Đề nghị Singapore mở rộng hợp tác nguồn nhân lực với Việt Nam

Nhật Dương
Chia sẻ

Việt Nam mong muốn thúc đẩy tiếp tục hợp tác với Singapore qua việc triển khai các bản ghi nhớ về hợp tác lao động, trao đổi tài năng đổi mới sáng tạo…

Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan trao đổi với Bộ trưởng Bộ Nguồn nhân lực kiêm Bộ trưởng thứ hai của Bộ Công Thương Singapore, ông Tan See Len. Ảnh: MOLISA.
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan trao đổi với Bộ trưởng Bộ Nguồn nhân lực kiêm Bộ trưởng thứ hai của Bộ Công Thương Singapore, ông Tan See Len. Ảnh: MOLISA.

Đấy là đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại cuộc làm việc với Bộ trưởng Bộ Nguồn nhân lực kiêm Bộ trưởng thứ hai của Bộ Công Thương Singapore Tan See Leng, theo thông tin từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Tại cuộc làm việc, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan bày tỏ Việt Nam mong muốn thúc đẩy tiếp tục hợp tác với Singapore qua việc triển khai các Bản Ghi nhớ về Hợp tác Lao động và Phát triển nguồn nhân lực, trao đổi tài năng đổi mới sáng tạo (Chương trình ITX), và Thỏa thuận hợp tác giữa Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và Viện Giáo dục kỹ thuật Singapore.

Riêng với Bản ghi nhớ triển khai Chương trình ITX, Thứ trưởng cho biết mặc dù vẫn còn một số vướng mắc trong tiếp nhận lao động Singapore vào Việt Nam, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng, báo cáo Chính phủ để triển khai Chương trình theo hướng tạo thuận lợi hơn nữa cho các ứng viên.

Phản hồi về đề xuất này, Bộ trưởng Tan See Leng đề nghị mỗi bên chỉ định đầu mối liên hệ để trao đổi về các vấn đề liên quan và xây dựng lộ trình triển khai cụ thể của Bản ghi nhớ Hợp tác Lao động và Phát triển nguồn nhân lực, mong muốn nội dung phát triển nguồn nhân lực có thể trở thành một trụ cột hợp tác trong Sáng kiến Kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Singapore (CMM).

Hiện nay, Singapore và Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động hợp tác đặc biệt thông qua các dự án Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), trong đó hợp tác về phát triển nguồn nhân lực sẽ là một cấu phần quan trọng hợp tác giữa hai nước.

Ông Tan See Leng mong muốn Việt Nam sẽ hỗ trợ để thực hiện Chương trình ITX thành công như mong đợi. Với chương trình ITE, Bộ trưởng hứa sẽ kết nối với Bộ Giáo dục Singapore thúc đẩy chương trình hợp tác, tổ chức đào tạo giảng viên nguồn cho Việt Nam, nhằm mở rộng tác động của chương trình tới nhiều hơn đội ngũ giảng viên giáo dục nghề nghiệp trong thời gian tới.

Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN (ALMM) lần thứ 28 và Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN+3 (ALMM+3) lần thứ 13 vừa được tổ chức tại Singapore, đoàn công tác Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam cũng đã có các cuộc làm việc với Trưởng đoàn một số quốc gia châu Á về mở rộng hợp tác nguồn nhân lực.

Tại cuộc làm việc với Thứ trưởng Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc Kim Ni Suk, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan cho biết hiện nay Việt Nam có khoảng 84.000 lao động đang làm việc tại Hàn Quốc theo các Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (Chương trình EPS), Chương trình lao động chuyên môn kỹ thuật (visa E7), Chương trình thuyền viên tàu cá gần bờ (visa E10), và Chương trình lao động thời vụ (visa C4 và E8).

Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan gặp gỡ Thứ trưởng Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc Kim Ni Suk. Ảnh: MOLISA.
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan gặp gỡ Thứ trưởng Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc Kim Ni Suk. Ảnh: MOLISA.

