Doanh nghiệp F&B cần làm gì trong bối cảnh 84% người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu?

Ánh Tuyết
Chia sẻ

Báo cáo từ Decision Lab cho thấy 63% người tiêu dùng kỳ vọng tình hình tài chính cá nhân sẽ khởi sắc trong 12 tháng tới. Tuy nhiên, xu hướng tích cực này chưa dẫn đến việc tăng chi tiêu các mặt hàng không thiết yếu, với 84% người tham gia khảo sát đặt ra giới hạn chi tiêu, đặc biệt là trong lĩnh vực F&B...

Trong bối cảnh người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, các doanh nghiệp F&B cần tập trung vào các nhân tố cốt lõi.
Trong bối cảnh người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, các doanh nghiệp F&B cần tập trung vào các nhân tố cốt lõi.

Báo cáo xu hướng ngành ẩm thực và đồ uống (F&B) năm 2024 do Decision Lab, công ty chuyên nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu công bố ngày 10/10 cho thấy người tiêu dùng Việt Nam ngày càng thận trọng hơn về tài chính cá nhân và thắt chặt ăn uống ngoài. 

Xu hướng này đặt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức, do tình hình kinh tế thế giới suy giảm, chi phí sinh hoạt tăng cao cùng những khó khăn nội tại của nền kinh tế mới phát sinh. Điều này dẫn đến thu nhập người dân không ổn định, người tiêu dùng bận rộn giải quyết các nhu cầu thường xuyên thay vì chi tiêu cho nhu cầu xa xỉ, không thiết yếu. Do vậy, các thương hiệu cũng phải đối mặt với nhiều thách thức khi nhu cầu, thói quen của người dân thay đổi.

Doanh nghiệp F&B cần làm gì trong bối cảnh 84% người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu? - Ảnh 1

Decision Lab dẫn một khảo sát rằng có đến 84% người tham gia đặt ra giới hạn chi tiêu. Trong đó, Gen Z (thế hệ trẻ được sinh ra từ khoảng năm 1997 - 2012) dẫn đầu xu hướng này, với 49% người thuộc thế hệ này kiểm soát chặt chi tiêu cho ăn uống ngoài, cao nhất trong tất cả các nhóm tuổi. Người tiêu dùng hiện nay đang ưu tiên tiết kiệm dẫn đến ngân sách cho việc ăn uống tại nhà hàng và đồ uống có cồn giảm mạnh.

 

Thời điểm này làm nổi bật tính năng động và sự phát triển của ngành F&B. Dù hành vi của người tiêu dùng có thay đổi, họ vẫn ưu tiên giá trị kinh tế, hương vị món ăn và chất lượng nguyên liệu. Điều này cho thấy thực khách đang quay trở lại với những điều cơ bản nhất của ngành F&B.

Ông Thue Quist Thomasen, Giám đốc điều hành  Decision Lab

Cùng đó, 42% người được hỏi cho biết tình hình tài chính của họ đã cải thiện và 63% người tiêu dùng kỳ vọng tình hình tài chính sẽ khởi sắc trong 12 tháng tới. Tuy nhiên, xu hướng tích cực này chưa dẫn đến việc tăng chi tiêu cho các mặt hàng không thiết yếu, đặc biệt là trong lĩnh vực F&B. 

Dù cẩn trọng về tài chính, việc ăn uống ngoài vẫn là một phần không thể thiếu trong đời sống xã hội của người Việt Nam. Theo Decision Lab, các hoạt động liên quan đến ăn uống nắm giữ các vị trí cao trong top 10 các hoạt động ngoài trời phổ biến nhất, với 57% người tiêu dùng thích uống nước tại các quán cà phê và trà sữa.

Tiếp đó là sở thích đến các quán vỉa hè, quán ăn nhỏ trong hẻm và nhà hàng, tương ứng tỷ lệ 48%, 48% và 43%. Các quán ăn địa phương, chuỗi cửa hàng cà phê và nhà hàng thức ăn nhanh vẫn là những lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng khi ăn uống ngoài.

Đưa ra gợi ý với doanh nghiệp F&B trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức này, chuyên gia nghiên cứu thị trường từ Decision Lab, ông Thue Quist Thomasen cho rằng các doanh nghiệp phải nắm bắt được sự thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng.

Doanh nghiệp F&B cần làm gì trong bối cảnh 84% người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu? - Ảnh 2

Nêu những yếu tố doanh nghiệp F&B cần lưu ý, Decision Lab cho biết hiện khách hàng coi trọng những kết nối ý nghĩa với gia đình và bạn bè khi ăn uống ngoài. Cùng với đó, các thương hiệu F&B cần tập trung vào việc duy trì chất lượng đồng đều, đảm bảo giá trị và xây dựng niềm tin với khách hàng.

Những yếu tố được người tiêu dùng ưu tiên khi lựa chọn thương hiệu, đó là: thương hiệu tập trung vào việc phục vụ món ăn uống chất lượng cao, xứng đáng với số tiền đã chi, được 52% người khảo sát lựa chọn; thương hiệu tập trung vào chất lượng phục vụ và sự thân thiện/chuyên nghiệp của nhân viên (47%); thương hiệu xây dựng niềm tin/giữ chữ tín với khách hàng, luôn đảm bảo chất lượng qua thời gian (44%).

Xét theo độ tuổi, thế hệ millennials (thế hệ thiên niên kỷ, những người sinh từ năm 1981 - 1996) bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi chất lượng thành phần trong món ăn, vị trí và không khí tại mỗi cửa hàng.

Trong khi đó, Gen Z (thế hệ trẻ năm 1997 - 2012) quan tâm nhiều về giá cả, với 24% người được hỏi quan tâm yếu tố này khi đi ăn ngoài; tiếp đó là thế hệ Gen X (năm 1965 - 1980) và Baby boomer (thế hệ bùng nổ dân số 1946 - 1964) với 20%; cuối cùng là thế hệ millennials (20%).

Bằng cách tuân thủ các nguyên tắc cốt lõi này, Decision Lab cho rằng doanh nghiệp có thể giữ vững sức cạnh tranh và sức hút đối với người tiêu dùng.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con