Tiền rút mạnh khỏi blue-chips, VN-Index “cầm cự” quanh cản 1280

Kim Phong
Chia sẻ

Thị trường không có chuyển biến mới trong chiều nay, độ rộng vẫn tốt, nhưng giá không có tiến triển. Dòng tiền có tín hiệu chảy mạnh sang nhóm cổ phiếu midcap trong khi rút mạnh khỏi blue-chips...

VN-Index trồi sụt mạnh trong buổi chiều.
VN-Index trồi sụt mạnh trong buổi chiều.

Thị trường không có chuyển biến mới trong chiều nay, độ rộng vẫn tốt, nhưng giá không có tiến triển. Dòng tiền có tín hiệu chảy mạnh sang nhóm cổ phiếu midcap trong khi rút mạnh khỏi blue-chips.

Dĩ nhiên trong top thanh khoản cao nhất thị trường hôm nay vẫn có mặt một vài đại diện như VNM, VPB, khớp lệnh xấp xỉ 400 tỷ đồng trở lên và vượt trội so với đa số còn lại. Tuy vậy các cổ phiếu này không “cứu” được thanh khoản chung, đặc biệt là với rổ VN30.

VN30-Index chốt phiên chiều còn yếu hơn phiên sáng một chút, với độ rộng cũng hẹp hơn: 19 mã tăng/11 mã giảm trong khi phiên sáng là 21 mã tăng/8 mã giảm. Mặt bằng giá cổ phiếu trong rổ có lùi lại, khi 14/30 mã tụt giá so với phiên sáng, 11/30 mã nhích lên cao hơn. Cổ phiếu có thay đổi nhưng biên độ cực hẹp, với phía tăng, cao nhất là NVL cũng chỉ nhích lên 0,73% so với giá chốt buổi sáng. Phía giảm, tụt nhiều nhất là MWG cũng chỉ mất 0,7%.

Biên độ giá thay đổi giữa hai phiên là không đáng kể, cho thấy không thật sự bên nào chiếm được ưu thế. Ngay cả mã mạnh nhất như VNM cũng chỉ thay đổi một vài bước giá (+0,26%). Một trong những lý do là dòng tiền mua vào ở rổ VN30 quá tệ. Cả rổ chiều nay giao dịch chưa tới 1.571 tỷ đồng, mức thấp tệ hại nhất trong 20 phiên chiều trở lại đây. VNM, STB, SSI, HPG, VPB là những mã duy nhất khớp được trên trăm tỷ đồng buổi chiều và nhóm này chiếm hơn 44% giá trị giao dịch cả rổ.

Tổng thể nhóm VN30 hôm nay giảm giao dịch 13% so với hôm qua, chỉ đạt gần 3.861 tỷ đồng, thấp nhất 8 phiên. Trong khi đó Midcap tăng giao dịch 9%, Smallcap tăng gần 10%. Đặc biệt rổ Midcap chiếm tới 48% thanh khoản sàn HosE trong khi VN30 chỉ chiếm hơn 30%.

Dĩ nhiên không phải cổ phiếu Midcap nào cũng tăng giá tốt, nhưng hầu hết các mã nhận được dòng tiền vào mạnh đều có giá khả quan. GEX tăng 4,07% với giao dịch tới 563,8 tỷ đồng giữ ngôi đầu thị trường về thanh khoản. Đây là kỷ lục giao dịch của GEX trong gần 4 tháng và hôm nay thanh khoản cao gấp đôi mức bình quân 20 phiên. DGC tăng giá 3,6% với giao dịch 368,1 tỷ đồng; KBC tăng 0,81%, giao dịch 251,2 tỷ; PVD tăng 3,15%, giao dịch 240,4 tỷ; DCM tăng 5,41%, thanh khoản 203 tỷ; CII tăng 1,41%, thanh khoản 202,5 tỷ...

Nhiều cổ phiếu đầu cơ nhỏ và vừa bắt đầu nóng trở lại.
Nhiều cổ phiếu đầu cơ nhỏ và vừa bắt đầu nóng trở lại.

Trong nhóm 20 cổ phiếu thanh khoản nhất sàn HoSE thì chỉ có 8 mã thuộc rổ VN30, còn lại là Midcap. Chỉ số VN30-Index chốt phiên tăng 0,34% cũng là kém nhất trong các chỉ số nhóm vốn hóa. Hiện khả năng đi lên của VN-Index phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh dẫn dắt của một vài cổ phiếu trụ. VNM, VCB là hai mã mạnh nhất buổi sáng thì chiều nay gần như đứng im là nguyên nhân khiến thị trường không thể hiện được quán tính rõ ràng.

Việc dòng tiền rút dần khỏi các blue-chips sẽ là câu chuyện nổi lên trong các phiên tới. Về mặt điểm số, VN-Index leo lên quanh ngưỡng 1300 điểm rất cần sức mạnh của trụ. Nếu không có được dòng tiền tốt thì giai đoạn như nửa sau tháng 7 có thể lặp lại, thị trường vận động khó chịu và các cổ phiếu đầu cơ có triển vọng nổi lên. Thực tế là chiều nay các mã có tính đầu cơ cao lại tăng nổi bật so với mặt bằng chung: TSC, TTB, AGM, EVE, FIT... biến động mạnh và tăng rất nhanh.

Khối ngoại buổi chiều xả thêm hơn 537 tỷ đồng trong khi mua vào 473 tỷ đồng. Như vậy áp lực bán từ nhóm này có tăng lên nhẹ, nâng vị thế bán ròng cả phiên lên 161,8 tỷ đồng. DGC bị bán ròng mạnh nhất với gần 69 tỷ, nhóm SSI, HPG, KBC, CTG, VCB bị bán ròng quanh 30 tỷ đồng; VRE, KDH, VIC bị bán ròng quanh 20 tỷ. Phía mua VNM hút phần lớn mức mua ròng với 154,8 tỷ đồng. Tuy vậy điều này đồng nghĩa với khối ngoại chỉ mua ròng thêm hơn 57 tỷ riêng buổi chiều. Lực đẩy của vốn ngoại với VNM đã giảm đi đáng kể.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con