Doanh nghiệp nội "méo mặt" vì ôtô tải Trung Quốc
Xe tải Trung Quốc nhập khẩu về đến Việt Nam thường rẻ hơn xe do nhà sản xuất Trường Hải (Thaco) sản xuất, lắp ráp
Theo số liệu của Cục Hải quan Lạng Sơn, quý 1/2015, số lượng ôtô tải nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc xấp xỉ 3.000 chiếc.
Trong khi đó, cùng kỳ năm trước, số lượng xe tải nhập từ thị trường này chỉ có 527 chiếc. Như vậy, ôtô tải nguyên chiếc nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng gần 2.500 chiếc so với cùng kỳ và tăng gấp 4 lần.
Cả năm 2014, số xe ôtô tải nguyên chiếc nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ là 10.117 chiếc.
Trên địa bàn Lạng Sơn, ôtô tải nhập khẩu từ Trung Quốc hầu hết làm thủ tục tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Nhờ số lượng nhập khẩu tăng vọt, số thu thuế của Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị cũng có sự khởi sắc rõ rệt. Quý 1/2015, số thu thuế của đơn vị này là 1.050 tỷ đồng, tăng tới 73% so với cùng kỳ.
Lý do khiến ôtô tải nhập khẩu ở Trung Quốc tăng vọt là bởi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2015-2018, có hiệu lực ngày 1/1/2015 đã áp dụng thuế suất ưu đãi cho mặt hàng này.
Bên cạnh đó, một lý do quan trọng khác là sau khi ngành giao thông vận tải siết chặt quy định về tải trọng, nhu cầu mua sắm xe mới của các doanh nghiệp cũng đã tăng mạnh từ quý 4/2014.
Khi so sánh về giá, các loại xe tải nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc thường thấp hơn đáng kể so với xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu từ một số thị trường khác nên đa số các doanh nghiệp đều lựa chọn mua xe xuất xứ từ Trung Quốc.
Đơn cử như xe tải Trung Quốc nhập khẩu về đến Việt Nam thường rẻ hơn xe do nhà sản xuất Trường Hải (Thaco) sản xuất, lắp ráp 5-15% nên nhiều người cũng chọn mua xe Trung Quốc để tiết kiệm chi phí.
Thực tế này đang khiến doanh nghiệp ôtô trong nước như “ngồi trên đống lửa”.
Trước áp lực của ôtô tải nhập khẩu từ Trung Quốc, hồi tháng 3 năm nay, Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) phải có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính liên quan đến biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc.
Trong biểu thuế này, việc nhập khẩu xe ôtô tải nguyên chiếc trên 45 tấn chỉ chịu thuế 0%. Còn dòng xe tải từ 25 tấn đến 45 tấn cũng chỉ có thuế suất 10-15%.
Trong khi đó, tính toán của VAMI cho thấy, cộng cả chi phí lắp ráp và thuế nhập khẩu linh kiện thì xe lắp ráp ở Việt Nam có mức chi phí là 24%, cao hơn nhiều so với việc nhập xe ôtô tải nguyên chiếc.
Theo VAMI, thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc còn rất thấp so với thuế nhập khẩu linh kiện dẫn đến việc cạnh tranh không công bằng giữa doanh nghiệp kinh doanh xe tải nhập nguyên chiếc và doanh nghiệp kinh doanh xe tải nhập linh kiện lắp ráp.
Mặt khác, VAMI lo ngại, khi thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc thấp hơn so với nhập linh kiện, các doanh nghiệp có xu hướng vì mục tiêu lợi nhuận sẽ chuyển sang nhập xe tải nguyên chiếc. Điều này dẫn đến sự yếu thế của ngành chế tạo cơ khí, sản xuất và lắp ráp xe tải trong nước và gây thất thu nguồn thuế lớn cho nhà nước.
