Thủy sản chật vật vì khủng hoảng tài chính
Một phần vì khủng hoảng tài chính, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu thủy sản 4,2 tỷ USD năm nay khó thành hiện thực
Theo kế hoạch năm 2008, do Bộ Công Thương đề ra hồi đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản cả nước năm nay là 4,2 tỷ USD. Tuy nhiên, theo nhận định của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản thì kế hoạch này xem ra khó thực hiện.
Có nhiều nguyên nhân, trong đó, sự khủng hoảng của nền kinh tế thế giới mặc dù chỉ tác động gián tiếp nhưng gây ra hậu quả khá lớn đến ngành xuất khẩu thủy sản trong nước.
Nhiều đơn hàng của Việt Nam bị cắt
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra mục tiêu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt xấp xỉ 14 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2007, trong đó mặt hàng thủy sản là 4,52 tỷ USD (tăng 19,2%).
Theo số liệu hải quan, trong 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản của cả nước là trên 930 ngàn tấn, trị giá 3,35 tỷ USD. Tính theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì còn 1,17 tỷ USD, còn theo Bộ Công Thương thì còn 850 triệu USD, chỉ còn 2 tháng là hết năm, liệu kế hoạch xuất khẩu thuỷ sản năm 2008 có hoàn thành?
Mỹ là thị trường nhập khẩu thủy sản rất lớn, kim ngạch nhập khẩu thủy sản của nước này lên đến 12 tỷ USD/năm. Hàng năm thị trường Mỹ chiếm 15% tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của thế giới, do vậy ngành thủy sản Việt Nam đặt mục tiêu đạt 850 triệu USD giá trị xuất khẩu sang Mỹ năm 2008, chiếm khoảng 7% tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Mỹ.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, khủng hoảng của nền tài chính Mỹ đã ảnh hưởng rất lớn đến giá trị xuất khẩu thủy sản của thế giới, trong đó có Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Kình, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Cafatex Hậu Giang cho biết, trong năm 2008, vào những tháng vừa qua, cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ đã lan rộng ra toàn cầu, làm ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng và sức nhập khẩu của các nhà nhập khẩu Mỹ đối với nhiều mặt hàng, trong đó có mặt hàng thủy sản.
Ông Kình cho biết, thủy sản Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ mỗi năm đạt kim ngạch trên 500 triệu USD. Năm 2008, chúng ta mong muốn đẩy con số này lên cao hơn, tuy nhiên, do tình hình khủng hoảng ở Mỹ diễn biến phức tạp nên sức mua của người dân Mỹ đang giảm, và tiền vốn của nhà nhập khẩu cạn dần.
Khó khăn này đã khiến giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đang bị hạ và sản lượng cũng sụt giảm đáng kể, không chỉ trong những tháng cuối năm 2008 mà cả năm 2009.
Còn theo nhận định của ông Lê Văn Quang, Phó chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Tổng giám đốc Công ty hải sản Minh Phú, Cà Mau, những khó khăn mà các nhà nhập khẩu thủy sản Mỹ đang gặp phải hiện nay là do các ngân hàng Mỹ đang thắt chặt tín dụng, ngân hàng không cho nhà nhập khẩu Mỹ vay tiền nên khả năng thanh toán của họ rất yếu, họ phải chờ bán được hàng mới có tiền trả cho các nhà xuất khẩu trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy mà sức mua trên thị trường thế giới đang giảm sút rất đáng kể.
Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã lan rộng sang các nước EU, khách hàng của Công ty Minh Phú từ châu Âu đã điện thoại cho hay, do sự rút tiền hàng loạt của các nhà đầu tư Mỹ khiến cho đồng Bảng Anh bị mất giá, và nhà nhập khẩu đã bị lỗ rất nặng, họ đang cần sự trợ giúp của các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Trước tình hình trên, sức mua hàng thủy hải, sản của thế giới đang sụt giảm rất lớn. Do vậy, có những đơn hàng nhà nhập khẩu châu Âu đã ký kết xong rồi nhưng họ đã cắt không tiếp tục mua nữa, gây khó khăn cho những chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Khó từ “trong ra ngoài”
Từ sau khi Chính phủ Việt Nam có chủ trương thắt chặt tín dụng, những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp rất nhiều khó khăn.
Một là tiền vốn để thu mua chế biến bị giảm xuống đột ngột. Hai là lãi suất phải trả cho ngân hàng quá cao, hiệu quả kinh doanh không còn cao như trước, từ đó làm cho “sức khỏe” của những doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói riêng đã yếu hơn nhiều so với những năm trước đây.
