Định hướng quy hoạch TP.HCM cần gắn với đô thị sân bay

Ban Mai
Chia sẻ

Hiện sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất tại TP.HCM chỉ đơn thuần là nơi đưa đón khách, chưa khai thác hết tiềm năng…

Cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM.
Cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM.

Cần phải đưa đô thị sân bay vào đồ án điều chỉnh quy hoạch chung của TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn 2060.

 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH ĐÔ THỊ SÂN BAY

Tại hội thảo “Định hướng quy hoạch, quản lý đô thị cấp địa phương gắn với mô hình Đô thị sân bay quốc tế - Áp dụng thí điểm cho khu vực Sân bay Tân Sơn Nhất tại địa bàn quận Tân Bình”, do Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM phối hợp cùng UBND quận Tân Bình tổ chức, các chuyên gia , nhà khoa học đã phân tích thực trạng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và cho rằng cần phải đưa đô thị sân bay vào đồ án điều chỉnh quy hoạch chung của TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn 2060.

Theo Kiến trúc sư Đỗ Nguyên Phong, Trưởng phòng Quy hoạch 2, Viện Quy hoạch xây dựng, trong nhiều lần điều chỉnh định hướng quy hoạch phát triển đô thị chung TP.HCM, tiềm năng khu vực sân bay Tân Sơn Nhất chưa được quan tâm và khai thác đúng mực.

Khái niệm về đô thị sân bay Tân Sơn Nhất rất mờ nhạt. Vì thế, các chức năng khu vực xung quanh sân bay (các quận: Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Gò Vấp) hầu như chỉ đơn thuần là khu dân cư và một vài tuyến đường gắn với sân bay có chức năng hỗn hợp (ở kết hợp thương mại dịch vụ).

Hiện quỹ đất lớn nhất của quận Tân Bình và khu vực sân bay Tân Sơn Nhất chủ yếu là đất phục vụ sân bay và quân sự. Quỹ đất này cũng đã được chuyển đổi một phần sang đất dân dụng, nhưng cũng chỉ  mang yếu tố sự vụ, dự án đơn lẻ, chưa thể hiện được tầm nhìn chiến lược tổng thể.

“Đây là yếu tố cần được quan tâm và xem xét thấu đáo trong mối tương quan giữa phát triển đô thị, vừa đảm bảo an ninh quốc phòng cho khu vực sân bay”, ông Phong nói.

Về không gian kiến trúc cảnh quan, ông Phong đánh giá, khu vực này cũng đã có một số tuyến giao thông huyết mạch và các khu vực điểm nhấn, làm động lực phát triển cho toàn khu.

Cụ thể, hai tuyến đường đã có thiết kế đô thị riêng là tuyến Tân Sơn Nhất  – Bình Lợi – Vành đai ngoài và trục Trường Sơn – Phan Đình Giót – Trần Quốc Hoàn. Một số khu vực đặc trưng, làm điểm nhấn như công viên Hoàng Văn Thụ, Quân khu 7, khu vực xung quanh công viên Gia định…

Tuy nhiên, khu vực này không có hình thái đô thị đặc trưng, khác biệt gắn với tiềm năng vô cùng đặc biệt của sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

Theo ông Phong, cần phát triển quận Tân Bình gắn với đô thị sân bay Tân Sơn Nhất. Trong đó, phải phát triển đồng bộ hệ thống giao thông gắn kết với đầu mối sân bay và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất (chuyển đổi đất quốc phòng sang đất dân dụng). Cần bổ sung vào điều chỉnh quy hoạch chung của TP.HCM và có chương trình hành động cụ thể.

Đồng quan điểm, TS. Lương Hoài Nam, thành viên Hội đồng Tư vấn Giao thông đô thị TP.HCM, cho rằng việc phát triển mô hình đô thị sân bay Tân Sơn Nhất chỉ còn cơ hội cuối cùng khi gắn với dự án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất và dự án xây dựng nhà ga số 3 (ga T3).

 
Nếu TP.HCM đủ quyết tâm thì có thể hình thành được đô thị sân bay có quy mô bằng 60-70% như đô thị sân bay Changi của Singapore.
TS. Lương Hoài Nam.

