Chặn huỷ/sửa lệnh khiến nhà đầu tư thiệt hại tiền tỷ: Công ty chứng khoán có lạm quyền?

Thu Minh
Chia sẻ

Trong hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán, các công ty hầu hết đều đưa ra điều khoản ràng buộc mà nhiều nhà đầu tư có thể đã không đọc kỹ…

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Thị trường lao dốc, nhưng điều khiến các nhà đầu tư uất ức nhất lại không phải là danh mục giảm hay thị trường điều chỉnh mà chính là hành động không cho các nhà đầu tư huỷ/sửa lệnh giao dịch của các công ty chứng khoán. Hệ thống "đơ" đã ức chế, để khắc phục tình trạng nghẽn lệnh, các công ty chứng khoán hạn chế, thậm  chí  không cho huỷ/sửa lệnh suốt gần một tuần trở lại đây. Điều này như một mồi lửa châm lên làn sóng phẫn nộ, uất ức của các nhà đầu tư, vốn đã phải mua bán trong tù mù.

NHÀ ĐẦU TƯ BỊ COI THƯỜNG

Đỉnh điểm là phiên giao dịch 8/6, gần như cả sáng điểm số và khối lượng giao dịch đứng im chịu trận, giá cổ phiếu nhảy loạn xa, nhà đầu tư không biết phải đặt giá nào để mua - bán. “Hai ngày nay tôi đặt 6 lệnh chỉ bán được 1 lệnh vì bảng điện không đúng, nhìn tiền rơi tự do vì không huỷ được cứ như lũ cuốn cướp tài sản mà không có cách nào. Bực mình vì bảng điện ảo, mua bán như bịt mắt bắt dê, phí giao dịch thì không thu trượt một phát nào”, Chi Thanh, một nhà đầu tư cá nhân bức xúc nói.

Cơn lốc lệnh MP dữ dội càng khiến thị trường cắm đầu rơi, nhà đầu tư càng bất lực, thay vì than khóc như mọi khi làn sóng phẫn nộ sốt xình xịch khắp các diễn đàn. Rất nhiều chủ đề được lập ra kêu gọi ngừng ngay việc cấm huỷ/sửa lệnh hoặc ngừng không cho giao dịch để tránh thiệt hại cho nhà đầu tư.

Nhà  đầu  tư  bức  xúc  vì  không  huỷ  sửa  được  lệnh.
Nhà  đầu  tư  bức  xúc  vì  không  huỷ  sửa  được  lệnh.

Thừa nhận tình trạng cấm huỷ/sửa lệnh dẫn đến rủi ro cho nhà đầu tư, chứng khoán Rồng Việt cho rằng: “Các công ty chứng khoán đưa ra thông báo đến nhà đầu tư về việc ngưng sửa và hủy lệnh giao dịch như là một giải pháp tạm thời nhằm giảm tình trạng nghẽn lệnh. Theo quan điểm của chúng tôi về vấn đề này, nhà đầu tư có thể sử dụng lệnh thị trường để tăng khả năng khớp lệnh. Tuy nhiên, điều này dẫn đến rủi ro mua cổ phiếu với giá cao mua đuổi để khớp và bán với giá thấp (bán bất chấp khi thị trường đảo chiều”.

Theo ghi nhận của VnEconomy, phiên 9/6, nhiều công ty chứng khoán như VnDirect… tiếp tục thông báo đến nhà đầu tư tình trạng tạm dừng huỷ/sửa lệnh trong khung giờ cao điểm.

“Thanh khoản thị trường liên tục tăng mạnh đã dẫn đến tình trạng nghẽn lệnh giao dịch tại HOSE. Để chung tay cùng khắc phục tình trạng nghẽn lệnh với HOSE, tạo điều kiện cho giao dịch thông suốt, VCSC sẽ áp dụng chính sách mới đối với các lệnh Hủy/ Sửa trong giờ giao dịch như sau: Tạm ngưng tính năng Hủy/Sửa lệnh trong phiên sàn HOSE trên các phiên bản giao dịch của VCSC gồm: V- web, V-pro, V-Moblie kể từ ngày 07/06/2021 cho đến khi có thông báo mới”.

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN KHÔNG SAI?

