Để trở thành nước phát triển vào năm 2045: Cần ưu tiên nguồn lực cho vùng chậm phát triển

TS. Nguyễn Huy Lương, Nguyên Cục trưởng Cục Thống kê Phú Thọ, Chủ tịch Hội Thống kê Phú Thọ
Chia sẻ

Chỉ 2/6 vùng của cả nước đạt trình độ phát triển khá, 4 vùng còn lại đạt trình độ trung bình và cách khá xa so với trình độ của 2 vùng phát triển. Điều này đòi hỏi phải có sự ưu tiên bố trí các nguồn lực đầu tư cho 4 vùng chậm phát triển nhằm nâng cao điểm số một số chỉ tiêu thấp điểm...

Ưu tiên cho vùng Tây Nguyên và vùng Trung du và miền núi phía Bắc bởi đây là hai vùng có trình độ phát triển thấp hơn các vùng khác trong cả nước.
Ưu tiên cho vùng Tây Nguyên và vùng Trung du và miền núi phía Bắc bởi đây là hai vùng có trình độ phát triển thấp hơn các vùng khác trong cả nước.

Vùng có vai trò, vị trí chiến lược rất quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh đối với cả nước. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao, thì sự nghiệp xây dựng từng vùng cũng đều phải hướng tới mục tiêu trở thành vùng phát triển, thu nhập cao.

Tuy nhiên, tương quan trình độ phát triển giữa các vùng đến nay vẫn còn chênh lệch khá lớn. Kết quả thực hiện các tiêu chí thành phần và xếp hạng các vùng theo chỉ số phát triển kinh tế - xã hội (Sn) và theo các chỉ số thành phần đến năm 2020 và đến năm 2021 thể hiện ở bảng 1 và bảng 2.

Để trở thành nước phát triển vào năm 2045: Cần ưu tiên nguồn lực cho vùng chậm phát triển - Ảnh 1
Để trở thành nước phát triển vào năm 2045: Cần ưu tiên nguồn lực cho vùng chậm phát triển - Ảnh 2

Căn cứ kết quả đạt được tại bảng 1 và bảng 2, áp dụng phương pháp biên soạn chỉ số (Sn) của Tổng cục Thống kê để xếp hạng các vùng theo chỉ số phát triển chung (bảng 3), theo các chỉ số thành phần đến năm 2020 (bảng 4), và theo các chỉ số thành phần đến năm 2021 (bảng 5).

Theo Bảng 3: Đến năm 2021 có hai vùng đạt trình độ phát triển khá, đứng đầu là vùng Đông Nam bộ (đạt 77,96/100 điểm), đứng thứ hai là vùng Đồng bằng sông Hồng (đạt 74,0/100 điểm); bốn vùng còn lại đạt trình độ trung bình gồm: vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đứng thứ ba (đạt 60,99/100 điểm), vùng Đồng bằng sông Cửu Long đứng thứ tư (đạt 56,17/100 điểm), vùng Trung du và miền núi phía Bắc đứng thứ năm (đạt 51,59/100 điểm), và vùng Tây Nguyên đứng vị trí thứ sáu (đạt 49,71/100 điểm).

Để trở thành nước phát triển vào năm 2045: Cần ưu tiên nguồn lực cho vùng chậm phát triển - Ảnh 4

Theo đó, tương quan trình độ phát triển giữa các vùng đến năm 2021 có sự chênh lệch khá xa, so với trình độ phát triển của vùng Đông Nam bộ là vùng đứng đầu, trình độ phát triển của vùng Tây Nguyên thấp hơn 28,25 điểm, vùng Trung du và miền núi phía Bắc thấp hơn 26,37 điểm, vùng Đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn 21,79 điểm, Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thấp hơn 16,97 điểm.

Để trở thành nước phát triển vào năm 2045: Cần ưu tiên nguồn lực cho vùng chậm phát triển - Ảnh 5
Để trở thành nước phát triển vào năm 2045: Cần ưu tiên nguồn lực cho vùng chậm phát triển - Ảnh 6

Theo Bảng 5: Để thu hẹp mức độ chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng, trong các năm tới, Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành Trung ương cần quan tâm chỉ đạo, bố trí các nguồn lực đầu tư cho bốn vùng chậm phát triển.

Để trở thành nước phát triển vào năm 2045: Cần ưu tiên nguồn lực cho vùng chậm phát triển - Ảnh 7
Để trở thành nước phát triển vào năm 2045: Cần ưu tiên nguồn lực cho vùng chậm phát triển - Ảnh 8

Trong đó, chú ý ưu tiên cho vùng Tây Nguyên và vùng Trung du và miền núi phía Bắc, trước hết tập trung đầu tư nâng cao kết quả thực hiện các tiêu chí: Thu nhập bình quân đầu người, Tỷ lệ đô thị hóa, Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ, Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều, Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh là các tiêu chí hai vùng này còn đạt rất thấp so với vùng có trình độ phát triển hàng đầu và so với mức chuẩn (ngưỡng) cần đạt để trở thành vùng phát triển, thu nhập cao.

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 15-2023 phát hành ngày 10-04-2023. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây: 

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Để trở thành nước phát triển vào năm 2045: Cần ưu tiên nguồn lực cho vùng chậm phát triển - Ảnh 9

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con