Nếu chỉ làm nhà ga này với quy mô 16ha thì TP.HCM tiếp tục bỏ lỡ cơ hội để phát triển đô thị sân bay. Cần phải đưa vấn đề này vào đồ án điều chỉnh quy hoạch chung của TP.HCM để làm cơ sở thực hiện.

Về phía UBND quận Tân Bình, ông Nguyễn Bá Thành, Chủ tịch UBND quận này cho biết vấn đề nào có thể làm ngay và trong thẩm quyền thì quận sẽ tiến hành áp dụng triển khai ngay. Quận cũng sẽ cập nhật đề xuất bổ sung vào quy hoạch chung của TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến 2060. 

ĐẨY NHANH KẾT NỐI GIAO THÔNG KHU VỰC SÂN BAY

Bày tỏ sự tiếc nuối khi TP.HCM đã không phát triển đô thị sân bay, TS. Lương Hoài Nam nhận định Tân Sơn Nhất hiện là sân bay hiếm hoi trên thế giới không có đường cao tốc.

“Điều này cho thấy chúng ta đang gánh chịu hậu quả của sự phát triển không bài bản và thiếu tầm nhìn”, ông Nam nói.

 
Không phát triển đô thị sân bay cũng đã bỏ lỡ việc xây dựng các tuyến đường kết nối vào sân bay, như: đường Phạm Văn Đồng chưa nối thẳng vào sân bay; đường Nguyễn Văn Trỗi và đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa không được mở rộng thành đại lộ nối từ sân bay Tân Sơn Nhất sang Thủ Thiêm...
TS. Lương Hoài Nam

Đề xuất các giải pháp để hiện thực hóa mô hình đô thị sân bay Tân Sơn Nhất, theo ông Nam, thứ nhất là cần mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất với nhà ga T3 (ga quốc nội) trở thành nhà ga quốc tế và quốc nội với quy mô 30ha, chứ không chỉ là ga quốc nội với quy mô 16ha.

Thứ hai, TP.HCM cần sớm triển khai tuyến đường 4.800 tỷ  đồng với 06 làn xe nối đường Hoàng Văn Thụ với Cộng Hòa để đi qua nhà ga T3. Quỹ đất hai bên tuyến đường này sẽ rất lý tưởng để phát triển thương mại dịch vụ, logistic, hỗ trợ tốt nhất cho mô hình đô thị sân bay.

Song song đó, mở rộng thêm tuyến đường Thân Nhân Trung vào nhà ga T3 ngoài các tuyến đã mở rộng đường Cộng Hòa, Hoàng Hoa Thám sẽ tạo điều kiện để phát triển quỹ đất dọc theo các tuyến đường này.

Bên cạnh việc mở rộng nhà ga T3 theo phương án của tư vấn Pháp, ông Nam cũng cho rằng phải xây đường trên cao số 1, số 2... đã có trong quy hoạch, cần làm ngay để giải tỏa áp lực giao thông. Phát triển các quỹ đất hai bên các tuyến đường này để khai thác các hoạt động thương mại dịch vụ theo mô hình đô thị sân bay.

Bổ sung thêm về mảng xanh, theo kỹ sư Thạch Phước Hùng, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn, Đại học Quốc gia TP.HCM, quận Tân Bình có thể phát triển các mô hình “công viên bỏ túi”. Đây là hình thái không gian mở được khuyến khích hình thành, nhằm xây dựng bổ sung diện tích mảng xanh công viên còn thiếu của quận.

Theo Bí thư quận Tân Bình, ông Lê Hoàng Hà cho rằng, đây là một cơ hội đặc thù chung, là động lực để quận Tân Bình thực hiện xây dựng quản lý đô thị, quy hoạch mô hình đô thị sân bay quốc tế.

Quận sẽ rà soát các quy hoạch gắn với sân bay Tân Sơn Nhất, kết nối giao thông đồng bộ, hiện đại với các quận lân cận để nâng cao hiệu quả khai thác sân bay.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con