Việt Nam nghiên cứu mô hình, chính sách ưu việt phát triển khu thương mại tự do quốc tế

Anh Tú
Chia sẻ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong 2 ngày 31/3-1/4/2024, đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư do Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng dẫn đầu đã thăm và làm việc tại tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) để tìm hiểu, nghiên cứu một số kinh nghiệm triển khai khu thương mại tự do quốc tế...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến khảo sát Khu mới Giang Đông thuộc Hải Khẩu (tỉnh Hải Nam) có nhiều trung tâm mới, sản phẩm đặc biệt.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến khảo sát Khu mới Giang Đông thuộc Hải Khẩu (tỉnh Hải Nam) có nhiều trung tâm mới, sản phẩm đặc biệt.

Hải Nam là tỉnh có tốc độ tăng trưởng GRDP thuộc nhóm nhanh hàng đầu Trung Quốc, đạt khoảng 9% vào năm 2023 (cả nước là hơn 5%). Các chỉ số đều tăng trưởng rất khả quan như: thương mại hàng hoá tăng 15%, thương mại dịch vụ tăng 30%, khách đến Hải Nam khôi phục sau dịch Covid-19 tăng 50%, thu nhập từ du lịch tăng 72%, số lượng doanh nghiệp tăng rất mạnh, tăng thêm 40.000 doanh nghiệp vào năm 2022 và tăng 10.000 doanh nghiệp vào năm 2023.

Tuy nhiên, Hải Nam cũng đang gặp phải một số thách thức từ sự cạnh tranh với các khu vực xung quanh như: Chu Hải (Quảng Đông), Lâm Cảng (Thượng Hải), Tiền Hải (Thâm Quyến)... Đây đều là những khu vực có các chính sách đột phá và ưu việt.

Tại tỉnh Hải Nam, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm việc với Tổng công ty Xây dựng Cảng Trung Quốc (thuộc Tập đoàn Xây dựng Trung Quốc).

Tổng Công ty xây dựng Cảng Trung Quốc là thành viên Tập đoàn Xây dựng Giao thông Trung Quốc. Tập đoàn này lọt vào nhóm 100 doanh nghiệp có giá trị lớn nhất thế giới.

Lãnh đạo Tổng công ty Xây dựng Cảng Trung Quốc cung cấp một số thông tin về Cảng thương mại tự do Hải Nam, quá trình hình thành và phát triển, cũng như những dự án mà doanh nghiệp này đang triển khai.

Tại cuộc làm việc, hai bên trao đổi một số kinh nghiệm trong việc phát triển cảng thương mại tự do, điển hình như chính sách miễn thuế, chính sách giảm thuế cho khoản tiêu dùng 100.000 Nhân dân tệ/người/năm tại Hải Nam, chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ khoảng 15% (mức chung là 25%)...

Trong khuôn khổ chương trình, đoàn công tác làm việc và khảo sát Trung tâm Thương mại tự do, khu thương mại tự do miễn thuế tại Hải Khẩu, Hải Nam, Trung Quốc. Đây là khu vực miễn thuế, một phần trong Cảng Thương mại Tự do Hải Nam. Ảnh: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trong khuôn khổ chương trình, đoàn công tác làm việc và khảo sát Trung tâm Thương mại tự do, khu thương mại tự do miễn thuế tại Hải Khẩu, Hải Nam, Trung Quốc. Đây là khu vực miễn thuế, một phần trong Cảng Thương mại Tự do Hải Nam. Ảnh: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Đoàn công tác cũng có cuộc làm việc với Cục Phát triển kinh tế quốc tế Hải Nam. Tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị hai bên trao đồi về những kinh nghiệm cụ thể trong việc xây dựng Cảng Thương mại tự do Hải Nam với nhiều thông tin đến chính sách, kinh nghiệm và cả những khó khăn đang gặp phải có thế giúp Việt Nam tham khảo, rút kinh nghiệm nếu xây dựng mô hình tương tự ở Việt Nam.

Lãnh đạo Cục phát triển Kinh tế Quốc tế Hải Nam cho biết những năm gần đây, trao đổi buôn bán giữa Việt Nam và tỉnh Hải Nam ngày càng phát triển. Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu khối lượng hàng hoá trị giá 495 triệu USD vào Hải Nam, đồng thời, Việt Nam cũng nhập từ 673 triệu USD giá trị hàng hoá từ Hải Nam. Các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam là đồ gỗ, củi đốt, dừa, xi măng... Còn Hải Nam xuất sang Việt Nam linh phụ kiện một số ngành công nghiệp, đất cao lanh...

Hiện Hải Nam cũng đang áp dụng một số chính sách ưu việt như: miễn VISA cho công dân 59 quốc gia, thúc đẩy nhiều lĩnh vực như du lịch, thăm thân, vui chơi giải trí; mở rộng các chuyển bay thẳng từ các trung tâm lớn trong khu vực đến Hải Nam; xây dựng khu vực hải quan riêng với mục tiêu mở; thành lập các cửa khẩu, trạm kiểm soát, phầm mềm chống buôn lậu, hàng giả...

