Didi Chuxing muốn huy động 4 tỷ USD tại Mỹ, dự kiến có IPO ‘khủng’ sau Alibaba

Đức Anh
Chia sẻ

Kể từ năm 2012, Didi Chuxing đã huy động được tổng cộng 19,2 tỷ USD qua nhiều vòng gọi vốn và dự kiến huy động 4 tỷ USD trên sàn chứng khoán New York...

Cheng Wei, người sáng lập Didi Chuxing - Ảnh: FT
Cheng Wei, người sáng lập Didi Chuxing - Ảnh: FT

Theo tờ SCMP, startup gọi xe hàng đầu Trung Quốc Didi Chuxing đã đăng ký huy động 4 tỷ USD qua phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Mỹ.

Đây dự kiến sẽ là IPO của một công ty Trung Quốc lớn nhất tại Mỹ sau Alibaba năm 2014, diễn ra trong bối cảnh Didi Chuxing đang đối mặt cuộc điều tra chống độc quyền tại quê nhà. 

Có trụ sở tại Bắc Kinh, Didi Chuxing dự kiến niêm yết dưới tên gọi chính thức Xiaoju Kuaizhi, phát hành 28 triệu chứng chỉ lưu ký Mỹ (ADS) với mức giá khoảng 13-14 USD/cổ phiếu, theo hồ sơ đăng ký nộp lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ ngày 25/6. 

Ở mức giá mục tiêu cao nhất, Didi Chuxing sẽ được định giá khoảng 67 tỷ USD, cao hơn gần 8% so với định giá 62 tỷ USD sau vòng gọi vốn gần đây nhất vào năm 2019. 

Trước đó, IPO Trung Quốc lớn nhất tại Mỹ thuộc về Alibaba Group Holding vào năm 2014, khi đại gia thương mại điện tử huy động 25 tỷ USD trên sàn chứng khoán New York. IPO của Didi Chuxing dự kiến sẽ là một trong những thương vụ chào bán cổ phiếu lần đầu lớn nhất tại Mỹ trong thập kỷ qua. 

Mức vốn huy động mục tiêu của Didi đã giảm đáng kể so với mức 10 tỷ USD dự tính trước đó (định giá lên tới 100 tỷ USD). Với mục tiêu định giá cao nhất khoảng 67 tỷ USD, Didi Chuxing đứng sau hãng gọi xe khổng lồ Uber của Mỹ - công ty hiện có vốn hóa hơn 95 tỷ USD, tính theo giá cổ phiếu phiên giao dịch ngày 24/6. 

Theo tin từ Reuters hôm 17/6, các nhà chức trách Trung Quốc đã bắt đầu cuộc điều tra chống động quyền kinh doanh nhằm vào Didi - startup đang chiếm 90% thị phần trên thị trường gọi xe tại quốc gia đông dân nhất thế giới. Ước tính, thị trường này hiện có giá trị 3.900 tỷ USD. 

Cuộc điều tra nhằm vào Didi Chuxing nằm trong một loạt biện pháp siết chặt giám sát đối với các công ty công nghệ của Bắc Kinh. Trước đó, hồi tháng 4, tập đoàn Alibaba đã lĩnh án phạt kỷ lục 18.200 tỷ Nhân dân tệ (2,8 tỷ USD) với cáo buộc kinh doanh độc quyền. Cũng trong tháng này, hàng chục hãng công nghệ Trung Quốc khác, bao gồm Didi, Tencent Holdings và JD.com đã bị cảnh cáo “lưu ý” trường hợp của Alibaba. 

Didi dự kiến niêm yết trên sàn chứng khoán New York với mã DIDI. Năm 2020, doanh thu của công ty này giảm 8,4% xuống còn 141,7 tỷ Nhân dân tệ (21,9 tỷ USD), từ mức 154,8 tỷ USD năm trước, do các biện pháp giãn cách xã hội và phong tỏa trong đại dịch Covid-19. Trong ba năm gần đây, công ty này đều báo lỗ.

Tuy nhiên, quý 1/2021, Didi ghi nhận mức lãi 197 triệu Nhân dân tệ, đảo chiều so với mức lỗ 3,98 tỷ Nhân dân tệ cùng kỳ năm 2019, khi các hoạt động tại Trung Quốc dần trở lại bình thường sau đại dịch. Trung Quốc là nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới trở lại bình thường sau thời gian phong tỏa phòng dịch. 

Didi được thành lập vào năm 2012 bởi Cheng Wei, một cựu nhân viên Alibaba. Hiện ông giữ chức chủ tịch công ty và nắm giữ 7% cổ phần, kiểm soát 16,2% quyền biểu quyết, theo cáo bạch IPO của Didi. 

Các nhà đầu tư hiện tại của Didi Chuxing gồm có SoftBank, Tencent, Alibaba, Toyota Motor và Uber. Kể từ năm 2012, startup này đã huy động được tổng cộng 19,2 tỷ USD qua nhiều vòng gọi vốn. 

IPO tại New York của Didi theo sau hàng loạt thương vụ niêm yết của các công ty Trung Quốc muốn huy động vốn tại thị trường vốn lớn nhất thế giới với tổng giá trị 49.000 tỷ USD - gấp 4 lần so với con số 11.800 tỷ USD của thị trường Trung Quốc. Làn sóng IPO này vẫn diễn ra sôi động bất chấp mối quan hệ Mỹ - Trung ngày càng xấu đi do nhiều vấn đề từ thương mại, chính sách tại Hồng Kông, Đài Loan cho tới nhân quyền. 

Một số startup kỳ lân của Trung Quốc (có định giá từ 1 tỷ USD) đang muốn IPO ở Mỹ có thể kể đến là ByteDance - công ty mẹ ứng dụng video ngắn TikTok; startup chia sẻ xe đạp Hello (được Ant Group đầu tư); công ty giáo dục trực tuyến Huohua Siwei (được Tencent đầu tư)... Ứng dụng chia sẻ xe tải kiểu Uber - Truck Alliance và các ứng dụng giao thực phẩm như Missfresh và Dingdong Maicai, mới đây cũng nộp đơn đăng ký IPO tại Mỹ. 

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con