Giá nhà đất, nhìn từ các “suất ngoại giao”
Hầu hết các lô đất được bán dưới dạng “ngoại giao” hiện đều đang nằm trong sổ của các sàn giao dịch bất động sản trên khắp thành phố
Thị trường bất động sản Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung từ đầu
năm đến nay rơi vào trạng thái trầm lắng, tính thanh khoản lẫn giá cả
hầu hết các phân khúc đều sụt giảm mạnh.
Hầu hết các dự án chung cư, đất nền liền kề, biệt thự tại các khu vực như Mỹ Đình, Hà Đông, Vân Canh, Mê Linh... gần như là án binh bất động, vì không có người hỏi mua.
Đơn cử như giá chung cư tại Văn Khê (Hà Đông), Trung Văn, Từ Liêm... chỉ khoảng 3 tháng trước vẫn được các sàn và chủ nhân rao bán 34 triệu/m2. Thế nhưng, khảo sát của người viết hồi cuối tuần trước giá chỉ còn khoảng 26 -28 triệu/m2, giảm khoảng 15%.
Trong khi đó, các lô đất liền kề ở dự án Geleximco, cuối năm 2010 vẫn ở mức trên 60 triệu đồng/m2, nhưng nay đã được khách hàng gửi bán tại các sàn với giá chỉ khoảng 47 triệu đồng/m2. Còn ở dự án Vân Canh, Nam An Khánh (Hoài Đức), trước Tết Nguyên đán, giá đất liền kề ở đây cũng trên 45 triệu đồng/m2, nay phần lớn được rao bán ở mức 35 triệu đồng/m2 nhưng cũng không có khách mua.
Thế nhưng, thật bất ngờ, trong bối cảnh thị trường trầm lắng đó, người viết vô tình biết được một thông tin mà nghe qua có thể sẽ khiến không mấy người tin nổi: vẫn có những lô đất (theo kiểu chia lô bán nền) được chủ nhân rao bán với mức chênh lên tới cả chục tỷ đồng. Ngay cả khi có khách hàng chịu chi đến 8 tỷ tiền chênh thì chủ nhân vẫn chưa buồn bán.
Thực ra, lúc được giám đốc một sàn giao dịch bất động sản chia sẻ thông tin này, bản thân người viết vẫn bán tín bán nghi bởi, trong khi cả thị trường đang gần như ngủ đông suốt cả năm, giá nhà đất liên tục rớt thảm thì không cớ gì một ai đó dễ dàng chịu bỏ ra cả chục tỷ đồng tiền chênh để mua một lô đất ở ngoại thành Hà Nội.
Tuy nhiên, khi vị giám đốc này đưa nguyên cả quyển sổ ghi chép làm ăn của sàn này cho người viết xem vị trí lô đất, giá gốc, số điện thoại người bán, số điện thoại của người đã trả đến 8 tỷ đồng tiền chênh, thì quả thật mới thấy được hết sự trớ trêu của thị trường bất động sản - một thị trường vốn vẫn được gán với cụm từ “thiếu minh bạch”.
Lô đất nói trên thuộc dự án khu đô thị Splendora (Bắc An Khánh) – khu đô thị vốn được cho là đẹp nhất Việt Nam do một doanh nghiệp nhà nước là Tổng công ty Vinaconex liên doanh với một đối tác Hàn Quốc đầu tư. Còn lô đất được rao bán trên là đất phân lô để đất xây biệt thự nên có diện tích lên tới hàng trăm m2 và cũng là một trong những ô đẹp, thuộc “suất ngoại giao”.
Chuyện chênh cả chục tỷ đồng cho một lô đất trong lúc thị trường đang trầm lắng có thể là khó tin, nhưng chênh 10 – 20 triệu đồng/m2 cho một lô đất cách trung tâm Hà Nội trên 20 km cũng không phải là chuyện quá xa lạ với giới đầu tư, buôn bán bất động sản.
Giá đất liền kề tại khu đô thị đầy “tai tiếng” Vân Canh (Hoài Đức, Hà Nội) do Tập đoàn Phát triển Nhà và đô thị (HUD) làm chủ đầu tư hiện được rao bán trên thị trường với giá từ 40 – 60 triệu đồng/m2.