Trong khi nội tại đang gặp khó khăn, thì ngành xuất khẩu Việt Nam lại bị thêm tác động bên ngoài từ những nước nhập khẩu, không chỉ có thị trường Mỹ, mà cả Nhật Bản, EU... và các nước nhập khẩu khác đang nhập khẩu thủy sản của Việt Nam cũng đang gặp khó khăn về vốn, do họ đang bị thắt chặt tín dụng cùng những biến động không lường trước.
Hàng thủy sản của Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu, trong khi những khó khăn bên trong chưa giải quyết được, nay lại thêm khó khăn từ bên ngoài. Khi những khó khăn “trong và ngoài” gặp nhau, thì từ nay đến cuối năm những doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ khá bế tắc.
Vẫn theo ông Quang, nguy cơ khách hàng hủy bỏ hợp đồng với doanh nghiệp xuất khẩu là rất lớn, trong khi đó tình trạng kẹt cảng, kẹt container lại đang xảy ra rất nghiêm trọng đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ giao hàng của doanh nghiệp, Công ty Minh Phú xuất khẩu 10 container/ngày, nhưng do không có container, không có cảng nên chỉ xuất được 5-7 container/ngày, nên có một số hợp đồng đã ký đến hạn giao hàng mà không giao hàng được, vừa qua có những hợp đồng giao hàng trễ 1-2 ngày đã bị khách hàng hủy hợp đồng.
Hiện nay, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ, châu Âu đang giảm sút mạnh. Bên cạnh đó thị trường Australia đang bị Chính phủ nước này cho kiểm tra 2 con virus đốm trắng và đầu vàng trên tôm cho nên hàng thủy sản Việt Nam không thể đi vào Úc, lợi dụng tình hình này Nhật Bản đang ép giá tôm của Việt Nam. Cách đây khoảng 10 ngày giá tôm loại 16-20 có giá 10-10,2 USD/kg, đến hôm nay chào bán chỉ còn 9,6 USD/kg.
Mặc dù xuất khẩu thủy sản nói riêng và ngành xuất khẩu cả nước nói chung đang gặp nhiều khó khăn, nhưng theo các doanh nghiệp xuất khẩu thì họ vẫn rất cần bình tĩnh xem xét, tìm cách giải quyết những ách tắc, để khai thông cho ngành xuất khẩu thủy sản trong nước.
Có nhiều nguyên nhân, trong đó, sự khủng hoảng của nền kinh tế thế giới mặc dù chỉ tác động gián tiếp nhưng gây ra hậu quả khá lớn đến ngành xuất khẩu thủy sản trong nước.
Nhiều đơn hàng của Việt Nam bị cắt
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra mục tiêu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt xấp xỉ 14 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2007, trong đó mặt hàng thủy sản là 4,52 tỷ USD (tăng 19,2%).
Theo số liệu hải quan, trong 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản của cả nước là trên 930 ngàn tấn, trị giá 3,35 tỷ USD. Tính theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì còn 1,17 tỷ USD, còn theo Bộ Công Thương thì còn 850 triệu USD, chỉ còn 2 tháng là hết năm, liệu kế hoạch xuất khẩu thuỷ sản năm 2008 có hoàn thành?
Mỹ là thị trường nhập khẩu thủy sản rất lớn, kim ngạch nhập khẩu thủy sản của nước này lên đến 12 tỷ USD/năm. Hàng năm thị trường Mỹ chiếm 15% tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của thế giới, do vậy ngành thủy sản Việt Nam đặt mục tiêu đạt 850 triệu USD giá trị xuất khẩu sang Mỹ năm 2008, chiếm khoảng 7% tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Mỹ.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, khủng hoảng của nền tài chính Mỹ đã ảnh hưởng rất lớn đến giá trị xuất khẩu thủy sản của thế giới, trong đó có Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Kình, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Cafatex Hậu Giang cho biết, trong năm 2008, vào những tháng vừa qua, cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ đã lan rộng ra toàn cầu, làm ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng và sức nhập khẩu của các nhà nhập khẩu Mỹ đối với nhiều mặt hàng, trong đó có mặt hàng thủy sản.
Ông Kình cho biết, thủy sản Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ mỗi năm đạt kim ngạch trên 500 triệu USD. Năm 2008, chúng ta mong muốn đẩy con số này lên cao hơn, tuy nhiên, do tình hình khủng hoảng ở Mỹ diễn biến phức tạp nên sức mua của người dân Mỹ đang giảm, và tiền vốn của nhà nhập khẩu cạn dần.
