Vương quốc Anh tìm cách vẽ lại bản đồ xa xỉ của châu Âu 

Minh Nguyệt
Chia sẻ

Vương quốc Anh từng là thị trường chi tiêu mua sắm miễn thuế lớn thứ hai ở châu Âu. Vị trí đó hiện do Ý đảm nhận, với 17% thị phần. Tây Ban Nha đứng tiếp theo ở mức 10%. Bản đồ xa xỉ tại lục địa già đã thay đổi…

Ảnh: Planet Payment
Ảnh: Planet Payment

Các thành viên của quốc hội Anh đã họp vào ngày 7/9 vừa qua để thảo luận về việc vẫn nên loại bỏ hay khôi phục chương trình mua sắm miễn thuế. Vào năm 2021, chính phủ nước này đã tuyên bố chấm dứt chương trình miễn thuế bán lẻ VAT (VAT RES) dành cho khách du lịch, nghĩa là du khách sẽ phải  trả thuế đối với hàng hóa mua tại Anh và mang trực tiếp về nhà. Chính phủ lập luận rằng chương trình này quá tốn kém và chỉ thực sự mang lại lợi ích cho những thương hiệu hoạt động tại London.

TỪ GÓC NHÌN CỦA CÁC NHÀ BÁN LẺ

Hai năm trôi qua, sau nhiều cuộc vận động hành lang từ các thương hiệu, các thành viên quốc hội Anh một lần nữa cùng nhau thảo luận về tác động của chính sách này đối với nền kinh tế. Cuộc tranh luận được khơi dậy bởi một chiến dịch do Sir Rocco Forte, chủ tịch của Rocco Forte Hotels dẫn đầu, được sự ủng hộ của CEO của 350 công ty, bao gồm Alexander McQueen, Victoria Beckham, Burberry, Mulberry, Liberty London, Harrods và Harvey Nichols.

Theo Vogue Business, trước cuộc tranh luận tại Hạ viện vào ngày 7/9, một số công ty đã công bố dữ liệu nhất trí cho thấy: cách chi tiêu của những người mua sắm xa xỉ ở châu Âu đã thay đổi đáng kể, kể từ khi chính sách mua sắm miễn thuế tại Anh bị bãi bỏ. Du khách Trung Quốc đã xuất hiện trở lại sau khi nước này mở cửa trở lại biên giới vào đầu năm, du khách Mỹ đổ xô tới lục địa già để du lịch và mua sắm sau đại dịch, và người giàu vẫn có khả năng “vung tiền” trong khi đại đa số người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.

Thị phần kinh doanh miễn thuế tại châu Âu năm 2020 so với năm 2023.
Thị phần kinh doanh miễn thuế tại châu Âu năm 2020 so với năm 2023.

Andrew Keith, Giám đốc điều hành của Selfridges cho biết: “Khi thế giới bước ra khỏi đại dịch, hoạt động du lịch từ nước ngoài, bao gồm cả châu Á và châu Âu, đang được khôi phục với tốc độ nhanh chóng. Việc tạo ra những con phố tấp nập và môi trường hấp dẫn cho du lịch Vương quốc Anh trong dài hạn phải là ưu tiên hàng đầu của chính phủ và mua sắm miễn thuế là động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho nền kinh tế mà chúng tôi rất cần”.

Trong khi đó, ông Brian Duffy, Giám đốc điều hành của Tập đoàn Đồng hồ Thụy Sĩ, lưu ý rằng doanh số bán hàng ở Anh cho khách hàng yêu cầu hoàn thuế VAT chiếm khoảng 21% doanh thu của tập đoàn trong năm 2019. “Nói cách khác, doanh số này chiếm một tỷ trọng có ý nghĩa khá lớn,” ông Duffy nói. Trong khi đó, Mulberry đã buộc phải đóng cửa cửa hàng tại Bond Street do lượng khách du lịch giảm.

Thierry Andretta, Giám đốc điều hành của Mulberry cho biết: “Tác hại đối với các thương hiệu, ngành bán lẻ và khách sạn của Anh do thiếu cơ hội mua sắm miễn thuế cho khách du lịch là rất đáng kể. Nếu chúng ta muốn đưa nền kinh tế Anh tăng trưởng trở lại, chúng ta cần một sân chơi bình đẳng với châu Âu vì hiện tại chúng ta không thể cạnh tranh với Paris, Berlin và Milan, những nơi đều đang được hưởng lợi từ chi tiêu của khách du lịch”.

Vào năm 2021, chính phủ Anh tuyên bố chấm dứt chương trình miễn thuế bán lẻ VAT (VAT RES) dành cho khách du lịch.
Vào năm 2021, chính phủ Anh tuyên bố chấm dứt chương trình miễn thuế bán lẻ VAT (VAT RES) dành cho khách du lịch.

Dữ liệu từ nhiều nguồn dường như ủng hộ quan điểm của chủ tịch Burberry Gerry Murphy rằng quyết định của Vương quốc Anh là một “cú sút phản lưới nhà ngoạn mục”. Công ty mua sắm miễn thuế Global Blue và Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) ước tính rằng thuế này đang cản trở 2 triệu du khách nước ngoài chi tiêu tại Anh mỗi năm, khiến GDP của Vương quốc Anh ước tính thiệt hại khoảng 9,1 tỷ bảng Anh vào năm 2022 và Nghiên cứu cho thấy con số sẽ vào khoảng 10,7 tỷ bảng Anh vào năm 2023. Điều này cũng dẫn đến việc mất tới 172.000 việc làm vào năm 2022 và 201.000 việc làm vào năm 2023.