Cũng trong chương trình, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến khảo sát Khu mới Giang Đông, Hải Khẩu và làm việc với Văn phòng Uỷ ban Công tác Cảng Thương mại tự do Hải Nam.

Khu mới Giang Đông, Hải Khẩu là khu vực trưng bày quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển khu vực Giang Đông thuộc Hải Khẩu (tỉnh Hải Nam), với mục đích tạo ra các trung tâm mới, sản phẩm đặc biệt, thu hút du khách, thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư, làm ăn kinh doanh, đặt trụ sở...

Đáng chú ý, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và đoàn công tác làm việc với ông Lưu Tiểu Minh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Chính quyền tỉnh Hải Nam.

Dịp này, ông Lưu Tiểu Minh cung cấp một số thông tin về quá trình xây dựng và phát triển Cảng Thương mại tự do Hải Nam, hướng tới tiêu chuẩn thương mại tư do mới, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư.

Các tiêu chuẩn mới tập trung vào một số vấn đề như: xây dựng các chính sách thương mại đầu tư; thu hút dòng vốn xuyên bién giới; thông thoáng xuất nhập cảnh, vận chuyển; ưu đãi thuế suất bằng 0%, hệ thống thuế đơn giản hoá; khuyến khích đầu tư nước ngoài; ban hành những biện pháp nới lỏng tiếp cận thị trường; chính sách ưu đãi mạnh mẽ, thuế thu nhập 15% cho doanh nghiệp và thu nhập cá nhân.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và đoàn công tác cũng làm việc với ông Lưu Tiểu Minh, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Chính quyền tỉnh  Hải Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và đoàn công tác cũng làm việc với ông Lưu Tiểu Minh, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Chính quyền tỉnh  Hải Nam.

Chủ tịch Chính quyền tỉnh Hải Nam Lưu Tiểu Minh cũng mong muốn hai bên ngày càng kết nối giao thương; khơi thông các tuyến giao thông, tạo điều kiện cho trao đổi vốn, thương mại, du lịch; kết nối các cảng từ Hải Nam tới Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh; đồng thời, mong muốn hai bên mở rộng đầu tư và hợp tác, tăng cường trao đổi thiết lập chuỗi cung ứng công nghiệp...

Phát biểu tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cảm ơn lãnh đạo tỉnh Hải Nam hỗ trợ đoàn công tác trao đổi nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng Cảng Thương mại tự do Hải Nam. Bộ trưởng cũng chúc mừng tỉnh Hải Nam bước đầu đạt được những kết quả tốt trong việc xây dựng Cảng Thương mại tự do. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết chuyến công tác cũng nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước.  Bộ trưởng đánh giá hợp tác giữa tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) và Việt Nam những năm gần đây ngày càng sâu sắc. Tuy nhiên, hai bên vẫn còn rất nhiều dư địa, trên nhiều lĩnh vực, các chính sách ưu việt của Hải Nam cũng chính là cơ hội cho Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng mong muốn hai bên tăng cường hợp tác, kết nối, chia sẻ, bổ sung cho nhau, tận dụng lợi thế của nhau, cùng phát triển, cùng có lợi, cùng thắng. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thống nhất các đề xuất hợp tác giữa hai bên, đặc biệt là kết nối và giao thông, từ kết nối đó có thể mở ra kết nối nhiều lĩnh vực như thương mại, giáo dục, nông nghiệp, y tế, công nghiệp...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đề nghị hai bên tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; cùng tăng cường giao lưu nhân nhân, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước; đồng thời, mong muốn hai bên tăng cường chia sẻ kinh nghiệm phát triển, để cùng nhau đẩy mạnh một số lĩnh vực mới, phù hợp với sự nghiệp phát triển của cả hai nước.

 

Tham dự cùng đoàn có Đồng chí Phạm Văn Linh, Phó chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương; lãnh đạo một số địa phương: Đồng chí Trần Phước Sơn, Phó chủ tịch Thường trực Phụ trách HĐND TP. Đà Nẵng; Đồng chí Lê Anh Quân, Phó chủ tịch Thường trực UBND TP. Hải Phòng: Đồng chí Mai Ngọc Thuận, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Đồng chí Lê Ngọc Khánh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng là Phó trưởng ban chỉ đạo.

Hiện UBND TP. Đà Nẵng đang đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng đối với thành phố Đà Nẵng. Trong đó, Đà Nẵng đề xuất điều chỉnh bổ sung nội dung chính sách “Thí điểm thành lập Khu thương mại Tự do thành phố Đà Nẵng gắn với Cảng Liên Chiểu và Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng”.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con