Châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu gạo quan trọng của Việt Nam
Philippines, Malaysia sẽ vẫn là những thị trường tiềm năng cho xuất khẩu gạo của Việt Nam
Theo dự báo, năm 2010, các nước châu Á sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo tiềm năng của Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo tổng nhu cầu nhập khẩu gạo tại khu vực Châu Á năm 2010 ở mức khoảng 14,8 triệu tấn, tăng tới 7% so với năm 2009. Nhu cầu nhập khẩu tăng chủ yếu tăng từ các quốc gia như: Iraq dự kiến tăng 10%; Bangladesh tăng khoảng 185,7%; Philippines tăng 30%; Arab- Saudi tăng 2,2%, Indonesia tăng 20%; Malaysia tăng 2,41%...
Công ty Cổ phần Phân tích và Dự báo Thị trường Việt Nam (Agromonitor) cho rằng trong năm 2010 châu Á với những thị trường truyền thống như Philippines, Malaysia sẽ vẫn là những thị trường tiềm năng cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Cơ sở cho nhận định trên là năm qua, xuất khẩu gạo sang các nước châu Á chiếm đến 61,68% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam (so với mức 50,8% của năm 2008).
Trong đó, xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines chiếm hơn một nửa thị phần của toàn khu vực châu Á (chiếm tới 35% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2009). Theo đó, lượng gạo mà Việt Nam xuất khẩu sang Philippines trong năm 2009 đạt gần 1,7 triệu tấn, trị giá hơn 912 triệu USD.
Tiếp theo phải kể đến Malaysia, từ vị trí thứ ba trong năm 2008, đã vươn lên đứng thứ hai với thị phần 9%, tương đương với lượng gạo nhập khẩu hơn 611 nghìn tấn, trị giá khoảng 271 triệu USD.
Các quốc gia thuộc châu Á nằm trong top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2009 còn có: Singapore (đạt 329 nghìn tấn, kim ngạch thu về là 134 triệu USD), Đông Timo (242 nghìn tấn, trị giá 97 triệu USD), Đài Loan (203 nghìn tấn thu về 81 triệu USD) và Iraq (168 nghìn tấn mang lại 68 triệu USD).
Tuy nhiên, theo Agromonitor trong năm 2010, Việt Nam cũng cần đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường xuất khẩu hơn nữa nhằm giảm sự phụ thuộc vào các các đối tác truyền thống, cũng như các hợp đồng xuất khẩu do Chính phủ mở đường.
Thêm vào đó, cần có cơ chế xuất khẩu gạo mang tính khuyến khích hơn để các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể phát huy khả năng, tìm kiếm thị trường và đối tác mới để xuất khẩu gạo với mức giá có lợi nhất.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo tổng nhu cầu nhập khẩu gạo tại khu vực Châu Á năm 2010 ở mức khoảng 14,8 triệu tấn, tăng tới 7% so với năm 2009. Nhu cầu nhập khẩu tăng chủ yếu tăng từ các quốc gia như: Iraq dự kiến tăng 10%; Bangladesh tăng khoảng 185,7%; Philippines tăng 30%; Arab- Saudi tăng 2,2%, Indonesia tăng 20%; Malaysia tăng 2,41%...
Công ty Cổ phần Phân tích và Dự báo Thị trường Việt Nam (Agromonitor) cho rằng trong năm 2010 châu Á với những thị trường truyền thống như Philippines, Malaysia sẽ vẫn là những thị trường tiềm năng cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Cơ sở cho nhận định trên là năm qua, xuất khẩu gạo sang các nước châu Á chiếm đến 61,68% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam (so với mức 50,8% của năm 2008).
Trong đó, xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines chiếm hơn một nửa thị phần của toàn khu vực châu Á (chiếm tới 35% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2009). Theo đó, lượng gạo mà Việt Nam xuất khẩu sang Philippines trong năm 2009 đạt gần 1,7 triệu tấn, trị giá hơn 912 triệu USD.
Tiếp theo phải kể đến Malaysia, từ vị trí thứ ba trong năm 2008, đã vươn lên đứng thứ hai với thị phần 9%, tương đương với lượng gạo nhập khẩu hơn 611 nghìn tấn, trị giá khoảng 271 triệu USD.
Các quốc gia thuộc châu Á nằm trong top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2009 còn có: Singapore (đạt 329 nghìn tấn, kim ngạch thu về là 134 triệu USD), Đông Timo (242 nghìn tấn, trị giá 97 triệu USD), Đài Loan (203 nghìn tấn thu về 81 triệu USD) và Iraq (168 nghìn tấn mang lại 68 triệu USD).
Tuy nhiên, theo Agromonitor trong năm 2010, Việt Nam cũng cần đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường xuất khẩu hơn nữa nhằm giảm sự phụ thuộc vào các các đối tác truyền thống, cũng như các hợp đồng xuất khẩu do Chính phủ mở đường.
Thêm vào đó, cần có cơ chế xuất khẩu gạo mang tính khuyến khích hơn để các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể phát huy khả năng, tìm kiếm thị trường và đối tác mới để xuất khẩu gạo với mức giá có lợi nhất.