Cử tri bất bình với Trung Quốc và bán hàng đa cấp
Đã có 3.794 ý kiến, kiến nghị của nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội tại kỳ họp thứ 11
Sáng 21/3, trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khoá 13, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân.
Ông Nhân cho biết, đã có 3.794 ý kiến, kiến nghị của nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội.
Lo lắng biển Đông
Trong những tháng đầu năm 2016, đại bộ phận các tầng lớp nhân dân trong cả nước quan tâm và đánh giá cao việc tổ chức thành công Đại hội 12 của Đảng, ông Nhân nói.
Báo cáo cũng nêu rõ, cử tri và nhân dân quan tâm và mong muốn cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 kế thừa và phát huy thành công Đại hội đảng bộ các cấp của Đảng để lựa chọn những đại biểu có phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ, tâm huyết với đất nước, xứng đáng là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân tham gia vào các cơ quan quyền lực nhà nước.
Cử tri đề nghị Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức hữu quan phối hợp để tổ chức cuộc bầu cử thật sự dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm, thực sự là ngày hội của nhân dân cả nước.
Theo ông Nhân, cử tri và nhân dân cả nước lo lắng, bất bình trước việc Trung Quốc tiếp tục gia tăng các hoạt động bồi đắp, cải tạo, xây dựng các công trình trái luật pháp quốc tế; bố trí vũ khí, quân đội tại các đảo, bãi đá thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam; hành hung, cướp phá tài sản, ngư cụ của ngư dân làm gia tăng sự bất ổn trong khu vực, đe dọa tự do hàng hải, vi phạm Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông được ký giữa các nước ASEAN và Trung Quốc (DOC).
Đề nghị Đảng, Nhà nước có các giải pháp đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả hơn nhằm giữ vững chủ quyền quốc gia, bảo vệ ngư dân, tăng cường công tác đối ngoại và thông tin kịp thời, đầy đủ trên các phương tiện thông tin đại chúng về diễn biến tình hình biển Đông, ông Nhân phản ánh ý kiến của cử tri.
Bức xúc đa cấp
Về những kiến nghị cụ thể, ông Nhân cho biết, cử tri và nhân dân tiếp tục phản ánh tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và tiêu dung.
Nhân dân lo lắng, bức xúc về việc sử dụng hóa chất độc hại trong bảo quản, chế biến thực phẩm việc sử dụng chất cấm trong sản xuất nông nghiệp gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng và ngành chăn nuôi trong nước.
Cử tri cũng phản ánh, trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp kinh doanh hàng đa cấp lừa đảo gây hậu quả nghiêm trọng. Một số vụ việc diễn ra trong thời gian dài, phạm vi rộng ở nhiều địa phương, gây thiệt hại lớn cho nhiều người dân nhưng chậm được phát hiện, ngăn chặn và xử lý.
Nhân dân đề nghị Bộ Công Thương và chính quyền các cấp siết chặt việc cấp phép kinh doanh và giám sát chặt chẽ việc bán hàng đa cấp, xử lý nghiêm các vi phạm và nâng cao chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp, ông Nhân trình bày.
Nhân dân cũng tâm tư khi việc thực hiện cho vay hỗ trợ mua nhà ở với gói tín dụng 30.000 tỷ đồng đã tạo điều kiện cho nhiều người dân có thu nhập thấp mua được nhà để ổn định cuộc sống.
Tuy nhiên, nhiều người dân khi thực hiện ký hợp đồng tín dụng không hiểu rõ nội dung về thời hạn áp dụng lãi suất vay ưu đãi, mặt khác, một số ngân hàng chưa giải thích rõ về các điều khoản trong hợp đồng theo quy định, dẫn đến tình trạng người dân bất ngờ, lúng túng trước thông tin áp dụng lãi suất thương mại thông thường đối với dư nợ giải ngân sau ngày 1/6/2016.
Cử tri và nhân dân kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát và có giải pháp kịp thời để bảo đảm những người có thu nhập thấp đã ký kết vay theo gói hỗ trợ trên tiếp tục được hưởng lãi suất ưu đãi theo mức hỗ trợ ban đầu để ổn định cuộc sống, báo cáo nêu.
Bên cạnh những vấn đề nêu trên, nhân dân còn bức xúc trước nhiều vụ việc xây dựng không phép, trái phép được phát hiện trong thời gian qua và công tác quản lý yếu kém, có nhiều dấu hiệu tiêu cực, việc xác định trách nhiệm không rõ, xử lý không kiên quyết.
Ý kiến của cử tri không chỉ thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, xem xét trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương, đơn vị quản lý để xảy ra sai phạm mà còn cần báo cáo tại kỳ họp sớm nhất của Quốc hội và công bố rộng rãi trên thông tin đại chúng về kết quả giải quyết vụ việc để người dân giám sát.
