Biến thể Delta từ Ấn Độ kìm hãm con đường thoát đại dịch trên toàn cầu

Hoài Thu
Chia sẻ

Biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 đang lây lan với tốc độ chóng mặt trên toàn cầu, chiếm tới 90% số ca nhiễm mới tại Anh thời gian gần đây...

Người đi bộ tại London ngày 14/6 - Ảnh: AFP/Getty Images
Người đi bộ tại London ngày 14/6 - Ảnh: AFP/Getty Images

Một trong những đặc tính của virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch Covid-19 là luôn luôn biến đổi. Giờ đây, khi mà nhiều nước ngỡ sắp thoát khỏi đại dịch nhờ các biện pháp phong tỏa và tiêm chủng hàng loạt, biến thể Delta lần đầu phát hiện ở Ấn Độ đang lây lan với tốc độ chóng mặt trên toàn cầu và làm đảo lộn tất cả.

Tại Anh, đầu tuần này, Thủ tướng Boris Johnson, tuyên bố sẽ kéo dài các biện pháp hạn chế phòng dịch thêm 4 tuần, thay vì gỡ bỏ vào ngày 21/6 như dự định ban đầu, do biến thể Delta nguy hiểm lan nhanh. Ước tính, biến thể này chiếm tới 90% các ca nhiễm Covid-19 mới tại Anh thời gian gần đây, theo tờ Washington Post.

LOGIC TÀN NHẪN: SỐ CA NHIỄM TĂNG THEO CẤP SỐ NHÂN

"Chúng tôi hiểu logic tàn nhẫn của sự gia tăng theo cấp số nhân này", Thủ tướng Anh đề cập đến số ca nhiễm Covid-19 tăng chóng mặt và khẳng định việc lùi tái mở cửa hoàn toàn nước Anh tới ngày 19/7 sẽ cứu sống hàng nghìn người. 

Bằng chứng rõ ràng nhất của logic tàn nhẫn này là ở Ấn Độ, nơi chứng kiến sự gia tăng kinh hoàng của các nhiễm biến thể Delta. Dù số ca nhiễm mới mỗi ngày tại Ấn Độ đã giảm từ mức kỷ lục gần 400.000 người hồi đầu tháng 5, quốc gia Nam Á này vẫn ghi nhận khoảng 62.000 ca nhiễm mới vào ngày 16/6. 

Phát biểu tại một cuộc họp báo trực tuyến ngày 16/6, bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật về Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết biến thể Delta hiện có mặt tại hơn 80 quốc gia trên thế giới và các chuyên gia y tế vẫn đang tiếp tục theo dõi các đột biến của biến thể này.

Biến thể Delta nằm trong danh sách “biến thể đáng lo ngại” của CDC Mỹ - Ảnh: Nytimes
Biến thể Delta nằm trong danh sách “biến thể đáng lo ngại” của CDC Mỹ - Ảnh: Nytimes

Tại Mỹ, các quan chức tuần trước cho biết biến thể Delta chiếm khoảng 6% số ca nhiễm Covid-19 mới tại nước này. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC) của Mỹ cũng đã thêm Delta vào danh sách “các biến thể đáng lo ngại”. Dù biến thể này chưa làm đảo lộn kế hoạch mở cửa trở lại tại các bang của Mỹ, nhiều chuyên gia vẫn cảnh báo nên thận trọng trong bối cảnh tốc độ tiêm chủng gần đây đang chững lại. 

“Nếu bạn sống ở khu vực có mức độ tiêm chủng thấp hoặc bản thân không được tiêm phòng, bạn rõ ràng là đối tượng dễ bị tổn thương”, Andy Slavitt, một cựu cố vấn cấp cao về phản ứng với Covid-19 của chính quyền Tổng thống Joe Biden, nhận định với tờ Washington Post.

WHO đã theo dõi hơn 50 biến thể, trong đó 4 loại được gán nhãn “đặc biệt đáng lo ngại”, bao gồm B.1.617.2 - tên khoa học của biến thể Delta.

 
"Chúng ta không muốn rơi vào tình huống mà virus đột biến đến mức khiến chúng ta phải quay lại xuất phát điểm. Đó là lý do chúng ta cần ngăn chặn lây nhiễm Covid-19 hết sức có thể ngay bây giờ".
MARIA VAN KERKHOVE, WHO

Theo phóng viên Adam Taylor của tờ Washington Post, một vấn đề nghiêm trọng là Covid-19 đã lan ra đủ xa và rộng để có vô số cơ hội tiếp tục biến đổi. 

