Trung Quốc tố Philippines “lôi kéo” nước khác vào biển Đông
Cáo buộc này của Bắc Kinh được đưa ra sau khi Nhật Bản tham gia vào một cuộc tập trận chung với Philippines
Quân đội Trung Quốc ngày 25/6 ám chỉ Philippines đang tìm cách “lôi kéo” các quốc gia khác vào tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và làm gia tăng căng thẳng khu vực.
Cáo buộc này của Bắc Kinh được đưa ra sau khi Nhật Bản tham gia vào một cuộc tập trận chung với Philippines trên biển Đông.
Theo hãng tin Reuters, giới chức Nhật Bản và Philippines nói rằng trong cuộc tập trận chung nói trên, một máy bay trinh sát của Nhật mang theo 3 binh sỹ Philippines đã bay lượn ở độ cao 1.524 mét phía trên bãi Cỏ Rong thuộc biển Đông. Đi cùng với máy bay Nhật là một máy bay tuần tra nhỏ hơn của Philippines.
Ngày 25/6, khi được hỏi về cuộc tập trận này, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun nói rằng hợp tác quân sự song phương giữa các quốc gia nên “mang lại lợi ích cho hòa bình và an ninh khu vực, thay vì làm ảnh hưởng đến lợi ích của các bên thứ ba”.
“Một số quốc gia nhất định đang lôi kéo các nước khác ngoài khu vực tham gia vào vấn đề biển Đông, mở một cuộc phô diễn sức mạnh lớn, cố tình làm gia tăng căng thẳng bầu không khí trong khu vực”, ông Yang đưa ra cáo buộc tại một cuộc họp báo, đồng thời tuyên bố rằng, “cách hành động như vậy sẽ không mang lại lợi ích cho tình hình trên biển Đông”.
Ngoài cuộc tập trận chung với Nhật trong tuần này, Philippines còn tổ chức một cuộc tập trận chung khác với Mỹ trên biển Đông, bắt đầu từ tuần trước.
Các hành động đơn phương và gây nhiều dư luận phản đối của Trung Quốc trên biển Đông lâu nay khiến Nhật lo ngại sẽ làm cản trở hoạt động hàng hải ở khu vực này, trong khi đây là tuyến đường biển mà một phần lớn hàng hóa thương mại của Nhật đi qua.
Ngoài ra, Nhật cũng có tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Tuy nhiên, Bắc Kinh và Tokyo đã dần phục hồi quan hệ từ sau cuộc gặp “phá băng” giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Bắc Kinh vào năm ngoái.
Theo phát ngôn viên Yang, từ tuần trước, Trung Quốc và Nhật Bản đã nối lại các cuộc thảo luận về thiết lập cơ chế liên lạc trên biển và trên không nhằm “giảm nguy cơ xảy ra sự cố va chạm và hiểu lầm giữa hai bên”.
Cáo buộc này của Bắc Kinh được đưa ra sau khi Nhật Bản tham gia vào một cuộc tập trận chung với Philippines trên biển Đông.
Theo hãng tin Reuters, giới chức Nhật Bản và Philippines nói rằng trong cuộc tập trận chung nói trên, một máy bay trinh sát của Nhật mang theo 3 binh sỹ Philippines đã bay lượn ở độ cao 1.524 mét phía trên bãi Cỏ Rong thuộc biển Đông. Đi cùng với máy bay Nhật là một máy bay tuần tra nhỏ hơn của Philippines.
Ngày 25/6, khi được hỏi về cuộc tập trận này, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun nói rằng hợp tác quân sự song phương giữa các quốc gia nên “mang lại lợi ích cho hòa bình và an ninh khu vực, thay vì làm ảnh hưởng đến lợi ích của các bên thứ ba”.
“Một số quốc gia nhất định đang lôi kéo các nước khác ngoài khu vực tham gia vào vấn đề biển Đông, mở một cuộc phô diễn sức mạnh lớn, cố tình làm gia tăng căng thẳng bầu không khí trong khu vực”, ông Yang đưa ra cáo buộc tại một cuộc họp báo, đồng thời tuyên bố rằng, “cách hành động như vậy sẽ không mang lại lợi ích cho tình hình trên biển Đông”.
Ngoài cuộc tập trận chung với Nhật trong tuần này, Philippines còn tổ chức một cuộc tập trận chung khác với Mỹ trên biển Đông, bắt đầu từ tuần trước.
Các hành động đơn phương và gây nhiều dư luận phản đối của Trung Quốc trên biển Đông lâu nay khiến Nhật lo ngại sẽ làm cản trở hoạt động hàng hải ở khu vực này, trong khi đây là tuyến đường biển mà một phần lớn hàng hóa thương mại của Nhật đi qua.
Ngoài ra, Nhật cũng có tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Tuy nhiên, Bắc Kinh và Tokyo đã dần phục hồi quan hệ từ sau cuộc gặp “phá băng” giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Bắc Kinh vào năm ngoái.
Theo phát ngôn viên Yang, từ tuần trước, Trung Quốc và Nhật Bản đã nối lại các cuộc thảo luận về thiết lập cơ chế liên lạc trên biển và trên không nhằm “giảm nguy cơ xảy ra sự cố va chạm và hiểu lầm giữa hai bên”.