Ông Nhân cho biết, đã có 3.794 ý kiến, kiến nghị của nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội.
Lo lắng biển Đông
Trong những tháng đầu năm 2016, đại bộ phận các tầng lớp nhân dân trong cả nước quan tâm và đánh giá cao việc tổ chức thành công Đại hội 12 của Đảng, ông Nhân nói.
Báo cáo cũng nêu rõ, cử tri và nhân dân quan tâm và mong muốn cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 kế thừa và phát huy thành công Đại hội đảng bộ các cấp của Đảng để lựa chọn những đại biểu có phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ, tâm huyết với đất nước, xứng đáng là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân tham gia vào các cơ quan quyền lực nhà nước.
Cử tri đề nghị Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức hữu quan phối hợp để tổ chức cuộc bầu cử thật sự dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm, thực sự là ngày hội của nhân dân cả nước.
Theo ông Nhân, cử tri và nhân dân cả nước lo lắng, bất bình trước việc Trung Quốc tiếp tục gia tăng các hoạt động bồi đắp, cải tạo, xây dựng các công trình trái luật pháp quốc tế; bố trí vũ khí, quân đội tại các đảo, bãi đá thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam; hành hung, cướp phá tài sản, ngư cụ của ngư dân làm gia tăng sự bất ổn trong khu vực, đe dọa tự do hàng hải, vi phạm Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông được ký giữa các nước ASEAN và Trung Quốc (DOC).
Đề nghị Đảng, Nhà nước có các giải pháp đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả hơn nhằm giữ vững chủ quyền quốc gia, bảo vệ ngư dân, tăng cường công tác đối ngoại và thông tin kịp thời, đầy đủ trên các phương tiện thông tin đại chúng về diễn biến tình hình biển Đông, ông Nhân phản ánh ý kiến của cử tri.
Bức xúc đa cấp
Về những kiến nghị cụ thể, ông Nhân cho biết, cử tri và nhân dân tiếp tục phản ánh tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và tiêu dung.
Nhân dân lo lắng, bức xúc về việc sử dụng hóa chất độc hại trong bảo quản, chế biến thực phẩm việc sử dụng chất cấm trong sản xuất nông nghiệp gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng và ngành chăn nuôi trong nước.
Cử tri cũng phản ánh, trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp kinh doanh hàng đa cấp lừa đảo gây hậu quả nghiêm trọng. Một số vụ việc diễn ra trong thời gian dài, phạm vi rộng ở nhiều địa phương, gây thiệt hại lớn cho nhiều người dân nhưng chậm được phát hiện, ngăn chặn và xử lý.
Nhân dân đề nghị Bộ Công Thương và chính quyền các cấp siết chặt việc cấp phép kinh doanh và giám sát chặt chẽ việc bán hàng đa cấp, xử lý nghiêm các vi phạm và nâng cao chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp, ông Nhân trình bày.
Nhân dân cũng tâm tư khi việc thực hiện cho vay hỗ trợ mua nhà ở với gói tín dụng 30.000 tỷ đồng đã tạo điều kiện cho nhiều người dân có thu nhập thấp mua được nhà để ổn định cuộc sống.
Tuy nhiên, nhiều người dân khi thực hiện ký hợp đồng tín dụng không hiểu rõ nội dung về thời hạn áp dụng lãi suất vay ưu đãi, mặt khác, một số ngân hàng chưa giải thích rõ về các điều khoản trong hợp đồng theo quy định, dẫn đến tình trạng người dân bất ngờ, lúng túng trước thông tin áp dụng lãi suất thương mại thông thường đối với dư nợ giải ngân sau ngày 1/6/2016.
Cử tri và nhân dân kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát và có giải pháp kịp thời để bảo đảm những người có thu nhập thấp đã ký kết vay theo gói hỗ trợ trên tiếp tục được hưởng lãi suất ưu đãi theo mức hỗ trợ ban đầu để ổn định cuộc sống, báo cáo nêu.
Bên cạnh những vấn đề nêu trên, nhân dân còn bức xúc trước nhiều vụ việc xây dựng không phép, trái phép được phát hiện trong thời gian qua và công tác quản lý yếu kém, có nhiều dấu hiệu tiêu cực, việc xác định trách nhiệm không rõ, xử lý không kiên quyết.
Ý kiến của cử tri không chỉ thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, xem xét trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương, đơn vị quản lý để xảy ra sai phạm mà còn cần báo cáo tại kỳ họp sớm nhất của Quốc hội và công bố rộng rãi trên thông tin đại chúng về kết quả giải quyết vụ việc để người dân giám sát.