Ai đang nắm giữ nhiều trái phiếu Chính phủ Mỹ nhất?
Việc phát hành trái phiếu Chính phủ Mỹ đã khiến nước này nợ hơn 11.000 tỷ USD và số nợ trên vẫn tăng hàng ngày
Chính phủ Mỹ đã, đang và sẽ phải chi tiêu lớn để giúp ổn định nền kinh tế, điều này có nghĩa là nước này sẽ phải có một lượng tiền mặt lớn để chi trả cho các khoản đó.
Và việc phát hành trái phiếu Chính phủ là một trong các công cụ huy động nguồn tiền cho nước này.
Đối với các nhà đầu tư, kỳ phiếu, trái phiếu được xem là sản phẩm tài chính an toàn với khoản lợi tức khi đến kỳ quyết toán. Việc phát hành trái phiếu Chính phủ Mỹ đã khiến nước này nợ 11.009,25 tỷ USD, tương đương 77% GDP của Mỹ năm 2008 và số nợ trên vẫn tăng hàng ngày (từ trái tức).
Một câu hỏi được nhiều người quan tâm là những "ai" đang nắm giữ nhiều trái phiếu Chính phủ Mỹ nhất?
1. Sẽ không có gì ngạc nhiên khi chủ nợ lớn nhất của nước Mỹ chính là nước Mỹ!
Hệ thống ngân hàng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và các tổ chức thuộc Chính phủ nắm giữ số trái phiếu trị giá 4.806 tỷ USD. Trong một thông báo mới đây, FED cho biết có thể sẽ tăng mức độ sở hữu thêm số trái phiếu trị giá 1.000 tỷ USD.
Được biết, cách đây một thập kỷ, FED và các tổ chức thuộc Chính phủ “chỉ” nắm giữ số trái phiếu trị giá 2.500 tỷ USD.
2. Theo số liệu của FED, các quỹ tương hỗ (mutual funds) hiện đang nắm giữ số lượng trái phiếu Chính phủ Mỹ lớn thứ hai, với giá trị trái phiếu nắm giữ lên đến 769,1 tỷ USD.
3. Trung Quốc đại lục - chủ nợ lớn nhất và quan trọng nhất ngoài biên giới nước Mỹ - đang sở hữu lượng trái phiếu Chính phủ Mỹ với giá trị 739,6 tỷ USD, trong đó riêng đặc khu Hồng Kông mua 71,7 tỷ USD. Từ tháng 9/2008 đến tháng 1/2009, Trung Quốc đã mua thêm trái phiếu với giá trị 120 tỷ USD.
4. Nhật Bản không chỉ là một đối tác thương mại hàng đầu mà cũng là chủ nợ quan trọng của Mỹ, với các khoản đầu tư 634,8 tỷ USD để nắm giữ trái phiếu Chính phủ Mỹ. Tính đến trước tháng 1/2008, Nhật nắm giữ trái phiếu của Mỹ nhiều nhất so với các nước khác, nhưng đến nay, Trung Quốc đã chiếm vị trí này.
5. Theo số liệu của FED, chính phủ các bang và chính phủ liên bang đang sở hữu hơn 500 tỷ USD giá trị nợ của Chính phủ Mỹ. Trong 3 năm qua, mức đầu tư dao động từ 516,9 tỷ USD đến 550,3 tỷ USD.
6. Các quỹ hưu trí (pension funds) đang nắm giữ một lượng tiền lớn và thường có chiến lược đầu tư vào danh mục đầu tư có tính an toàn cao. Các quỹ hưu trí của tư nhân và Chính phủ đang nắm giữ số trái phiếu trị giá 456,4 tỷ USD.
7. Các nhà đầu tư cá nhân, các doanh nghiệp được Chính phủ đỡ đầu, nhà môi giới, nhà buôn, các doanh nghiệp và tổ chức phi lợi nhuận đang nắm giữ 413,2 tỷ USD giá trị trái phiếu Chính phủ Mỹ.