Thế nhưng, theo đại diện hầu hết các sàn giao dịch khu vực phía Tây Hà Nội hiện đang “có hàng” ở khu đô thị này cho hay, giá gốc đối với đất liền kề và đất biệt thự ở Vân Canh được bán với giá gốc chỉ khoảng 23 triệu đồng/m2. Đáng chú ý, hầu hết các lô đất được bán dưới dạng “ngoại giao” hiện đều đang nằm trong sổ của các sàn giao dịch bất động sản trên khắp thành phố.
Những ví dụ trên chỉ là một vài trường hợp điển hình trong vô số trường hợp mua nhà nhà, đất phải trả tiền chênh trên địa bàn Hà Nội. Và khi mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn là những “đầu tàu” trong lĩnh vực bất động sản với vô vàn những đặc ân, đặc lợi từ đất đai đến thủ tục, giấy phép, thuế... thì chuyện bán nhà đất với giá rẻ tràn lan cho các “suất ngoại giao” sẽ khó mà tiêu biến được.
Theo quy định của Bộ Xây dựng, từ gần hai năm nay, tất cả các chủ đầu tư dự án bất động sản, khu đô thị khi tiến hành mở bán sản phẩm thì được phép bán 20% không phải qua sàn giao dịch.
Lý giải cho việc ban hành quy định này, khi đó Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, đó là một chính sách có phần ưu ái cho các chủ đầu tư nhằm giúp họ “giữ quan hệ” với các đối tác... đã giúp đỡ chủ đầu tư trong quá trình triển khai dự án.
Và tất nhiên, giá cả của 20% không bán qua sàn đó khỏi cần phải nói ai cũng hiểu là nó “rẻ đến mức nào”, thậm chí có thể chỉ là “cho không, biếu không” bởi xưa nay, các doanh nghiệp, các chủ đầu tư vẫn xem đó như là một chút “lại quả” cho các mối quan hệ của mình.
Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam thừa nhận, quy định của Bộ là mỗi doanh nghiệp chỉ được bán 20% không qua sàn, song trên thực tế có những dự án mà chủ đầu tư đã thỏa thuận bán gần hết căn hộ cho các đối tượng thân quen, sau đó chỉ dùng sàn giao dịch bất động sản để làm thủ tục hợp thức hóa.
Và mặc dù biết là có những doanh nghiệp đã “lách luật”, làm trái quy định như trên, song khi được hỏi về chuyện giá thành và chuyện “tiền chênh” tại các dự án, lãnh đạo Bộ Xây dựng lại cho rằng, chuyện mua bán như thế nào, giá cả bao nhiêu cơ quan quản lý không thể nắm hết được và cũng không được quyền can thiệp.
Theo ông Nam, hiện nay, các quan hệ mua bán trên thị trường đều phụ thuộc quy luật cung - cầu, giá trị sử dụng. Do đó, khách hàng thời nay phần lớn không quan tâm đến việc doanh nghiệp làm ra sản phẩm đó mất bao tiền (thậm chí nhiều khi đó là bí mật không được biết). Họ chỉ quan tâm giá thành sản phẩm đó có hợp lý và họ có chấp nhận hay không. Do đó, chênh nhiều hay chênh ít là câu chuyện của thị trường.
Chia sẻ với VnEconomy, TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, cho rằng chuyện mất hàng chục tỷ đồng tiền chênh cho một lô đất là có thật. Và nguyên nhân khiến cho giá bất động sản bị đẩy lên quá cao như hiện nay xuất phát từ việc nó được bán quá rẻ bởi một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước cũng là một thực tế.
Cũng theo ông Nghĩa, thực tế này chỉ tồn tại ở thị trường Hà Nội, nơi vốn có khá nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang giữ thị phần chi phối trên thị trường bất động sản. Còn ở Tp.HCM, hiện tượng đó rất hạn hữu bởi thị trường này thuộc về các doanh nghiệp tư nhân, liên doanh là chủ yếu.
