Thủ tướng nói gì về nghi án nhận hối lộ từ JTC?
“Đối với nghi án hối lộ từ JTC, chúng ta phải hết sức thận trọng, trước hết là phải tin người của mình đã”
“Đối với nghi án hối lộ từ JTC, chúng ta phải hết sức thận trọng, trước hết là phải tin người của mình đã. Pháp luật Việt Nam trước hết phải bảo vệ người Việt Nam. Khi nào bảo vệ hết nổi, tức là sai phạm đã rõ, khi đó sẽ tính đến xử lý nghiêm minh”.
Chỉ đạo nói trên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liên quan đến nghi án nhận hối lộ của quan chức ngành đường sắt từ Tập đoàn Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC), được Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên truyền đạt tại buổi họp báo Chính phủ, chiều tối 1/4.
Bộ trưởng Nên cho biết, những ngày gần đây, công luận nói rất nhiều về nghi án nhận hối lộ từ JTC, tuy nhiên đây mới chỉ là nguồn tin, chưa biết thực hư như thế nào. Mặc dù vậy, Thủ tướng đã chỉ đạo cần kịp thời phối hợp với phía Nhật Bản để xử lý nghiêm, nếu vụ việc có thực.
“Trước thông tin báo chí nêu, đã có hai phó thủ tướng chỉ đạo trực tiếp với các bộ, ngành. Trong cuộc gặp mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định với Thủ tướng Nhật Bản: “Chúng ta hãy phối hợp chặt chẽ, điều tra thận trọng, xử lý nghiêm minh. Nếu điều đó là có thật thì phải rút kinh nghiệm liền, để ngăn chặn những gì có thể xảy ra sau này”, Bộ trưởng Nên cho biết.
“Điều đó nói lên quyết tâm của Việt Nam, dù chưa rõ thực hư vụ việc thế nào”, Bộ trưởng Nên nói.
Theo người phát ngôn Chính phủ, hiện các cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ của Việt Nam cũng đã vào cuộc. Trước đó, một thứ trưởng của Bộ Giao thông Vận tải đã trực tiếp sang Nhật để nắm thông tin. Chính phủ Nhật cũng đã chỉ đạo các cơ quan vào cuộc điều tra.
Tuy nhiên, theo ông Nên: “Thông tin đến giờ này chưa có gì mới, chưa có động thái gì vì chưa biết kết quả như thế nào. Thủ tướng đã chỉ đạo hết sức thận trọng nhưng cũng phải kiểm tra quyết liệt, có trách nhiệm, đảm bảo theo quy định của pháp luật”.
Ngoài ra, theo Bộ trưởng Nên, đồng vốn ODA vào Việt Nam thường qua hai cách, một là theo cách thông thường, nhưng cũng có những dự án theo phương thức STEP (vốn ưu đãi đặc biệt).
Dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội đang dính nghi án hối lộ được thực hiện theo phương thức STEP, do đó có một quy định đặc biệt là chỉ nhà thầu Nhật mới tham gia được. Nhưng qua tìm hiểu, lúc đầu dự án có nhiều nhà thầu tham gia, nhưng sau đó chỉ còn lại một nhà thầu. Điều này cũng làm mất tính cạnh tranh.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng nhấn mạnh, phải lấy pháp luật của chúng ta để làm quy trình điều tra, làm đúng, làm đủ, thận trọng, khách quan và không được sĩ diện.
“Người đưa hối lộ là người Nhật, rồi nêu thông tin cũng là từ Nhật, nên câu chuyện này rất dài. Hiện vẫn đang trong quá trình điều tra, nhưng chúng ta làm đầy đủ, quyết liệt, rồi sau đó ra cái gì sẽ xử lý tiếp”, Bộ trưởng Nên kết luận.
Chỉ đạo nói trên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liên quan đến nghi án nhận hối lộ của quan chức ngành đường sắt từ Tập đoàn Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC), được Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên truyền đạt tại buổi họp báo Chính phủ, chiều tối 1/4.
Bộ trưởng Nên cho biết, những ngày gần đây, công luận nói rất nhiều về nghi án nhận hối lộ từ JTC, tuy nhiên đây mới chỉ là nguồn tin, chưa biết thực hư như thế nào. Mặc dù vậy, Thủ tướng đã chỉ đạo cần kịp thời phối hợp với phía Nhật Bản để xử lý nghiêm, nếu vụ việc có thực.
“Trước thông tin báo chí nêu, đã có hai phó thủ tướng chỉ đạo trực tiếp với các bộ, ngành. Trong cuộc gặp mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định với Thủ tướng Nhật Bản: “Chúng ta hãy phối hợp chặt chẽ, điều tra thận trọng, xử lý nghiêm minh. Nếu điều đó là có thật thì phải rút kinh nghiệm liền, để ngăn chặn những gì có thể xảy ra sau này”, Bộ trưởng Nên cho biết.
“Điều đó nói lên quyết tâm của Việt Nam, dù chưa rõ thực hư vụ việc thế nào”, Bộ trưởng Nên nói.
Theo người phát ngôn Chính phủ, hiện các cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ của Việt Nam cũng đã vào cuộc. Trước đó, một thứ trưởng của Bộ Giao thông Vận tải đã trực tiếp sang Nhật để nắm thông tin. Chính phủ Nhật cũng đã chỉ đạo các cơ quan vào cuộc điều tra.
Tuy nhiên, theo ông Nên: “Thông tin đến giờ này chưa có gì mới, chưa có động thái gì vì chưa biết kết quả như thế nào. Thủ tướng đã chỉ đạo hết sức thận trọng nhưng cũng phải kiểm tra quyết liệt, có trách nhiệm, đảm bảo theo quy định của pháp luật”.
Ngoài ra, theo Bộ trưởng Nên, đồng vốn ODA vào Việt Nam thường qua hai cách, một là theo cách thông thường, nhưng cũng có những dự án theo phương thức STEP (vốn ưu đãi đặc biệt).
Dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội đang dính nghi án hối lộ được thực hiện theo phương thức STEP, do đó có một quy định đặc biệt là chỉ nhà thầu Nhật mới tham gia được. Nhưng qua tìm hiểu, lúc đầu dự án có nhiều nhà thầu tham gia, nhưng sau đó chỉ còn lại một nhà thầu. Điều này cũng làm mất tính cạnh tranh.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng nhấn mạnh, phải lấy pháp luật của chúng ta để làm quy trình điều tra, làm đúng, làm đủ, thận trọng, khách quan và không được sĩ diện.
“Người đưa hối lộ là người Nhật, rồi nêu thông tin cũng là từ Nhật, nên câu chuyện này rất dài. Hiện vẫn đang trong quá trình điều tra, nhưng chúng ta làm đầy đủ, quyết liệt, rồi sau đó ra cái gì sẽ xử lý tiếp”, Bộ trưởng Nên kết luận.