8. Các nước xuất khẩu dầu thô như Ecuador, Venezuela, Indonesia, Bahrain, Iran, Iraq, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, Algeria, Gabon, Libya và Nigeria đang nắm giữ tổng cộng 186,3 tỷ USD giá trị trái phiếu Chính phủ Mỹ, tăng 45,5 tỷ USD so với một năm trước đó.
9. Các định chế tài chính ở khu vực Caribbe như Bahamas, Bermuda, Cayman Islands, Netherlands Antilles, Panama và British Virgin Islands đang nắm giữ số trái phiếu Chính phủ Mỹ trị giá 176,6 tỷ USD, tăng 67,4 tỷ USD so với tháng 1/2008.
10. Brazil hiện đang nắm giữ 133,5 tỷ USD trái phiếu Chính phủ Mỹ. Trong tháng 6/2008, nước này nắm giữ 158 tỷ USD trái phiếu, sau đó giảm mức nắm giữ xuống 127 tỷ USD vào tháng 12/2008.
11. Các công ty bảo hiểm - bao gồm công ty bảo hiểm tài sản và bảo hiểm nhân thọ - trên toàn cầu hiện đang nắm giữ 126,4 tỷ USD trái phiếu Chính phủ Mỹ.
12. Nước Anh hiện đang nắm giữ 124,2 tỷ USD giá trị trái phiếu Chính phủ Mỹ, giảm mạnh so với mức 279 tỷ USD trong năm 2008.
13. Tính đến tháng 1/2009, Nga đã đầu tư nắm giữ các tài sản nợ của Chính phủ Mỹ tổng cộng 119,6 tỷ USD, tăng 330% so với cùng kỳ năm 2008.
14. Tính đến quý 4/2008, các tổ chức nhận tiền gửi như ngân hàng tiết kiệm, ngân hàng thương mại và liên minh tín dụng đang nắm giữ 107,3 tỷ USD nợ Chính phủ Mỹ.
15. Luxembourg - một nước có diện tích và dân số nhỏ ở châu Âu - hiện cũng đang nắm giữ 87,2 tỷ USD trái phiếu Chính phủ Mỹ. Trong 12 tháng qua, nước này đã mua vào từ 66,1 - 104,7 tỷ USD giá trị trái phiếu.
* Số liệu trong bài được trích nguồn từ Bộ Tài chính Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), các cơ quan quản lý nợ của Chính phủ Mỹ và hãng tin CNBC.
Và việc phát hành trái phiếu Chính phủ là một trong các công cụ huy động nguồn tiền cho nước này.
Đối với các nhà đầu tư, kỳ phiếu, trái phiếu được xem là sản phẩm tài chính an toàn với khoản lợi tức khi đến kỳ quyết toán. Việc phát hành trái phiếu Chính phủ Mỹ đã khiến nước này nợ 11.009,25 tỷ USD, tương đương 77% GDP của Mỹ năm 2008 và số nợ trên vẫn tăng hàng ngày (từ trái tức).
Một câu hỏi được nhiều người quan tâm là những "ai" đang nắm giữ nhiều trái phiếu Chính phủ Mỹ nhất?
1. Sẽ không có gì ngạc nhiên khi chủ nợ lớn nhất của nước Mỹ chính là nước Mỹ!
Hệ thống ngân hàng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và các tổ chức thuộc Chính phủ nắm giữ số trái phiếu trị giá 4.806 tỷ USD. Trong một thông báo mới đây, FED cho biết có thể sẽ tăng mức độ sở hữu thêm số trái phiếu trị giá 1.000 tỷ USD.
Được biết, cách đây một thập kỷ, FED và các tổ chức thuộc Chính phủ “chỉ” nắm giữ số trái phiếu trị giá 2.500 tỷ USD.
2. Theo số liệu của FED, các quỹ tương hỗ (mutual funds) hiện đang nắm giữ số lượng trái phiếu Chính phủ Mỹ lớn thứ hai, với giá trị trái phiếu nắm giữ lên đến 769,1 tỷ USD.