Lâu nay nhà đầu tư hủy sửa lệnh trong phiên giao dịch là việc hết sức bình thường, chưa bao giờ chức năng này lại bị vô hiệu hóa. Khi không hủy sửa được lệnh, nhiều ý kiến cho rằng nhà đầu tư có thể kiện công ty chứng khoán khi không cung cấp đầy đủ dịch vụ. Tuy nhiên, nếu đọc kỹ lại hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán ký kết giữa nhà đầu tư và công ty chứng khoán, thì việc khởi kiện ra toà của nhà đầu tư có thể sẽ trở nên khó khăn. 

Chẳng hạn, tại Chứng khoán Bản Việt, trong hợp đồng với các nhà đầu tư, VCSC luôn nêu rõ tại Điều 4 Phương thức Đặt lệnh và nhận lệnh: “Khách hàng chỉ được sửa/huỷ lệnh chưa được khớp lệnh trong giờ giao dịch theo quy định pháp luật hiện hành. Trường hợp lệnh không thể huỷ thì khách hàng phải sẽ phải chấp nhận kết quả giao dịch đó”.

Hợp  đồng  mở  tài  khoản  giao dịch chứng khoán của VCSC.
Hợp  đồng  mở  tài  khoản  giao dịch chứng khoán của VCSC.

Trong khi đó, SSI ghi rõ: SSI thông báo trước cho khách hàng trong trường hợp ngưng, tạm ngưng, thay đổi/chỉnh sửa/thay thế cung cấp một phần hoặc toàn bộ dịch vụ giao dịch trực tuyến… Khách hàng cam kết chấp nhận mọi rủi ro, mất mát hoặc thiệt hại phát sinh khi sử dụng dịch vụ trực truyến do lỗi hệ thống, lỗi của bất kỳ bên thứ ba hoặc do lỗi từ lệnh giao dịch có thể bị treo, bị ngừng, bị trì hoãn, hoặc lỗi dữ liệu...

 

“Mong  muốn UBCK cũng như HOSE sớm có giải pháp nâng cấp hệ thống thay vi những giải pháp mang tình thế như hiện nay. Rủi ro về hệ thống nếu không được giải quyết sẽ gây mất lòng tin với nhà đầu tư nhưng quan trọng là thiệt hại về tiền bạc trên thị trường tài chính đầy biến động”.

Ông  Phan Linh - Một  nhà  đầu  tư  tài  chính  chuyên  nghiệp.

SSI không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ sai sót hoặc thiệt hại nào phát sinh do lỗi của bên thứ ba bất kỳ, gồm cả đối tác của SSI trong cung cấp dịch vụ giao dịch trực tuyến; Lỗi của hệ thống hay bất kỳ phương tiện nào liên quan cả kể trường hợp Hệ thống từ chối thực hiện Giao dịch trực tuyến của Khách hàng vì bất kỳ lý do nào.

Tương tự, Hợp đồng mở tài giao dịch chứng khoán với các nhà đầu tư của  VnDirect cũng nêu rõ tại khoản 4.4 Điều 4: “Khi thực hiện giao dịch trực tuyến, khách hàng mặc nhiên đồng ý đồng ý rằng giao dịch điện tử luôn tiềm ẩn rủi ro làm ảnh hưởng đến việc thực hiện giao dịch của khách hàng. Công ty và Sở Giao dịch chứng khoán không phải chịu trách nhiệm rủi ro, thiệt hại nếu có của khách hàng phát sinh từ giao dịch điện tử…”

“Các công ty chứng khoán luôn đưa ra các điều khoản nhằm miễn nhiễm trách nhiệm bất kỳ khi có rủi ro hệ thống. Khi hoàn tất mở tài khoản và giao dịch tức là nhà đầu tư đã đồng ý với các kiều kiện mà công ty chứng khoán đưa ra. Pháp luật hiện tại cũng không có điều khoản nào quy định các công ty chứng khoán không được phép tạm dừng huỷ/sửa lệnh, việc tạm dừng suy cho cùng là để tốt hơn cho HOSE, làm cho hệ thống không bị sập. Do đó, việc khởi kiện công ty chứng khoán và đòi đền bù thiệt hại của nhà đầu tư trở nên vô nghĩa”, một luật sư trong ngành nhấn mạnh.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con