“Không ít doanh nghiệp bất động sản xưa nay ra đời không theo cơ chế thị trường mà theo quan hệ xã hội nên chuyện định giá có nhiều bất ổn và chuyện khách hàng là người dân phải trả tiền chênh cũng là điều dễ hiểu”, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nói.
Hầu hết các dự án chung cư, đất nền liền kề, biệt thự tại các khu vực như Mỹ Đình, Hà Đông, Vân Canh, Mê Linh... gần như là án binh bất động, vì không có người hỏi mua.
Đơn cử như giá chung cư tại Văn Khê (Hà Đông), Trung Văn, Từ Liêm... chỉ khoảng 3 tháng trước vẫn được các sàn và chủ nhân rao bán 34 triệu/m2. Thế nhưng, khảo sát của người viết hồi cuối tuần trước giá chỉ còn khoảng 26 -28 triệu/m2, giảm khoảng 15%.
Trong khi đó, các lô đất liền kề ở dự án Geleximco, cuối năm 2010 vẫn ở mức trên 60 triệu đồng/m2, nhưng nay đã được khách hàng gửi bán tại các sàn với giá chỉ khoảng 47 triệu đồng/m2. Còn ở dự án Vân Canh, Nam An Khánh (Hoài Đức), trước Tết Nguyên đán, giá đất liền kề ở đây cũng trên 45 triệu đồng/m2, nay phần lớn được rao bán ở mức 35 triệu đồng/m2 nhưng cũng không có khách mua.
Thế nhưng, thật bất ngờ, trong bối cảnh thị trường trầm lắng đó, người viết vô tình biết được một thông tin mà nghe qua có thể sẽ khiến không mấy người tin nổi: vẫn có những lô đất (theo kiểu chia lô bán nền) được chủ nhân rao bán với mức chênh lên tới cả chục tỷ đồng. Ngay cả khi có khách hàng chịu chi đến 8 tỷ tiền chênh thì chủ nhân vẫn chưa buồn bán.
Thực ra, lúc được giám đốc một sàn giao dịch bất động sản chia sẻ thông tin này, bản thân người viết vẫn bán tín bán nghi bởi, trong khi cả thị trường đang gần như ngủ đông suốt cả năm, giá nhà đất liên tục rớt thảm thì không cớ gì một ai đó dễ dàng chịu bỏ ra cả chục tỷ đồng tiền chênh để mua một lô đất ở ngoại thành Hà Nội.
Tuy nhiên, khi vị giám đốc này đưa nguyên cả quyển sổ ghi chép làm ăn của sàn này cho người viết xem vị trí lô đất, giá gốc, số điện thoại người bán, số điện thoại của người đã trả đến 8 tỷ đồng tiền chênh, thì quả thật mới thấy được hết sự trớ trêu của thị trường bất động sản - một thị trường vốn vẫn được gán với cụm từ “thiếu minh bạch”.
Lô đất nói trên thuộc dự án khu đô thị Splendora (Bắc An Khánh) – khu đô thị vốn được cho là đẹp nhất Việt Nam do một doanh nghiệp nhà nước là Tổng công ty Vinaconex liên doanh với một đối tác Hàn Quốc đầu tư. Còn lô đất được rao bán trên là đất phân lô để đất xây biệt thự nên có diện tích lên tới hàng trăm m2 và cũng là một trong những ô đẹp, thuộc “suất ngoại giao”.
Chuyện chênh cả chục tỷ đồng cho một lô đất trong lúc thị trường đang trầm lắng có thể là khó tin, nhưng chênh 10 – 20 triệu đồng/m2 cho một lô đất cách trung tâm Hà Nội trên 20 km cũng không phải là chuyện quá xa lạ với giới đầu tư, buôn bán bất động sản.
Giá đất liền kề tại khu đô thị đầy “tai tiếng” Vân Canh (Hoài Đức, Hà Nội) do Tập đoàn Phát triển Nhà và đô thị (HUD) làm chủ đầu tư hiện được rao bán trên thị trường với giá từ 40 – 60 triệu đồng/m2.
