G7 đạt thoả thuận lịch sử về thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu

Bình Minh
Chia sẻ

Sau nhiều năm đàm phán, G7 cuối cùng nhất trí rằng các công ty đa quốc gia phải nộp thuế ít nhất 15% lợi nhuận trên toàn cầu. Thoả thuận này được cho là sẽ đảm bảo sự công bằng, để các công ty nộp thuế nộp đúng, nộp đủ thuế ở nơi cần nộp...

Từ trái qua: Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh Rishi Sunak, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva, và Bộ trưởng Bộ Tài chính Canada Chrysitia Freeland trò chuyện trong ngày đầu tiên của hội nghị bộ trưởng bộ tài chính G7 ở London, ngày 4/6 - Ảnh: Getty/CNBC.
Từ trái qua: Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh Rishi Sunak, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva, và Bộ trưởng Bộ Tài chính Canada Chrysitia Freeland trò chuyện trong ngày đầu tiên của hội nghị bộ trưởng bộ tài chính G7 ở London, ngày 4/6 - Ảnh: Getty/CNBC.

Bộ trưởng bộ tài chính nhóm 7 nền công nghiệp phát triển (G7) đã nhất trí ủng hộ đề xuất của Mỹ về việc các công ty lớn trên thế giới phải đóng thuế ít nhất 15% lợi nhuận – hãng tin CNBC đưa tin.

“Tôi xin vui mừng thông báo, ngày hôm nay, sau nhiều năm ròng đàm phán, các bộ trưởng bộ tài chính nhóm G7 đã đạt thoả thuận lịch sử về cải cách hệ thống thuế toàn cầu, để hệ thống này phù hợp với kỷ nguyên công nghệ số. Và quan trọng hơn cả, thoả thuận này đảm bảo sự công bằng, để các công ty nộp thuế nộp đúng, nộp đủ thuế ở nơi cần nộp”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh Rishi Sunak công bố ngày 5/6.

 

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã là người khởi xướng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu 21% áp dụng toàn cầu nhằm chấm dứt một “cuộc đua xuống đáy” về thuế giữa các quốc gia nhằm thu hút các công ty đa quốc gia.

“G7 cũng đạt nhất trí về nguyên tắc thuế doanh nghiệp toàn cầu tối thiểu đối với các công ty lớn ở mức ít nhất 15% và thuế suất cụ thể tuỳ thuộc vào từng quốc gia, nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng, tránh tình trạng trốn thuế, tránh thuế”, ông Sunak nói.

Nếu được hoàn tất và đưa vào thực thi, thoả thuận này sẽ là một bước tiến lớn về thuế trên phạm vi toàn cầu.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã là người khởi xướng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu 21% áp dụng toàn cầu nhằm chấm dứt một “cuộc đua xuống đáy” về thuế giữa các quốc gia nhằm thu hút các công ty đa quốc gia. Tuy nhiên, sau quá trình đàm phán khó khăn, mức thuế mà các nước trong G7 thống nhất là 15%.

Một thoả thuận toàn cầu về thuế sẽ là tin tốt đối với các quốc gia eo hẹp ngân sách đang xoay sở để xây dựng lại nền kinh tế sau cú sốc Covid-19.

Tuy nhiên, ý tưởng của ông Biden không nhận được mức độ ủng hộ đồng đều trên thế giới. Chẳng hạn, Anh – dù cũng là một thành viên G7 – không ngay lập tức ủng hộ đề xuất này.

Ngoài ra, vấn đề thuế tối thiểu cũng có thể gây tranh cãi căng thẳng trong nội bộ Liên minh châu Âu (EU). Các quốc gia thành viên của khối này áp dụng thuế suất thuế doanh nghiệp khác nhau và có thể thu hút các công ty lớn bằng sự chênh lệch thuế. Chẳng hạn, thuế suất ở Ireland là 12,5%, trong khi thuế ở Pháp có thể lên đến 31%.

Phát biểu hồi tháng 4, Bộ trưởng Bộ Tài chính Ireland Paschal Donohoe nói rằng các nước nhỏ hơn nên được phép có mức thuế thấp hơn, với lý do các nước như vậy không có lợi thế về quy mô như các nền kinh tế lớn hơn.

Thuế không ít lần đã trở thành vấn đề gây mâu thuẫn giữa các nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhất là sau khi các quốc gia đưa ra kế hoạch đánh thuế nhiều hơn đối với các hãng công nghệ lớn. Nước Mỹ thời Tổng thống Donald Trump phản đối mạnh sáng kiến thuế kỹ thuật số ở các quốc gia khác nhau, thậm chí đe doạ áp thuế quan để trả đũa.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con