Kể từ biến Delta khi được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ vào tháng 10/2020, các nhà khoa học đã nghiên cứu kỹ lưỡng. Họ nhanh chóng phát hiện rằng Delta có hai đột biến trên protein giúp nó bám chặt vào các tế bào khỏe mạnh của cơ thể người và dễ lây lan hơn. Biến thể Delta dễ lây hơn 60% so với biến thể Alpha - phát hiện lần đầu ở Anh. Một số nghiên cứu cũng cho biết biến thể Delta khiến tỷ lệ nhập viện cao hơn. 

Tuy nhiên, tin tốt là người tiêm vaccine đầy đủ có thể chống lại biến thể này. Các nghiên cứu tại Anh cho thấy vaccine Covid-19 của Pfizer-BioNTech và Oxford-AstraZeneca đều có hiệu quả cao trong việc ngăn chặn bệnh diễn tiến nặng hơn khi được tiêm đầy đủ hai liều (tỷ lệ hiệu quả lần lượt là 88% và 60%). Nếu chỉ tiêm một liều, tỷ lệ này của cả hai vaccine giảm xuống còn 33%. 

Đây là lý do chính phủ nhiều nước đang thúc giục người dân tiêm đầy đủ hai liều vaccine, đặc biệt là tại Anh, nơi chính phủ từng theo đuổi chiến lược trì hoãn tiêm liều vaccine thứ hai. Hiện tại, khoảng 45% dân số Anh đã được tiêm vaccine đầy đủ, cao hơn một chút so với Mỹ. 

KÌM HÃM CON ĐƯỜNG THOÁT ĐẠI DỊCH

Theo phóng viên Adam Taylor của tờ Washington Post, mặc dù biến thể Delta ra đời từ quá trình đột biến tự nhiên, các yếu tố do con người được cho là đã thúc đẩy sự lây lan của biến thể này. Tại Anh, việc tập trung ưu tiên tiêm liều vaccine đầu tiên có thể là nguyên nhân khiến nước hứng "trái đắng". Một số nhà phê bình thậm chí cho rằng chính phủ Anh ra quyết định hạn chế người nhập cảnh từ Ấn Độ quá muộn do động cơ chính trị, khiến biến chủng Delta có cơ hội xâm nhập và lây lan.

Bức tường trái tim tưởng nhớ bệnh nhân Covid-19 tại London, Anh - Ảnh: Washington Post
Bức tường trái tim tưởng nhớ bệnh nhân Covid-19 tại London, Anh - Ảnh: Washington Post

Tại Ấn Độ, tốc độ lây lan chóng mặt của biến thể Delta vừa qua được cho là bởi chính quyền nước này đã nới lỏng các biện pháp hạn chế và triển khai tiêm chủng chậm chạp. Thậm chí hiện tại, mới chỉ khoảng 3,5% dân số Ấn Độ được tiêm vaccine đầy đủ, một phần do vấn đề về nguồn cung toàn cầu. 

“Biến thể Delta đã kìm hãm lộ trình thoát khỏi đại dịch của thế giới. Anh có thể không phải là quốc gia đầu tiên tạm dừng mở cửa trở lại, mà thay vào đó chuyển sang đẩy nhanh tiến trình tiêm chủng với hy vọng vượt qua biến thể này”, phóng viên Adam Taylor nhận định. 

Theo ông, cần có một cuộc thảo luận rộng rãi hơn, không chỉ về cách ứng phó với biến thể Delta trên lãnh thổ các quốc gia trong ngắn hạn, mà còn về phương án khống chế virus lây lan toàn cầu và ngăn chặn những biến thể thậm chí tồi tệ hơn Delta ngay từ đầu. 

 
Hiện tại, số ca nhiễm Covid-19 đang tăng nhanh trên toàn cầu. Tại châu Phi, số lượng ca nhiễm hàng tuần tăng 44%, trong khi châu lục này mới nhận được chưa tới 2% nguồn cung vaccine toàn cầu tính tới tháng 5, theo dữ liệu từ Liên hợp quốc. 

Mặc dù các nước giàu đã cam kết tại thượng đỉnh G7 rằng sẽ hành động nhiều hơn để chia sẻ 1 tỷ liều vaccine, không nhiều chuyên gia cho rằng việc  này đủ để xóa bỏ khoảng cách. Tình trạng này có thể tạo điều kiện cho những biến chủng thậm chí nguy hiểm hơn Delta ra đời. 

"Chúng ta không muốn rơi vào tình huống mà virus đột biến đến mức khiến chúng ta phải quay lại xuất phát điểm. Đó là lý do chúng ta cần ngăn chặn lây nhiễm Covid-19 hết sức có thể ngay bây giờ”, bà Maria Van Kerkhove của WHO nhấn mạnh.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con