Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC): Lợi nhuận “đổ đèo”, dòng tiền kinh doanh âm

Phan Linh
Chia sẻ

Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021. Theo đó, lợi nhuận sau thuế giảm tới 22,51% so với năm 2020, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm hơn 46 tỷ đồng...

Mặc dù chi phối thị phần vàng miếng với thương hiệu SJC nhưng hoạt động của công ty này không  hiệu quả.
Mặc dù chi phối thị phần vàng miếng với thương hiệu SJC nhưng hoạt động của công ty này không hiệu quả.

Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2021 của SJC nêu: Ban Tổng giám đốc đã thực hiện đánh giá về tác động tổng thể của tình hình đối với hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các ảnh hưởng về tài chính, bao gồm khả năng thu hồi nợ và nhận thấy dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn tới công ty.

Tuy nhiên, Tổng giám đốc không thể ước tính được một cách hợp lý các ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến báo cáo tài chính cho năm tài chính 2021.

LÃI MỎNG

Năm 2021, SJC đạt 17.689 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm gần 25% so với năm 2020 và chỉ nhỉnh hơn mức đáy năm 2014 (16.000 tỷ đồng).

Sau khi trừ đi giá vốn, lãi gộp của SJC ở mức 131,16 tỷ đồng, biên lãi gộp đạt 0,74%, giảm so với mức 1,1% của năm 2020. Biên lợi nhuận gộp của SJC là rất thấp nếu so với PNJ, doanh nghiệp kinh doanh vàng đang niêm yết trên sàn chứng khoán (thường ở mức 18%-19%).

Doanh thu cao nhưng lãi mỏng là tình trạng đã duy trì hàng chục năm ở SJC.  Từ năm 2012 đến nay, biên lãi gộp của SJC chỉ dao động quanh mức 0,7-0,8%. Nguyên nhân chính thường được chỉ ra là do SJC chủ yếu bán buôn vàng miếng chứ chưa phát triển mạnh mảng bán lẻ vàng trang sức như PNJ.

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán.
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán.

Báo cáo tài chính 2021 cho biết hiện nay SJC có 1 xí nghiệp sản xuất nữ trang và 17 cửa hàng kinh doanh nữ trang hạch toán phụ thuộc. Tuy nhiên, thuyết minh báo cáo tài chính không nêu rõ cơ cấu doanh thu của SJC có bao nhiêu đồng đến từ kinh doanh trang sức, bao nhiêu đến từ hoạt động kinh doanh vàng miếng?

Trong kỳ, SJC cũng ghi nhận hơn 6 tỷ đồng doanh thu tài chính, chủ yếu là lãi tiền gửi.

Về chi phí, năm 2021, SJC tiết giảm đáng kể chi phí bán hàng (52,83 tỷ đồng xuống còn 33,19 tỷ đồng) và chi phí quản lý doanh nghiệp (giảm hơn 34% từ 102,92 tỷ đồng xuống 67,71 tỷ đồng).

Sau khi khấu trừ các chi phí, lợi nhuận sau thuế năm 2021 của SJC đạt 56,4 tỷ đồng, giảm 22,51% so với mức 74,7 tỷ đồng năm 2020. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu là 2,82%.

DÒNG TIỀN KINH DOANH ÂM

Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản của SJC tăng nhẹ từ 1.649 tỷ đồng đầu năm lên 1.668 tỷ đồng khi kết thúc năm tài chính 2021. Trong đó, phần lớn tài sản nằm ở hàng tồn kho (1.166 tỷ đồng, chiếm 70,7%), đầu tư tài chính dài hạn 155,48 tỷ đồng.

Tại ngày 31/12/2021, SJC có 167,92 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, giảm đáng kể so với đầu năm (221,53 tỷ đồng).

Kết thúc năm 2021, nợ phải trả của SJC là 138,5 tỷ đồng, chủ yếu là nợ ngắn hạn như người mua trả tiền trước hơn 42 tỷ đồng và hơn 46 tỷ đồng công ty đã thu của cán bộ công nhân viên và các cá nhân khác để ứng tiền cho Công ty TNHH Sản xuẩ Thương mại Tân Nhã Vinh xây dựng hạ tầng khu dân cư ở Quận 12.

Nợ dài hạn của SJC là 7,2 tỷ đồng, nợ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Công ty hầu như không có nợ vay tài chính.

Trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, dòng tiền kinh doanh của SJC âm hơn 46 tỷ đồng, chủ yếu do các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng lên.

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 của SJC.
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 của SJC.

Kết thúc năm 2021, quy mô vốn chủ sở hữu của SJC ở mức 1.529 tỷ đồng, 100% thuộc sở hữu nhà nước, do UBND TP Hồ Chí Minh quản lý.

Vào tháng 9/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định phê duyệt danh mục 93 doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa đến hết năm 2020, trong đó, SJC thuộc nhóm các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn.  

Tuy nhiên, đến nay tiến trình cổ phần hoá tại SJC vẫn chưa hoàn tất.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con