Bên cạnh đó, hai bên cũng có nhiều hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực về an toàn vệ sinh lao động, giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, hiện số lao động được các địa phương cử đi làm việc qua các chương trình lao động thời vụ chưa tương xứng với kỳ vọng của Chính phủ hai nước.

Thứ trưởng Kim Ni Suk chia sẻ với xu hướng già hóa dân số hiện nay, Hàn Quốc có nhu cầu tiếp nhận nhiều lao động nước ngoài. Các tiêu chí lựa chọn quốc gia tiếp nhận sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố là nhu cầu, đề xuất của doanh nghiệp; và việc tỷ lệ giảm lao động sinh sống bất hợp pháp tại Hàn Quốc.

Ông cho biết nếu các vướng mắc về lao động bất hợp pháp có thể được giải quyết, phía Hàn Quốc sẵn sàng mở rộng việc chuyển đổi visa E9 sang E7 cho lao động Việt Nam. Theo ông, lao động Việt Nam nhìn chung được các đơn vị sử dụng lao động của Hàn Quốc đánh giá cao và tin tưởng lựa chọn.

Tại buổi gặp gỡ, hai bên nhất trí sẽ tích cực phối hợp giữa hai cơ quan để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng, thúc đẩy hợp tác hiệu quả trong thời gian tới.

Gặp gỡ ông Seiji Tanaka, Thứ trưởng phụ trách chính sách của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan hoan nghênh việc Nhật Bản ban hành Chương trình Đào tạo lao động, mang lại cơ hội tốt hơn cho người lao động Việt Nam sang làm việc. Các công ty tiếp nhận chia sẻ phí giúp giảm gánh nặng cho người lao động.

Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan trao đổi với ông Seiji Tanaka, Thứ trưởng phụ trách chính sách của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản. Ảnh: MOLISA.
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan trao đổi với ông Seiji Tanaka, Thứ trưởng phụ trách chính sách của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản. Ảnh: MOLISA.

Ông Seiji Tanaka cho biết Nhật Bản mong muốn tạo điều kiện cho người Việt Nam sang nước này học tập và làm việc một cách ổn định và lâu dài. Vì vậy, Chương trình Đào tạo lao động sẽ tạo điều kiện cho người lao động có thể chuyển đổi tư cách lưu trú của mình một cách thuận lợi hơn.

Theo ông Seiji Tanaka, Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam thông qua các dự án ODA, cụ thể là việc tiếp tục triển khai dự án thông tin thị trường lao động cho lao động di cư thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), nhằm tăng cường minh bạch trong quá trình tuyển dụng, ngăn chặn việc đơn vị dịch vụ trung gian thu phí trái quy định. Dự án dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2025. 

Nhân dịp này, hai bên thống nhất sớm đàm phán và ký kết Bản Ghi nhớ (MOC) theo Luật Việc làm mới của Nhật Bản. Đồng thời, tiếp tục hợp tác trong các lĩnh vực khác như an toàn vệ sinh lao động và giáo dục nghề nghiệp - những lĩnh vực Nhật Bản có thế mạnh.

Gặp gỡ Bộ trưởng Bộ Lao động Thái Lan Phiphat Ratchakitprakarn, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan đề nghị hai bên cần sớm thúc đẩy ký kết Thỏa thuận hợp tác và mở rộng các nhóm ngành nghề tiếp nhận lao động Việt Nam từ hai ngành xây dựng và đánh cá, sang toàn bộ 25 nghề như đang áp dụng với Campuchia, Lào và Myanmar.

Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan trao đổi với Bộ trưởng Bộ Lao động Thái Lan Phiphat Ratchakitprakarn. Ảnh: MOLISA.
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan trao đổi với Bộ trưởng Bộ Lao động Thái Lan Phiphat Ratchakitprakarn. Ảnh: MOLISA.

Ủng hộ đề xuất này, Bộ trưởng Lao động Thái Lan mong muốn hai bên sớm thống nhất xúc tiến hoàn thiện quá trình đảm phán tiến tới ký kết Bản Ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực lao động nói chung, và thỏa thuận về đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Thái Lan trong tháng 12/2024.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con