Khó khăn này đã khiến giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đang bị hạ và sản lượng cũng sụt giảm đáng kể, không chỉ trong những tháng cuối năm 2008 mà cả năm 2009.
Còn theo nhận định của ông Lê Văn Quang, Phó chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Tổng giám đốc Công ty hải sản Minh Phú, Cà Mau, những khó khăn mà các nhà nhập khẩu thủy sản Mỹ đang gặp phải hiện nay là do các ngân hàng Mỹ đang thắt chặt tín dụng, ngân hàng không cho nhà nhập khẩu Mỹ vay tiền nên khả năng thanh toán của họ rất yếu, họ phải chờ bán được hàng mới có tiền trả cho các nhà xuất khẩu trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy mà sức mua trên thị trường thế giới đang giảm sút rất đáng kể.
Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã lan rộng sang các nước EU, khách hàng của Công ty Minh Phú từ châu Âu đã điện thoại cho hay, do sự rút tiền hàng loạt của các nhà đầu tư Mỹ khiến cho đồng Bảng Anh bị mất giá, và nhà nhập khẩu đã bị lỗ rất nặng, họ đang cần sự trợ giúp của các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Trước tình hình trên, sức mua hàng thủy hải, sản của thế giới đang sụt giảm rất lớn. Do vậy, có những đơn hàng nhà nhập khẩu châu Âu đã ký kết xong rồi nhưng họ đã cắt không tiếp tục mua nữa, gây khó khăn cho những chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Khó từ “trong ra ngoài”
Từ sau khi Chính phủ Việt Nam có chủ trương thắt chặt tín dụng, những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp rất nhiều khó khăn.
Một là tiền vốn để thu mua chế biến bị giảm xuống đột ngột. Hai là lãi suất phải trả cho ngân hàng quá cao, hiệu quả kinh doanh không còn cao như trước, từ đó làm cho “sức khỏe” của những doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói riêng đã yếu hơn nhiều so với những năm trước đây.
Trong khi nội tại đang gặp khó khăn, thì ngành xuất khẩu Việt Nam lại bị thêm tác động bên ngoài từ những nước nhập khẩu, không chỉ có thị trường Mỹ, mà cả Nhật Bản, EU... và các nước nhập khẩu khác đang nhập khẩu thủy sản của Việt Nam cũng đang gặp khó khăn về vốn, do họ đang bị thắt chặt tín dụng cùng những biến động không lường trước.
Hàng thủy sản của Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu, trong khi những khó khăn bên trong chưa giải quyết được, nay lại thêm khó khăn từ bên ngoài. Khi những khó khăn “trong và ngoài” gặp nhau, thì từ nay đến cuối năm những doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ khá bế tắc.
Vẫn theo ông Quang, nguy cơ khách hàng hủy bỏ hợp đồng với doanh nghiệp xuất khẩu là rất lớn, trong khi đó tình trạng kẹt cảng, kẹt container lại đang xảy ra rất nghiêm trọng đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ giao hàng của doanh nghiệp, Công ty Minh Phú xuất khẩu 10 container/ngày, nhưng do không có container, không có cảng nên chỉ xuất được 5-7 container/ngày, nên có một số hợp đồng đã ký đến hạn giao hàng mà không giao hàng được, vừa qua có những hợp đồng giao hàng trễ 1-2 ngày đã bị khách hàng hủy hợp đồng.
Hiện nay, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ, châu Âu đang giảm sút mạnh. Bên cạnh đó thị trường Australia đang bị Chính phủ nước này cho kiểm tra 2 con virus đốm trắng và đầu vàng trên tôm cho nên hàng thủy sản Việt Nam không thể đi vào Úc, lợi dụng tình hình này Nhật Bản đang ép giá tôm của Việt Nam. Cách đây khoảng 10 ngày giá tôm loại 16-20 có giá 10-10,2 USD/kg, đến hôm nay chào bán chỉ còn 9,6 USD/kg.
Mặc dù xuất khẩu thủy sản nói riêng và ngành xuất khẩu cả nước nói chung đang gặp nhiều khó khăn, nhưng theo các doanh nghiệp xuất khẩu thì họ vẫn rất cần bình tĩnh xem xét, tìm cách giải quyết những ách tắc, để khai thông cho ngành xuất khẩu thủy sản trong nước.