Đề xuất mở rộng cao tốc TP.HCM – Trung Lương lên 8 làn xe

Xuân Nghi
Chia sẻ

Đề xuất đầu tư mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương từ 4 làn xe hiện hữu (chưa bao gồm 2 làn khẩn cấp) lên 8 làn xe nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao, giải quyết bài toán kẹt xe cũng như đồng bộ hóa các dự án hạ tầng trong vùng...

Cao tốc TP.HCM - Trung Lương điểm cuối tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (Châu Thành, Tiền Giang)
Cao tốc TP.HCM - Trung Lương điểm cuối tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (Châu Thành, Tiền Giang)

Nội dung trên được đề cập trong văn bản Sở Giao thông vận tải TP.HCM gửi Ủy ban nhân dân Thành phố để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành liên quan.

MỞ RỘNG ĐỂ BẢO ĐẢM NHU CẦU KẾT NỐI VÙNG

Dự án cao tốc TP.HCM – Trung Lương có chiều dài toàn tuyến 61,9 km; trong đó tuyến chính cao tốc dài 39,8 km, các tuyến đường nối, đường dẫn dài 22,1 km, được khởi công xây dựng vào tháng 12/2004, hoàn thành và đưa vào khai thác vào tháng 02/2010.

Cao tốc TP.HCM – Trung Lương có 4 làn xe, tốc độ thiết kế 120 km/h và 2 làn khẩn cấp, cứu hộ, bắt đầu thu phí từ năm 2011 và đến cuối năm 2018 thì chấm dứt thu phí do hết hạn hợp đồng bản quyền thu phí. Tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương hiện do Cục Quản lý Đường bộ 4, Tổng cục Đường bộ, Bộ Giao thông vận tải quản lý.

Sau khi dừng thu phí, từ đầu năm 2019 lượng xe trên tuyến cao tốc này tăng đột biến. Theo thống kê, lúc cao điểm có trên 51.000 xe/ngày đêm, dẫn đến mặt đường bị hư hỏng. Tình trạng xe chạy vào làn khẩn cấp do ùn ứ, người dân phá rào vào cao tốc bắt xe,… diễn ra thường xuyên.

Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết, hiện nay, lượng xe đi các tỉnh Miền Tây qua cao tốc TP.HCM - Trung Lương rất lớn, quy mô đầu tư giai đoạn 1 của tuyến chính và các tuyến nối được tính toán cách đây hơn 10 năm đến nay không đáp ứng với nhu cầu thực tiễn. Tuyến cao tốc thường xuyên kẹt xe, bị ùn ứ, đặc biệt là các dịp cuối tuần, lễ tết. Điều này làm ảnh hưởng đến việc kết nối vùng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Vẫn theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, do mặt bằng của dự án đã giải phóng xong từ giai đoạn trước nên việc mở rộng cao tốc từ 4 làn lên 8 làn, được đánh giá sẽ thuận lợi. Dự kiến, dự án mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương được triển khai theo phương thức đối tác công tư (PPP) và giao một địa phương có cao tốc đi qua chủ trì thực hiện.

Theo quy hoạch, TP.HCM có năm tuyến cao tốc kết nối cùng hai tuyến đường Vành đai 3, Vành đai 4 với tổng chiều dài 564 km. Tuy nhiên, đến nay khu vực TP.HCM mới chỉ hai cao tốc là TP.HCM - Trung Lương và TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, và một đoạn tuyến Vành đai 3, với tổng chiều dài 131 km được đưa vào khai thác, sử dụng.

Vì vậy, Sở Giao thông vận tải TP.HCM kiến nghị Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chủ trì họp cùng các bộ, ngành và các địa phương liên quan để thống nhất kế hoạch, phương án đầu tư mở rộng cao tốc theo phương thức đối tác công tư (PPP) và giao cho một địa phương nơi có dự án đi qua làm cơ quan có thẩm quyền.

NHIỀU NHÀ ĐẦU TƯ QUAN TÂM

Như trên đã nói, theo quy hoạch thì TP.HCM có 5 tuyến cao tốc kết nối và 2 tuyến vành đai 3 và 4. Song, đến nay mới chỉ có 2 cao tốc TP.HCM – Trung Lương và TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Cao tốc Bến Lức – Long Thành (đi qua các huyện Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ, TP.HCM) hiện còn đang xây dựng, chưa hoàn thành.

Từ khi chấm dứt thu phí vào cuối năm 2018, cao tốc TP.HCM - Trung Lương thường xuyên bị kẹt xe do lưu lượng xe cộ tăng đột biến...
Từ khi chấm dứt thu phí vào cuối năm 2018, cao tốc TP.HCM - Trung Lương thường xuyên bị kẹt xe do lưu lượng xe cộ tăng đột biến...

Dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) và cao tốc TP.HCM - Chơn Thành (Bình Phước) đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho một địa phương (TP.HCM) làm cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo hình thức PPP.

Mới đây, vào đầu tháng 5/2022, Bộ Giao thông vận tải đã giao Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) nghiên cứu, xây dựng các phương án đầu tư mở rộng đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây theo các hình thức như đầu tư công (sử dụng vốn trong nước, vốn ODA), đầu tư theo hình thức PPP.

Với dự án đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM – Trung Lương từ 6 làn hiện hữu (4 làn chính và 2 làn cứu hộ khẩn cấp) lên 8 làn hiện chưa có trong quy hoạch.

Tháng 6/2022, liên danh nhà đầu tư Cienco 6 - Coteccons - Thuận Việt đã gửi kiến nghị Bộ Giao thông vận tải cho phép làm chủ trì lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo khả thi Dự án mở rộng cao tốc T.HCM - Trung Lương theo phương thức PPP. Chi phí lập báo cáo do liên danh tự lo.

Vừa qua, ngày 14/7, Tập đoàn Đèo Cả cũng đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị cho phép đầu tư hai dự án cao tốc TP.HCM - Trung Lương và cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 2 (dự án mở rộng).

Cụ thể, tập đoàn này kiến nghị Chính phủ giao tỉnh Long An là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án theo phương thức PPP, vì tuyến đường chủ yếu nằm trên tỉnh Long An (dài 28,5 km) và đã giải phóng mặt bằng cho 8 làn xe. Tỉnh Long An sẽ nghiên cứu đề xuất cơ chế tổ chức tái thu phí dự án giai đoạn 1 để tạo nguồn đầu tư giai đoạn 2, bảo đảm hoàn thành dự án trong năm 2025. 

 

Dự án cao tốc TP.HCM – Trung Lương có chiều dài toàn tuyến 61,9 km; trong đó tuyến chính cao tốc dài 39,8 km, các tuyến đường nối, đường dẫn dài 22,1 km, được khởi công xây dựng vào tháng 12/2004, hoàn thành và đưa vào khai thác vào tháng 02/2010.

Cao tốc TP.HCM – Trung Lương có 4 làn xe, tốc độ thiết kế 120 km/h và 2 làn khẩn cấp, cứu hộ, bắt đầu thu phí từ năm 2011 và đến cuối năm 2018 thì chấm dứt thu phí do hết hạn hợp đồng bản quyền thu phí.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con