Châu Âu lo vỡ nợ công
Thị trường tài chính toàn cầu đang đối mặt với những nỗi lo mới sau khi Hy Lạp bị đánh tụt hạng mức tín nhiệm nợ
Thị trường tài chính toàn cầu đang đối mặt với những nỗi lo mới sau khi Hy Lạp bị đánh tụt hạng mức tín nhiệm nợ. Trái phiếu chính phủ Hy Lạp tụt hạng tín nhiệm trong bối cảnh nỗi lo ngại leo thang xung quanh tình hình tài chính công của nước này.
Trong lúc tình hình khủng hoảng nợ Dubai còn chưa ngã ngũ, diễn biến mới từ Hy Lạp làm căng thẳng thêm những mối lo tình hình nợ công của nhiều quốc gia ở châu Âu như Ireland, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha...
Với lý do tình hình tài chính công của Hy Lạp xấu đi, hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings ngày 8/12 đã hạ một hạng định mức tín nhiệm nợ của nước này từ mức A- xuống BBB+. Đây là lần đầu tiên trong 10 năm trở lại đây, một hãng đánh giá tín nhiệm dành cho Hy Lạp định mức tín nhiệm nợ dưới hạng A.
Cũng theo Fitch, triển vọng đối với định mức tín nhiệm nợ BBB+ của Hy Lạp hiện nay là tiêu cực, đồng nghĩa với việc tiếp tục tụt hạng xa hơn có khả năng xảy ra trong thời gian tới. Cùng với đó, Fitch còn hạ mức tính nhiệm của 5 ngân hàng Hy Lạp vì cho rằng, khả năng hỗ trợ các nhà băng của Chính phủ nước này đã giảm xuống.
Hai hãng xếp hạng tín nhiệm khác là Moody’s và Standard&Poor’s hiện cũng đang cảnh báo về khả năng đánh tụt định mức tín nhiệm của Hy Lạp.
Tình hình tài chính công của Hy Lạp đang xấu đi trông thấy khi “núi” nợ của nước này được dự báo sẽ lên tới 150% GDP trong năm tới, đưa quốc gia này thành nước có tỷ lệ nợ công so với GDP cao nhất trong số 16 quốc gia sử dụng đồng Euro (khu vực Eurozone).
Lo ngại trước thực tế này, Liên minh Châu Âu (EU) đã gia tăng áp lực buộc Athens phải đưa tình hình tài chính công về tầm kiểm soát.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Thụy Điển Anders Borg, người đứng đầu Hội đồng Bộ trưởng Tài chính EU, cho rằng, Hy Lạp cần nhìn nhận nghiêm túc về tình hình tài chính công của nước này. “Bất kỳ quốc gia nào có mức thâm hụt ngân sách 10-12% đều không có lựa chọn nào khác ngoài việc đưa ra những quyết định chuẩn xác”, ông Borg nói.
Theo dự báo, thâm hụt ngân sách của Hy Lạp sẽ lên tới 12,7% trong năm nay. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp, ông George Papaconstantinou, tuyên bố, Chính phủ nước này sẽ làm mọi việc cần thiết để giảm thâm hụt ngân sách ít nhất 3,6% về mức 9,1% trong năm tới. Tuy nhiên, thị trường nghi ngờ về khả năng các nhà chức trách Hy Lạp có thể thực hiện việc mạnh tay cắt giảm ngân sách, vì Chính phủ hiện tại của Hy Lạp trúng cử nhờ những lời hứa về tăng hỗ trợ dân nghèo.
Hiện tại, EU đã cho Athens thời gian vài tuần để đưa ra những biện pháp giảm thâm hụt ngân sách cụ thể, nếu không, Hy Lạp có thể phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt.
Ông Jean-Claude Juncker, người đứng đầu nhóm các bộ trưởng bộ tài chính Eurozone, khẳng định, Hy Lạp hiện không có nguy cơ vỡ nợ.
Tuy nhiên, thị trường lo ngại, rắc rối ở Hy Lạp sẽ mở màn cho những cú sốc khác về nợ tại một số quốc gia nữa trong khu vực Eurozone như Ireland, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Đây là những quốc gia chịu tác động nặng nề từ khủng hoảng tài chính.
Thị trường chứng khoán thế giới hôm qua và sáng nay đã mất điểm mạnh trước thông tin từ Hy Lạp và nguy cơ vỡ nợ của tập đoàn Dubai World.
Hai đầu tàu của kinh tế Hy Lạp là du lịch và vận tải biển đã chịu nhiều tác động bất lợi trong thời gian suy thoái toàn cầu, khiến nguồn thu của Chính phủ nước này sa sút.
