Công nghiệp ôtô Mỹ: Khi “tam đại gia” không thể tự quyết số phận
Bộ ba "đại gia" ngành ôtô Mỹ - gồm GM, Chrysler và Ford - lại phải tiếp tục đối mặt với viễn cảnh tồi tệ
Bộ ba "đại gia" ngành ôtô Mỹ - gồm GM, Chrysler và Ford - lại phải tiếp tục đối mặt với viễn cảnh tồi tệ, sau khi Thượng viện nước này phủ quyết gói cứu trợ trị giá 14 tỷ USD.
Sau quyết định gây sốc của Thượng viện Mỹ đối với kế hoạch giải cứu ngành công nghiệp xương sống này, chính quyền của Tổng thống Bush đã cho biết sẽ cân nhắc đến các lựa chọn khác, trong đó có tính đến một phần trong gói cứu trợ 700 tỷ USD dành cho ngành tài chính.
Mặc dù vậy, ba "đại gia" ôtô Mỹ đã bắt đầu tỏ ra mất lòng tin vào sự trợ giúp từ bên ngoài bằng một số động thái vớt vát mong manh.
Hiệu ứng domino
Một ngày sau khi Thượng viện Mỹ phủ quyết gói cứu trợ 14 tỷ USD, GM đã ngay lập tức đưa ra quyết định đóng cửa tạm thời 20 nhà máy tại Mỹ, Canada và Mexico, đồng thời cắt giảm sản lượng 250.000 xe trong quý 1/2009.
Thậm chí, người phát ngôn của tập đoàn ôtô lớn nhất thế giới còn cho biết có thể sẽ tiến hành đóng cửa thêm nhiều nhà máy nữa nhằm cắt giảm chi phí.
Giới quan sát cho rằng động thái tự cứu mình của GM đã cho thấy họ vẫn còn hy vọng vào khả năng chống chọi với khủng hoảng của mình. Tuy vậy, trước đó đã có thông tin cho cho biết GM hiện đang tiến hành thuê luật sư tư vấn phá sản.
Theo thống kê, doanh số tháng 11 của GM đã giảm 41% so với cùng kỳ 2007. Mỗi tháng GM phải đổ khoảng 1 tỷ USD vào việc vận hành bộ máy, chưa kể tới 7,6 tỷ USD thanh toán cho các công ty sản xuất phụ kiện.
Đối với Chrysler, sự im lặng của hãng này sau quyết định của Thượng viện Mỹ về gói cứu trợ khẩn cấp đang cho thấy dấu hiệu về sự thừa nhận khả năng phá sản.
Chrysler cho biết, tính đến hết tháng 12, riêng khoản tiền nợ các nhà cung cấp đã lên đến 7 tỷ USD. Và nếu không được cứu trợ khẩn cấp ngay trong tháng 12, họ sẽ cạn sạch tiền.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, với trường hợp của Chrysler, dù có được cứu trợ hay không thì họ vẫn cứ phá sản.
Riêng với Ford, giới quan sát tỏ ra yên tâm hơn khi khẳng định hãng xe này vẫn còn đủ khả năng tài chính để vượt qua khủng hoảng.
Vậy là trong ba ông lớn này, tình cảnh của GM và Chrysler là bi đát nhất. Và đặt trường hợp một trong ba hãng trên phải tuyên bố phá sản, tương lai của các hãng xe hơi còn lại cũng chẳng lấy gì làm sáng sủa bởi những tác động mạnh mẽ từ hiệu ứng domino.
Thậm chí, phản ứng dây chuyền từ công nghiệp ôtô Mỹ còn có thể đe dọa đến tương lai của nhiều trung tâm công nghiệp ôtô lớn trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc hay châu Âu.
Bất bình và… cầu nguyện
Sau động thái của Thượng viện Mỹ, những hình ảnh người dân bang Michigan, thủ phủ của ngành công nghiệp ôtô nước này, đã xuất hiện hàng loạt trên các trang báo, ngày 13/12.
“Tôi đã phát cáu. Người dân Michigan đang bị bỏ rơi”, Metervier Rizza, một phụ nữ có chồng đã làm việc được 20 năm tại Ford, bày tỏ thái độ bất bình trên tờ Detnews.
Còn anh Presley, kỹ sư ngành ôtô 35 tuổi thì tự hỏi tại sao GM, Chrysler và Ford lại không được giải cứu khi mọi Chính phủ nước ngoài đều có hành động cứu trợ ngành công nghiệp ôtô của họ.
Sự bất bình của người dân Mỹ đối với quyết định của Thượng viện là hoàn toàn dễ hiểu. Bởi lẽ, sự đổ vỡ của ba hãng xe này sẽ kéo theo nguy cơ thất nghiệp của 3 triệu lao động nước này.
Theo thống kê, trong năm 2008, tỷ lệ người lao động mất việc làm tại Mỹ cao nhất trong vòng 34 năm trở lại và tình trạng thất nghiệp cao nhất trong vòng 15 năm, kể từ 1993.
