Quốc hội nhất trí kiện toàn nhân sự cấp cao
9h sáng 21/3, Quốc hội khoá 13 đã khai mạc kỳ họp thứ 11, kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khoá 13
9h sáng 21/3, Quốc hội khoá 13 đã khai mạc kỳ họp thứ 11, kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khoá 13.
Nhiệm vụ rất nặng nề
Trước đó, tại phiên họp trù bị, Quốc hội đã nhất trí thông qua toàn bộ chương trình kỳ họp, bao gồm nội dung miễn nhiệm và bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và nhiều chức danh khác.
Trước đó, tại phiên họp trù bị, Quốc hội đã nhất trí thông qua toàn bộ chương trình kỳ họp, bao gồm nội dung miễn nhiệm và bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và nhiều chức danh khác.
Bên lề phiên khai mạc, một số vị đại biểu cũng đã trao đổi với VnEconomy xung quanh nội dung này, và sẽ được phản ánh trong một bài viết riêng.
Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, Quốc hội sẽ xem xét quyết định việc miễn nhiệm, bầu, phê chuẩn một số nhân sự cấp cao của Đảng và Nhà nước. Ông cũng nhấn mạnh hai chữ "đặc biệt" cho nội dung này.
Chủ tịch đánh giá, những tháng đầu năm 2016, kinh tế - xã hội đạt được những kết quả khả quan. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tăng trưởng kinh tế tiếp tục đà phục hồi, môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện.
Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, xã hội, y tế có bước phát triển. An sinh xã hội được bảo đảm, phúc lợi xã hội và đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Tình hình xã hội ổn định, tiềm lực quốc phòng được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.
Quan hệ đối ngoại, hợp tác, hội nhập quốc tế thu được những kết quả nổi bật, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên…, Chủ tịch nói.
Ông nhấn mạnh, kỳ họp thứ 11 là thời điểm để Quốc hội nhìn lại chặng đường đã qua, đánh giá thực trạng kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, tư pháp và các mặt công tác khác, đề ra các việc cần làm trong năm 2016 và những năm tiếp theo của kế hoạch 5 năm, phấn đấu hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ, tạo thế và lực đưa đất nước vững vàng bước vào chặng đường phát triển mới.
Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, kỳ họp thứ 11 là kỳ họp có khối lượng công việc rất lớn, với nhiều nội dung quan trọng. Bên cạnh tiến hành kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước, Quốc hội còn xem xét, tổng kết hoạt động của bộ máy Nhà nước trong nhiệm kỳ qua, xem xét quyết định kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm.
Trong kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 13, nhiệm vụ rất nặng nề và trách nhiệm cũng rất lớn lao, Chủ tịch nhấn mạnh.
Sau phát biểu của Chủ tịch Quốc hội, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội trước Quốc hội.
Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội mới sẽ tuyên thệ
Theo chương trình kỳ họp, quy trình làm nhân sự sẽ được bắt đầu từ 10h30 phút ngày 30/3. Tại đây, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia.
Việc miễn nhiệm và bầu nhân sự mới đều được thực hiện theo hình thức bỏ phiếu kín với cùng một ban kiểm phiếu.
Chiều cùng ngày, sau khi kết quả bỏ phiếu miễn nhiệm được công bố, nhân sự dự kiến để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia sẽ được trình Quốc hội.
Sáng 31/3, sau khi có kết quả kiểm phiếu và Quốc hội thông qua nghị quyết bầu chức danh này thì Chủ tịch Quốc hội sẽ tuyên thệ trước Quốc hội.
Ngay sau đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch nước.
Nhân sự mới để bầu Chủ tịch nước được trình vào chiều cùng ngày và kết quả bầu được công bố sáng 2/4. Chủ tịch nước cũng sẽ tiến hành tuyên thệ trước Quốc hội.
Sáng 6/4, Chủ tịch nước sẽ trình Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng. Trước khi Quốc hội tiến hành bỏ phiếu miễn nhiệm vào chiều cùng ngày, chương trình kỳ họp đã thiết kế thời gian để Thủ tướng Chính phủ có thể phát biểu (nếu có).
Cuối chiều cùng ngày, Chủ tịch nước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ.
Kết quả bầu Thủ tướng sẽ được công bố vào sáng 7/4. Sau đó, Thủ tướng mới sẽ tuyên thệ như hai chức danh nói trên.
Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội mới sẽ tuyên thệ
Theo chương trình kỳ họp, quy trình làm nhân sự sẽ được bắt đầu từ 10h30 phút ngày 30/3. Tại đây, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia.
Việc miễn nhiệm và bầu nhân sự mới đều được thực hiện theo hình thức bỏ phiếu kín với cùng một ban kiểm phiếu.
Chiều cùng ngày, sau khi kết quả bỏ phiếu miễn nhiệm được công bố, nhân sự dự kiến để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia sẽ được trình Quốc hội.
Sáng 31/3, sau khi có kết quả kiểm phiếu và Quốc hội thông qua nghị quyết bầu chức danh này thì Chủ tịch Quốc hội sẽ tuyên thệ trước Quốc hội.
Ngay sau đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch nước.
Nhân sự mới để bầu Chủ tịch nước được trình vào chiều cùng ngày và kết quả bầu được công bố sáng 2/4. Chủ tịch nước cũng sẽ tiến hành tuyên thệ trước Quốc hội.
Sáng 6/4, Chủ tịch nước sẽ trình Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng. Trước khi Quốc hội tiến hành bỏ phiếu miễn nhiệm vào chiều cùng ngày, chương trình kỳ họp đã thiết kế thời gian để Thủ tướng Chính phủ có thể phát biểu (nếu có).
Cuối chiều cùng ngày, Chủ tịch nước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ.
Kết quả bầu Thủ tướng sẽ được công bố vào sáng 7/4. Sau đó, Thủ tướng mới sẽ tuyên thệ như hai chức danh nói trên.