Thế nhưng, theo đại diện hầu hết các sàn giao dịch khu vực phía Tây Hà Nội hiện đang “có hàng” ở khu đô thị này cho hay, giá gốc đối với đất liền kề và đất biệt thự ở Vân Canh được bán với giá gốc chỉ khoảng 23 triệu đồng/m2. Đáng chú ý, hầu hết các lô đất được bán dưới dạng “ngoại giao” hiện đều đang nằm trong sổ của các sàn giao dịch bất động sản trên khắp thành phố.
Những ví dụ trên chỉ là một vài trường hợp điển hình trong vô số trường hợp mua nhà nhà, đất phải trả tiền chênh trên địa bàn Hà Nội. Và khi mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn là những “đầu tàu” trong lĩnh vực bất động sản với vô vàn những đặc ân, đặc lợi từ đất đai đến thủ tục, giấy phép, thuế... thì chuyện bán nhà đất với giá rẻ tràn lan cho các “suất ngoại giao” sẽ khó mà tiêu biến được.
Theo quy định của Bộ Xây dựng, từ gần hai năm nay, tất cả các chủ đầu tư dự án bất động sản, khu đô thị khi tiến hành mở bán sản phẩm thì được phép bán 20% không phải qua sàn giao dịch.
Lý giải cho việc ban hành quy định này, khi đó Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, đó là một chính sách có phần ưu ái cho các chủ đầu tư nhằm giúp họ “giữ quan hệ” với các đối tác... đã giúp đỡ chủ đầu tư trong quá trình triển khai dự án.
Và tất nhiên, giá cả của 20% không bán qua sàn đó khỏi cần phải nói ai cũng hiểu là nó “rẻ đến mức nào”, thậm chí có thể chỉ là “cho không, biếu không” bởi xưa nay, các doanh nghiệp, các chủ đầu tư vẫn xem đó như là một chút “lại quả” cho các mối quan hệ của mình.
Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam thừa nhận, quy định của Bộ là mỗi doanh nghiệp chỉ được bán 20% không qua sàn, song trên thực tế có những dự án mà chủ đầu tư đã thỏa thuận bán gần hết căn hộ cho các đối tượng thân quen, sau đó chỉ dùng sàn giao dịch bất động sản để làm thủ tục hợp thức hóa.
Và mặc dù biết là có những doanh nghiệp đã “lách luật”, làm trái quy định như trên, song khi được hỏi về chuyện giá thành và chuyện “tiền chênh” tại các dự án, lãnh đạo Bộ Xây dựng lại cho rằng, chuyện mua bán như thế nào, giá cả bao nhiêu cơ quan quản lý không thể nắm hết được và cũng không được quyền can thiệp.
Theo ông Nam, hiện nay, các quan hệ mua bán trên thị trường đều phụ thuộc quy luật cung - cầu, giá trị sử dụng. Do đó, khách hàng thời nay phần lớn không quan tâm đến việc doanh nghiệp làm ra sản phẩm đó mất bao tiền (thậm chí nhiều khi đó là bí mật không được biết). Họ chỉ quan tâm giá thành sản phẩm đó có hợp lý và họ có chấp nhận hay không. Do đó, chênh nhiều hay chênh ít là câu chuyện của thị trường.
Chia sẻ với VnEconomy, TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, cho rằng chuyện mất hàng chục tỷ đồng tiền chênh cho một lô đất là có thật. Và nguyên nhân khiến cho giá bất động sản bị đẩy lên quá cao như hiện nay xuất phát từ việc nó được bán quá rẻ bởi một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước cũng là một thực tế.
Cũng theo ông Nghĩa, thực tế này chỉ tồn tại ở thị trường Hà Nội, nơi vốn có khá nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang giữ thị phần chi phối trên thị trường bất động sản. Còn ở Tp.HCM, hiện tượng đó rất hạn hữu bởi thị trường này thuộc về các doanh nghiệp tư nhân, liên doanh là chủ yếu.
“Không ít doanh nghiệp bất động sản xưa nay ra đời không theo cơ chế thị trường mà theo quan hệ xã hội nên chuyện định giá có nhiều bất ổn và chuyện khách hàng là người dân phải trả tiền chênh cũng là điều dễ hiểu”, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nói.