Trong hoàn cảnh bế tắc, hàng nghìn người dân Mỹ vẫn đang cầu nguyện vào một “phép màu” đối với tương lai ngành công nghiệp ôtô.
Sau quyết định gây sốc của Thượng viện Mỹ đối với kế hoạch giải cứu ngành công nghiệp xương sống này, chính quyền của Tổng thống Bush đã cho biết sẽ cân nhắc đến các lựa chọn khác, trong đó có tính đến một phần trong gói cứu trợ 700 tỷ USD dành cho ngành tài chính.
Mặc dù vậy, ba "đại gia" ôtô Mỹ đã bắt đầu tỏ ra mất lòng tin vào sự trợ giúp từ bên ngoài bằng một số động thái vớt vát mong manh.
Hiệu ứng domino
Một ngày sau khi Thượng viện Mỹ phủ quyết gói cứu trợ 14 tỷ USD, GM đã ngay lập tức đưa ra quyết định đóng cửa tạm thời 20 nhà máy tại Mỹ, Canada và Mexico, đồng thời cắt giảm sản lượng 250.000 xe trong quý 1/2009.
Thậm chí, người phát ngôn của tập đoàn ôtô lớn nhất thế giới còn cho biết có thể sẽ tiến hành đóng cửa thêm nhiều nhà máy nữa nhằm cắt giảm chi phí.
Giới quan sát cho rằng động thái tự cứu mình của GM đã cho thấy họ vẫn còn hy vọng vào khả năng chống chọi với khủng hoảng của mình. Tuy vậy, trước đó đã có thông tin cho cho biết GM hiện đang tiến hành thuê luật sư tư vấn phá sản.
Theo thống kê, doanh số tháng 11 của GM đã giảm 41% so với cùng kỳ 2007. Mỗi tháng GM phải đổ khoảng 1 tỷ USD vào việc vận hành bộ máy, chưa kể tới 7,6 tỷ USD thanh toán cho các công ty sản xuất phụ kiện.
Đối với Chrysler, sự im lặng của hãng này sau quyết định của Thượng viện Mỹ về gói cứu trợ khẩn cấp đang cho thấy dấu hiệu về sự thừa nhận khả năng phá sản.
Chrysler cho biết, tính đến hết tháng 12, riêng khoản tiền nợ các nhà cung cấp đã lên đến 7 tỷ USD. Và nếu không được cứu trợ khẩn cấp ngay trong tháng 12, họ sẽ cạn sạch tiền.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, với trường hợp của Chrysler, dù có được cứu trợ hay không thì họ vẫn cứ phá sản.
Riêng với Ford, giới quan sát tỏ ra yên tâm hơn khi khẳng định hãng xe này vẫn còn đủ khả năng tài chính để vượt qua khủng hoảng.
Vậy là trong ba ông lớn này, tình cảnh của GM và Chrysler là bi đát nhất. Và đặt trường hợp một trong ba hãng trên phải tuyên bố phá sản, tương lai của các hãng xe hơi còn lại cũng chẳng lấy gì làm sáng sủa bởi những tác động mạnh mẽ từ hiệu ứng domino.
Thậm chí, phản ứng dây chuyền từ công nghiệp ôtô Mỹ còn có thể đe dọa đến tương lai của nhiều trung tâm công nghiệp ôtô lớn trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc hay châu Âu.
Bất bình và… cầu nguyện
Sau động thái của Thượng viện Mỹ, những hình ảnh người dân bang Michigan, thủ phủ của ngành công nghiệp ôtô nước này, đã xuất hiện hàng loạt trên các trang báo, ngày 13/12.
“Tôi đã phát cáu. Người dân Michigan đang bị bỏ rơi”, Metervier Rizza, một phụ nữ có chồng đã làm việc được 20 năm tại Ford, bày tỏ thái độ bất bình trên tờ Detnews.
Còn anh Presley, kỹ sư ngành ôtô 35 tuổi thì tự hỏi tại sao GM, Chrysler và Ford lại không được giải cứu khi mọi Chính phủ nước ngoài đều có hành động cứu trợ ngành công nghiệp ôtô của họ.
Sự bất bình của người dân Mỹ đối với quyết định của Thượng viện là hoàn toàn dễ hiểu. Bởi lẽ, sự đổ vỡ của ba hãng xe này sẽ kéo theo nguy cơ thất nghiệp của 3 triệu lao động nước này.
Theo thống kê, trong năm 2008, tỷ lệ người lao động mất việc làm tại Mỹ cao nhất trong vòng 34 năm trở lại và tình trạng thất nghiệp cao nhất trong vòng 15 năm, kể từ 1993.
Trong hoàn cảnh bế tắc, hàng nghìn người dân Mỹ vẫn đang cầu nguyện vào một “phép màu” đối với tương lai ngành công nghiệp ôtô.