

Thủ tướng lưu ý làm tốt hơn nữa công tác thông tin, truyền thông về việc phát triển vùng, Quy hoạch với tinh thần "Dân biết - Dân bàn - Dân làm – Dân kiểm tra – Dân giám sát - Dân thụ hưởng".

"Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan chủ động hơn, mạnh mẽ hơn, tích cực hơn nữa trong nghiên cứu, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp mang tính đột phá để triển khai Quy hoạch và các nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ", Thủ tướng nhấn mạnh.

THÚC ĐẨY TIẾN ĐỘ CÁC DỰ ÁN HẠ TẦNG CHIẾN LƯỢC

Về các dự án cụ thể, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp tục chỉ đạo giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành trong quá trình xây dựng, hình thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại TP.HCM.

Về Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, cơ sở chính trị, pháp lý đã có, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo, Bộ Giao thông vận tải khẩn trương hoàn thiện thủ tục bổ sung vào quy hoạch cảng biển trong vòng 10 ngày.

Thủ tướng trao quyết định quy hoạch cho các địa phương - Ảnh: VGP
Thủ tướng trao quyết định quy hoạch cho các địa phương - Ảnh: VGP

Về dự án cao tốc TP.HCM-Mộc Bài, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đảm bảo dự án đủ điều kiện để Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương dự án, hoàn thành trước ngày 15/5.

Về dự án cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông)-Chơn Thành (Bình Phước), Chính phủ đã có Tờ trình Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội trong quá trình thẩm tra, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.

Về đường Vành đai 4 TP.HCM, Thủ tướng cơ ban đồng tình với các đề xuất của UBND TP.HCM, giao UBND TP.HCM hoàn thiện báo cáo, sớm trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tìm phương án cân đối nguồn vốn, tinh thần là huy động cả vốn Trung ương và địa phương, nghiên cứu hợp tác công tư, phát hành trái phiếu Chính phủ…

Thủ tướng yêu cầu cơ bản hoàn thành dự án sân bay Long Thành trong năm 2025, khánh thành Nnhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất vào dịp 30/4/2025; đẩy nhanh tiến độ một số dự án cao tốc, nhất là tuyến TP.HCM-Biên Hòa-Vũng Tàu.

Kết thúc hội nghị, Thủ tướng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu, tổng hợp đầy đủ các ý kiến, dự thảo Kết luận của Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thực hiện Quy hoạch, trong đó xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp gắn với cơ quan chủ trì và thời hạn hoàn thành phân công cụ thể các Phó Thủ tướng, các bộ trưởng, địa phương, với quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, đưa vùng Đông Nam Bộ - Thành đồng Tổ quốc trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước tiếp tục phát huy vai trò "Thành đồng Tổ quốc" trong phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ mới.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con