TRANH LUẬN TẠI HẠ VIỆN ANH

Dữ liệu từ Global Blue và CEBR cũng như nghiên cứu riêng biệt từ công ty thanh toán Planet, công ty quản lý việc hoàn thuế VAT, cho thấy Pháp là nước hưởng lợi lớn nhất từ các khoản phí VAT của Vương quốc Anh. Tỷ lệ mua sắm miễn thuế của Pháp đã tăng từ 25% vào năm 2019 lên 34,1% vào năm 2022 và doanh số bán hàng miễn thuế của Pháp năm nay còn cao hơn 63% so với cùng kỳ năm ngoái. Gary Byrne, chuyên gia theo dõi mua sắm miễn thuế khu vực Trung Đông và châu Á tại Planet, cho biết: “Nếu tiếp tục quỹ đạo này, Pháp sẽ chiếm một nửa hoạt động kinh doanh miễn thuế ở châu Âu trong vài năm tới”.

Doanh số bán hàng quốc tế tại Anh hồi phục chậm hơn các nước châu Âu khác trong năm 2023 so với năm 2019.
Doanh số bán hàng quốc tế tại Anh hồi phục chậm hơn các nước châu Âu khác trong năm 2023 so với năm 2019.

Tại Hạ viện, nghị sĩ Geoffrey Clifton-Brown – người chủ trì cuộc tranh luận – đã chỉ ra rằng đã có tác động dây chuyền của việc ngừng chính sách mua sắm miễn thuế đến lòng hiếu khách, văn hóa, giải trí và sản xuất. Ví dụ, trong báo cáo thường niên của mình, tập đoàn khách sạn Dorchester báo cáo rằng khách sạn ở Paris của họ mang về doanh thu vượt trội trong khi khách sạn ở London hoạt động kém hiệu quả. Ông nói thêm, Nhà hát Opera Hoàng gia, Shakespeare's Globe, các rạp hát West End và sòng bạc Rank đều đã công khai chỉ trích việc chấm dứt mua sắm miễn thuế.

Kể từ khi bãi bỏ chính sách hoàn thuế VAT, một số nhà bán lẻ xa xỉ tâm sự rằng họ đã phải áp dụng giảm giá để giữ chân khách hàng trung thành hoặc họ sẽ thu xếp gửi hàng đến các cửa hàng khác ở các quốc gia lân cận - thường là ở Pháp, Monaco và Ý - nơi khách hàng của họ có thể hoàn tất giao dịch mua hàng và nhận lại thuế VAT – khoản tiền mà nếu mua ở Anh sẽ tương đương 20% giá trị sản phẩm đối với tất cả các danh mục hàng xa xỉ ngoại trừ quần áo trẻ em.

Ở chiều ngược lại, một phân tích của Bộ Tài chính Vương quốc Anh vào năm 2022 ước tính rằng việc áp dụng lại chương trình mua sắm miễn thuế VAT sẽ phát sinh chi phí tài chính khoảng 2 tỷ bảng Anh mỗi năm. Trong khi đó, một phần của vấn đề là không thể dự đoán chính xác có bao nhiêu người sẽ quay lại mua sắm ở Anh nếu chương trình này được áp dụng lại. Chẳng hạn, Oxford Economics ước tính con số này vào khoảng 1,6 triệu, trong khi Bộ Tài chính cho biết con số này có thể lên gần 50.000 đến 80.000 - một mức tăng nhỏ khi Vương quốc Anh đón 40 triệu du khách vào năm 2019.

Chính phủ Anh cho rằng kế hoạch này quá tốn kém và chỉ có lợi cho London nên không đáng để khôi phục.
Chính phủ Anh cho rằng kế hoạch này quá tốn kém và chỉ có lợi cho London nên không đáng để khôi phục.

Tranh luận tại Hạ viện, thư ký tài chính Kho bạc Victoria Atkins đã chỉ ra rằng VAT RES vẫn có sẵn cho tất cả du khách không phải người Anh mua hàng tại cửa hàng và chọn giao hàng đến địa chỉ ở nước ngoài của họ. Chính sách này cũng áp dụng cho người mua hàng ở nước ngoài mua hàng trực tuyến. Bà này cũng nói thêm rằng một phần ba số người dùng VAT RES được HMRC khảo sát đã bị tính phí hơn 50% số tiền họ hoàn lại và mức trung bình là 36%, do đó, khoản tiết kiệm cho người tiêu dùng có thể “thấp hơn nhiều” so với mức 20% mỗi người.

Trong một cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh LBC vào tháng 7, Thủ tướng Anh Rishi Sunak cũng đã bảo vệ chính sách VAT hiện hành. Ông Sunak nhấn mạnh rằng việc giảm thuế VAT chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm nhỏ các doanh nghiệp ở London. Bên cạnh đó, các chiến dịch VisitBritain và GREAT do chính phủ tài trợ dự kiến sẽ thu hút 37,5 triệu lượt du khách đến Vương quốc Anh, bằng 92% so với mức của năm 2019.

Nhìn chung, các quan chức chính phủ cho rằng kế hoạch này quá tốn kém và chỉ có lợi cho London nên không đáng để khôi phục. Tuy nhiên, với việc các nhà bán lẻ, thương hiệu và doanh nghiệp khách sạn khác của Anh đang cần thêm lợi thế trong cuộc chiến về số lượng và chi tiêu của khách du lịch so với phần còn lại của châu Âu, cuộc tranh luận có vẻ sẽ còn tiếp tục.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con