3. Trung Quốc đại lục - chủ nợ lớn nhất và quan trọng nhất ngoài biên giới nước Mỹ - đang sở hữu lượng trái phiếu Chính phủ Mỹ với giá trị 739,6 tỷ USD, trong đó riêng đặc khu Hồng Kông mua 71,7 tỷ USD. Từ tháng 9/2008 đến tháng 1/2009, Trung Quốc đã mua thêm trái phiếu với giá trị 120 tỷ USD.
4. Nhật Bản không chỉ là một đối tác thương mại hàng đầu mà cũng là chủ nợ quan trọng của Mỹ, với các khoản đầu tư 634,8 tỷ USD để nắm giữ trái phiếu Chính phủ Mỹ. Tính đến trước tháng 1/2008, Nhật nắm giữ trái phiếu của Mỹ nhiều nhất so với các nước khác, nhưng đến nay, Trung Quốc đã chiếm vị trí này.
5. Theo số liệu của FED, chính phủ các bang và chính phủ liên bang đang sở hữu hơn 500 tỷ USD giá trị nợ của Chính phủ Mỹ. Trong 3 năm qua, mức đầu tư dao động từ 516,9 tỷ USD đến 550,3 tỷ USD.
6. Các quỹ hưu trí (pension funds) đang nắm giữ một lượng tiền lớn và thường có chiến lược đầu tư vào danh mục đầu tư có tính an toàn cao. Các quỹ hưu trí của tư nhân và Chính phủ đang nắm giữ số trái phiếu trị giá 456,4 tỷ USD.
7. Các nhà đầu tư cá nhân, các doanh nghiệp được Chính phủ đỡ đầu, nhà môi giới, nhà buôn, các doanh nghiệp và tổ chức phi lợi nhuận đang nắm giữ 413,2 tỷ USD giá trị trái phiếu Chính phủ Mỹ.
8. Các nước xuất khẩu dầu thô như Ecuador, Venezuela, Indonesia, Bahrain, Iran, Iraq, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, Algeria, Gabon, Libya và Nigeria đang nắm giữ tổng cộng 186,3 tỷ USD giá trị trái phiếu Chính phủ Mỹ, tăng 45,5 tỷ USD so với một năm trước đó.
9. Các định chế tài chính ở khu vực Caribbe như Bahamas, Bermuda, Cayman Islands, Netherlands Antilles, Panama và British Virgin Islands đang nắm giữ số trái phiếu Chính phủ Mỹ trị giá 176,6 tỷ USD, tăng 67,4 tỷ USD so với tháng 1/2008.
10. Brazil hiện đang nắm giữ 133,5 tỷ USD trái phiếu Chính phủ Mỹ. Trong tháng 6/2008, nước này nắm giữ 158 tỷ USD trái phiếu, sau đó giảm mức nắm giữ xuống 127 tỷ USD vào tháng 12/2008.
11. Các công ty bảo hiểm - bao gồm công ty bảo hiểm tài sản và bảo hiểm nhân thọ - trên toàn cầu hiện đang nắm giữ 126,4 tỷ USD trái phiếu Chính phủ Mỹ.
12. Nước Anh hiện đang nắm giữ 124,2 tỷ USD giá trị trái phiếu Chính phủ Mỹ, giảm mạnh so với mức 279 tỷ USD trong năm 2008.
13. Tính đến tháng 1/2009, Nga đã đầu tư nắm giữ các tài sản nợ của Chính phủ Mỹ tổng cộng 119,6 tỷ USD, tăng 330% so với cùng kỳ năm 2008.
14. Tính đến quý 4/2008, các tổ chức nhận tiền gửi như ngân hàng tiết kiệm, ngân hàng thương mại và liên minh tín dụng đang nắm giữ 107,3 tỷ USD nợ Chính phủ Mỹ.
15. Luxembourg - một nước có diện tích và dân số nhỏ ở châu Âu - hiện cũng đang nắm giữ 87,2 tỷ USD trái phiếu Chính phủ Mỹ. Trong 12 tháng qua, nước này đã mua vào từ 66,1 - 104,7 tỷ USD giá trị trái phiếu.
* Số liệu trong bài được trích nguồn từ Bộ Tài chính Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), các cơ quan quản lý nợ của Chính phủ Mỹ và hãng tin CNBC.