Cuộc chiến pháp lý giữa Nike và StockX tiếp tục căng thẳng
Nike, gã khổng lồ về giày thể thao đã nhiều lần thắng kiện và được tòa án cho phép tiêu hủy các hàng hóa sử dụng thương hiệu Nike trái phép trong quá khứ. Vụ kiện mới nhất của họ lại cũng đang gây được sự chú ý trên toàn thế giới…
Mặc dù Nike và StockX vẫn đang trong một cuộc chiến pháp lý về bộ sưu tập NFT, mới đây, thương hiệu thời trang thể thao tiếp tục tuyên bố rằng họ đã mua phải 4 đôi giày “nhái” từ StockX, dù nền tảng này luôn cam kết chỉ bán giày chính hãng. Ngay lập tức, Nike đã yêu cầu thẩm phán liên bang cho phép họ thêm các cáo buộc hàng giả và quảng cáo sai sự thật vào vụ kiện đang diễn ra giữa họ và StockX.
Thông cáo từ phía Nike cho biết: “Bốn đôi giày giả đó được mua trong khoảng thời gian hai tháng qua trên nền tảng StockX. Tất cả các đôi giày khi mua đều được gắn mác đã được kiểm duyệt chất lượng và bản quyền của StockX và những đôi giày đều được đính kèm thêm một biên lai được bỏ vào hộp cũng đến từ StockX”. Đặc biệt, một trong những đôi giày mà Nike tuyên bố là hàng “nhái” chính là đôi Nike Jordan 1 Retro High OG “Patent Bred”.
Bên dưới bài đăng của Nike, nhiều người dùng mạng xã hội đã để lại những dòng bình luận cho rằng điểm уếu lớn nhất StockX thường haу gặp là lỗi kiểm tra giàу. Nhiều Youtuber đã đăng các clip review lên mạng cho biết đôi giàу họ mua trên StockX khác hoàn toàn ᴠới những đôi họ mua chính hãng ở Nike, Adidaѕ hoặc Puma. Nhiều khách hàng cũng tư vấn cho nhau nên kiểm tra kỹ khi nhận được ѕản phẩm, vì có khả năng sẽ mua phải những đôi giàу “fake” từ StockX.
Tuy nhiên, phía StockX ngay lập tức đưa ra tuyên bố phản hồi những cáo buộc này của Nike. Đại diện nền tảng này cho biết: “Chúng tôi cực kỳ coi trọng việc bảo vệ khách hàng và đã đầu tư hàng triệu USD để chống lại sự gia tăng của các sản phẩm giả mạo mà hầu như mọi thị trường toàn cầu đều phải đối mặt ngày nay. Cáo buộc này của Nike không chỉ vô căn cứ mà còn vô lý, vì hàng trăm nhân viên của Nike — bao gồm cả giám đốc điều hành cấp cao hiện tại — đã sử dụng StockX để mua và bán sản phẩm”.
“Chiến thuật mới nhất này không gì khác hơn là một nỗ lực hoảng loạn và tuyệt vọng của Nike nhằm “hâm nóng” lại cuộc chiến pháp lý đang có nguy cơ thất bại khi chống lại chương trình Vault NFT sáng tạo của chúng tôi – một cuộc cách mạng hóa cách người tiêu dùng có thể mua, lưu trữ và bán đồ sưu tầm một cách an toàn, hiệu quả và bền vững. Đơn kiện của Nike không có giá trị và thể hiện rõ ràng sự thiếu hiểu biết của họ về thị trường hiện đại,” địa diện StockX nói thêm.
Trước đó, trong một đơn khiếu nại được đệ trình vào đầu tháng 2/2022 tại tòa án liên bang New York, Nike đã cáo buộc StockX ăn cắp thương hiệu của họ để kiếm tiền từ “thị trường vàng” NFT. Theo đó, StockX đã bán các phiên bản NFT của Nike Dunk, Air Jordan 1 cùng các dòng giày khác. Họ gọi các NFT này là Vault NFT.
Theo StockX, Vault NFT chỉ đơn giản là một biên lai mã hóa và khách hàng có thể đổi NFT để lấy các đôi giày thật trong tương lai. Tuy nhiên, nhiều NFT đã được bán với giá lên đến 1.000 đô la Mỹ nhưng hầu như rất ít người đổi chúng lấy giày thật. Điều đáng chú ý là Nike cho biết họ không hề ủy quyền hoặc cho phép StockX sử dụng hình ảnh giày cũng như thương hiệu Nike để tạo ra các mã NFT trên. Đơn kiện ghi nhận StockX đã bán được hơn 500 NFT mang nhãn hiệu Nike.
Vụ kiện này xảy ra trong bối cảnh Nike mới vừa công bố quan hệ đối tác với studio RTFKT để đúc các NFT của riêng họ. Lý thuyết “biên lai” của StockX cho NFT có thể sẽ gây ra nhầm lẫn với người tiêu dùng gây ảnh hưởng tới các sản phẩm NFT Nike “chính hãng”. Theo quan điểm của gã khổng lồ trong thế giới giày thể thao này thì đây chính xác là một hành động vi phạm bản quyền và xâm phạm hình ảnh thương hiệu một cách trắng trợn.
Nike muốn StockX phải ngừng bán giày NFT, đền bù mọi thiệt hại và “yêu cầu StockX giao cho Nike tất cả các Vault NFT để tiêu hủy”. Vụ kiện này có thể sẽ đi vào lịch sử khi các sản phẩm mà Nike muốn tiêu hủy là NFT (Non-Fungible token), loại tài sản mã hóa không thể thay thế và tồn tại vĩnh viễn trên blockchain Ethereum hay nói cách khác là một tài sản không thể phá hủy.
Được biết thì StockX có trụ sở tại Detroit, một nền tảng bán lại giày thể thao, túi xách và các hàng hóa khác, được định giá hơn 3,8 tỷ USD vào năm ngoái. Ở Việt Nam hoặc bất cứ đâu, việc mua giày chính hãng không phải là luôn dễ dàng, vì thế, nhiều người tìm cách mua online trên StockX.
StockX là một sàn giao dịch giày được tiêu chuẩn hóa ở Hoa Kỳ, tương tự như eBay. Được thành lập vào năm 2016, StockX cho phép những người bán muốn tham gia vào hoạt động kinh doanh giày thể thao có thể bán giày và người mua thực hiện mua hàng trực tuyến thông qua nền tảng. Khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày không hề nhỏ và hiện StockX đã trở thành sàn giao dịch giày thể thao trực tuyến nổi tiếng nhất thế giới.