VAMI kiến nghị Thủ tướng, Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh mức thuế nhập khẩu của xe thương mại giữa xe nhập nguyên chiếc và xe lắp ráp sao cho phù hợp để nhà nước không thất thu thuế đồng thời thực hiện nghiêm quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2035 của Thủ tướng Chính phủ.
Hồi giữa tháng 2, Công ty Cổ phần ôtô TMT cũng đã gửi lời “kêu cứu” tương tự đến Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương.
Giải thích cho việc ôtô tải Trung Quốc nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam, trong cuộc họp Ban chỉ đạo liên bộ điều hành kinh tế vĩ mô ngày 30/3, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng một trong những lý do quan trọng dẫn đến thực trạng này là từ tháng 1/2015, chúng ta đã thực hiện cam kết thương mại ASEAN - Trung Quốc, nên nhiều mặt hàng áp dụng mức thuế suất thấp.
"Hiện nay ôtô sản xuất trong nước đang phải nhập khẩu những linh kiện quan trọng từ Nhật Bản, Hàn Quốc... nhưng một số loại ôtô tải nguyên chiếc nhập từ Trung Quốc lại chỉ có thuế suất 0%. Do vậy, chúng tôi đang bàn với Bộ Công Thương cần có giải pháp để hỗ trợ lắp ráp, sản xuất xe tải trong nước trước cam kết ASEAN - Trung Quốc", ông nói.
Trả lời tại họp báo Chính phủ tháng 3/2015, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cũng cho biết trong quý 1/2015, ôtô tải nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu là xe có tải trọng lớn mà trong nước chưa sản xuất, lắp ráp được.
Theo người phát ngôn Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp theo chiến lược và quy hoạch công nghiệp ôtô giai đoạn mới, trong đó giao Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan rà soát các quy định về thuế, phí (thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc và linh, phụ kiện; thuế tiêu thụ đặc biệt...) và đề xuất cơ chế chính sách cụ thể, thúc đẩy sản xuất trong nước, bảo đảm khả thi, ổn định lâu dài và phù hợp với các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập, trình Thủ tướng Chính phủ.
Hiện nay, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đang tích cực thực hiện chỉ đạo nêu trên của Thủ tướng Chính phủ.
Trong khi đó, cùng kỳ năm trước, số lượng xe tải nhập từ thị trường này chỉ có 527 chiếc. Như vậy, ôtô tải nguyên chiếc nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng gần 2.500 chiếc so với cùng kỳ và tăng gấp 4 lần.
Cả năm 2014, số xe ôtô tải nguyên chiếc nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ là 10.117 chiếc.
Trên địa bàn Lạng Sơn, ôtô tải nhập khẩu từ Trung Quốc hầu hết làm thủ tục tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Nhờ số lượng nhập khẩu tăng vọt, số thu thuế của Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị cũng có sự khởi sắc rõ rệt. Quý 1/2015, số thu thuế của đơn vị này là 1.050 tỷ đồng, tăng tới 73% so với cùng kỳ.
Lý do khiến ôtô tải nhập khẩu ở Trung Quốc tăng vọt là bởi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2015-2018, có hiệu lực ngày 1/1/2015 đã áp dụng thuế suất ưu đãi cho mặt hàng này.
Bên cạnh đó, một lý do quan trọng khác là sau khi ngành giao thông vận tải siết chặt quy định về tải trọng, nhu cầu mua sắm xe mới của các doanh nghiệp cũng đã tăng mạnh từ quý 4/2014.
Khi so sánh về giá, các loại xe tải nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc thường thấp hơn đáng kể so với xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu từ một số thị trường khác nên đa số các doanh nghiệp đều lựa chọn mua xe xuất xứ từ Trung Quốc.
Đơn cử như xe tải Trung Quốc nhập khẩu về đến Việt Nam thường rẻ hơn xe do nhà sản xuất Trường Hải (Thaco) sản xuất, lắp ráp 5-15% nên nhiều người cũng chọn mua xe Trung Quốc để tiết kiệm chi phí.