Mặc dù suy thoái kinh tế tại Hy Lạp không nghiêm trọng như ở nhiều quốc gia thuộc Eurozone khác, nhưng quốc gia 10 triệu dân và đóng góp 2,5% GDP của toàn khu vực Eurozone này phải đối mặt với những vấn đề dài hạn như tốc độ tăng trưởng thấp, sức cạnh tranh suy giảm, doanh thu thuế thấp và dân số lão hóa.
(Theo Reuters)
Trong lúc tình hình khủng hoảng nợ Dubai còn chưa ngã ngũ, diễn biến mới từ Hy Lạp làm căng thẳng thêm những mối lo tình hình nợ công của nhiều quốc gia ở châu Âu như Ireland, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha...
Với lý do tình hình tài chính công của Hy Lạp xấu đi, hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings ngày 8/12 đã hạ một hạng định mức tín nhiệm nợ của nước này từ mức A- xuống BBB+. Đây là lần đầu tiên trong 10 năm trở lại đây, một hãng đánh giá tín nhiệm dành cho Hy Lạp định mức tín nhiệm nợ dưới hạng A.
Cũng theo Fitch, triển vọng đối với định mức tín nhiệm nợ BBB+ của Hy Lạp hiện nay là tiêu cực, đồng nghĩa với việc tiếp tục tụt hạng xa hơn có khả năng xảy ra trong thời gian tới. Cùng với đó, Fitch còn hạ mức tính nhiệm của 5 ngân hàng Hy Lạp vì cho rằng, khả năng hỗ trợ các nhà băng của Chính phủ nước này đã giảm xuống.
Hai hãng xếp hạng tín nhiệm khác là Moody’s và Standard&Poor’s hiện cũng đang cảnh báo về khả năng đánh tụt định mức tín nhiệm của Hy Lạp.
Tình hình tài chính công của Hy Lạp đang xấu đi trông thấy khi “núi” nợ của nước này được dự báo sẽ lên tới 150% GDP trong năm tới, đưa quốc gia này thành nước có tỷ lệ nợ công so với GDP cao nhất trong số 16 quốc gia sử dụng đồng Euro (khu vực Eurozone).
Lo ngại trước thực tế này, Liên minh Châu Âu (EU) đã gia tăng áp lực buộc Athens phải đưa tình hình tài chính công về tầm kiểm soát.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Thụy Điển Anders Borg, người đứng đầu Hội đồng Bộ trưởng Tài chính EU, cho rằng, Hy Lạp cần nhìn nhận nghiêm túc về tình hình tài chính công của nước này. “Bất kỳ quốc gia nào có mức thâm hụt ngân sách 10-12% đều không có lựa chọn nào khác ngoài việc đưa ra những quyết định chuẩn xác”, ông Borg nói.
Theo dự báo, thâm hụt ngân sách của Hy Lạp sẽ lên tới 12,7% trong năm nay. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp, ông George Papaconstantinou, tuyên bố, Chính phủ nước này sẽ làm mọi việc cần thiết để giảm thâm hụt ngân sách ít nhất 3,6% về mức 9,1% trong năm tới. Tuy nhiên, thị trường nghi ngờ về khả năng các nhà chức trách Hy Lạp có thể thực hiện việc mạnh tay cắt giảm ngân sách, vì Chính phủ hiện tại của Hy Lạp trúng cử nhờ những lời hứa về tăng hỗ trợ dân nghèo.
Hiện tại, EU đã cho Athens thời gian vài tuần để đưa ra những biện pháp giảm thâm hụt ngân sách cụ thể, nếu không, Hy Lạp có thể phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt.
Ông Jean-Claude Juncker, người đứng đầu nhóm các bộ trưởng bộ tài chính Eurozone, khẳng định, Hy Lạp hiện không có nguy cơ vỡ nợ.
Tuy nhiên, thị trường lo ngại, rắc rối ở Hy Lạp sẽ mở màn cho những cú sốc khác về nợ tại một số quốc gia nữa trong khu vực Eurozone như Ireland, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Đây là những quốc gia chịu tác động nặng nề từ khủng hoảng tài chính.
Thị trường chứng khoán thế giới hôm qua và sáng nay đã mất điểm mạnh trước thông tin từ Hy Lạp và nguy cơ vỡ nợ của tập đoàn Dubai World.
Hai đầu tàu của kinh tế Hy Lạp là du lịch và vận tải biển đã chịu nhiều tác động bất lợi trong thời gian suy thoái toàn cầu, khiến nguồn thu của Chính phủ nước này sa sút.
Mặc dù suy thoái kinh tế tại Hy Lạp không nghiêm trọng như ở nhiều quốc gia thuộc Eurozone khác, nhưng quốc gia 10 triệu dân và đóng góp 2,5% GDP của toàn khu vực Eurozone này phải đối mặt với những vấn đề dài hạn như tốc độ tăng trưởng thấp, sức cạnh tranh suy giảm, doanh thu thuế thấp và dân số lão hóa.
(Theo Reuters)