Thực tế này đang khiến doanh nghiệp ôtô trong nước như “ngồi trên đống lửa”.
Trước áp lực của ôtô tải nhập khẩu từ Trung Quốc, hồi tháng 3 năm nay, Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) phải có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính liên quan đến biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc.
Trong biểu thuế này, việc nhập khẩu xe ôtô tải nguyên chiếc trên 45 tấn chỉ chịu thuế 0%. Còn dòng xe tải từ 25 tấn đến 45 tấn cũng chỉ có thuế suất 10-15%.
Trong khi đó, tính toán của VAMI cho thấy, cộng cả chi phí lắp ráp và thuế nhập khẩu linh kiện thì xe lắp ráp ở Việt Nam có mức chi phí là 24%, cao hơn nhiều so với việc nhập xe ôtô tải nguyên chiếc.
Theo VAMI, thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc còn rất thấp so với thuế nhập khẩu linh kiện dẫn đến việc cạnh tranh không công bằng giữa doanh nghiệp kinh doanh xe tải nhập nguyên chiếc và doanh nghiệp kinh doanh xe tải nhập linh kiện lắp ráp.
Mặt khác, VAMI lo ngại, khi thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc thấp hơn so với nhập linh kiện, các doanh nghiệp có xu hướng vì mục tiêu lợi nhuận sẽ chuyển sang nhập xe tải nguyên chiếc. Điều này dẫn đến sự yếu thế của ngành chế tạo cơ khí, sản xuất và lắp ráp xe tải trong nước và gây thất thu nguồn thuế lớn cho nhà nước.
VAMI kiến nghị Thủ tướng, Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh mức thuế nhập khẩu của xe thương mại giữa xe nhập nguyên chiếc và xe lắp ráp sao cho phù hợp để nhà nước không thất thu thuế đồng thời thực hiện nghiêm quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2035 của Thủ tướng Chính phủ.
Hồi giữa tháng 2, Công ty Cổ phần ôtô TMT cũng đã gửi lời “kêu cứu” tương tự đến Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương.
Giải thích cho việc ôtô tải Trung Quốc nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam, trong cuộc họp Ban chỉ đạo liên bộ điều hành kinh tế vĩ mô ngày 30/3, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng một trong những lý do quan trọng dẫn đến thực trạng này là từ tháng 1/2015, chúng ta đã thực hiện cam kết thương mại ASEAN - Trung Quốc, nên nhiều mặt hàng áp dụng mức thuế suất thấp.
"Hiện nay ôtô sản xuất trong nước đang phải nhập khẩu những linh kiện quan trọng từ Nhật Bản, Hàn Quốc... nhưng một số loại ôtô tải nguyên chiếc nhập từ Trung Quốc lại chỉ có thuế suất 0%. Do vậy, chúng tôi đang bàn với Bộ Công Thương cần có giải pháp để hỗ trợ lắp ráp, sản xuất xe tải trong nước trước cam kết ASEAN - Trung Quốc", ông nói.
Trả lời tại họp báo Chính phủ tháng 3/2015, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cũng cho biết trong quý 1/2015, ôtô tải nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu là xe có tải trọng lớn mà trong nước chưa sản xuất, lắp ráp được.
Theo người phát ngôn Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp theo chiến lược và quy hoạch công nghiệp ôtô giai đoạn mới, trong đó giao Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan rà soát các quy định về thuế, phí (thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc và linh, phụ kiện; thuế tiêu thụ đặc biệt...) và đề xuất cơ chế chính sách cụ thể, thúc đẩy sản xuất trong nước, bảo đảm khả thi, ổn định lâu dài và phù hợp với các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập, trình Thủ tướng Chính phủ.
Hiện nay, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đang tích cực thực hiện chỉ đạo nêu trên của Thủ tướng Chính phủ.