Giới nhập xe “phản pháo” VAMA
Giới nhập khẩu ôtô “phản pháo” việc VAMA "tố" tình trạng gian lận thương mại trong lĩnh vực nhập khẩu xe nguyên chiếc
Sau khi Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) có văn bản gửi Bộ Tài chính và Bộ Công Thương “kêu” về tình trạng gian lận thương mại của nhiều doanh nghiệp nhập khẩu ôtô, giới nhập khẩu ôtô gần như ngay lập tức “phản pháo” khá gay gắt.
VAMA “chơi” không đẹp
Trao đổi với VnEconomy, nhiều thương nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ôtô nhập khẩu tại Hà Nội tỏ ra khá bức xúc về việc VAMA “tố” họ làm giá tính thuế đối với xe nhập khẩu.
“Tôi nghĩ hiện tượng mà VAMA nêu không phải là không có, thậm chí có thể còn khá nhiều là đằng khác, song không phải tất cả chúng tôi đều gian lận thương mại. Nhưng khi đọc trên báo chí, tôi có cảm giác như chính mình bị “tố” vậy”, giám đốc một công ty ôtô tại Cầu Giấy bức xúc.
Cũng theo vị doanh nhân này, luận điểm được VAMA đưa ra thật sự chưa thuyết phục. Bởi lẽ, hiện tại giá bán của các loại xe nhập khẩu và xe lắp ráp trong nước không chênh nhau nhiều. Trong khi đó, từ trước tới nay xe lắp ráp trong nước được hưởng nhiều ưu đãi từ định hướng phát triển công nghiệp ôtô của Chính phủ, còn xe nhập khẩu nguyên chiếc lại bị hạn chế bởi chính sách thuế nhằm giảm nhập siêu và tạo thuận lợi cho xe nội.
“Tôi chỉ tính đơn giản các loại xe lắp ráp trong nước hiện chỉ phải chịu khoảng 23-25% thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng. Đây rõ ràng là điểm lợi lớn đối với mức thuế suất 83% mà xe nhập khẩu nguyên chiếc phải chịu. Còn việc có những “con sâu làm rầu nồi canh”, chính tôi cũng mong các cơ quan chức năng vào cuộc để làm trong sạch “đội hình” nhập khẩu, đem lại công bằng cho tất cả mọi người”, vị doanh nhân này bày tỏ quan điểm.
Bình luận về động thái của VAMA, giám đốc một công ty nhập khẩu ôtô lớn khác tại quận Tây Hồ (Hà Nội) lại cho rằng cách ứng xử của VAMA là… không đẹp.
Theo ông này, đây không chỉ là lần đầu tiên VAMA nhắm vào thị trường xe nhập khẩu mà chính bản thân một số thành viên tổ chức này cũng đang tham gia dù với số lượng rất nhỏ. Tại sao cơ quan này luôn đòi giãn, giảm thời gian ưu đãi một số loại thuế và phí chung đối với ôtô khi doanh số của họ sụt giảm? Và trong khi đó, họ lại đề nghị tăng thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc?
“Cần xem lại mình”
Dù không gay gắt song một số doanh nhân khác cùng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xe nhập khẩu cũng tỏ ra bất bình trước động thái vừa qua của VAMA.
Theo họ, việc VAMA kêu gọi các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ về tình trạng gian lận thương mại trong lĩnh vực nhập khẩu ôtô nguyên chiếc là đúng. Tuy nhiên, lý do VAMA đưa ra là e ngại thị trường xe nhập khẩu phát triển qua đó làm khó thị trường xe lắp ráp trong nước là không ổn.
“Tôi cho rằng, nếu coi mỗi thị trường là một miếng bánh, thì miếng bánh đó cần phải được các bên tôn trọng và chia sẻ một cách công bằng chứ không thể có chuyện tôi được ưu tiên còn anh thì không”, một doanh nhân nêu quan điểm.
Cũng theo vị doanh nhân này, việc đại diện VAMA cho rằng vốn dĩ lâu nay giá xe do các thành viên của họ cao là vì phải chịu nhiều loại thuế và phí. Vậy VAMA có thấy rằng các loại thuế và phí đó đâu chỉ riêng họ phải chịu mà chúng tôi cũng phải chịu, thậm chí chúng tôi còn phải chịu mức thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc cao hơn?
Xét về nguyên lý, rõ ràng để mỗi loại sản phẩm có được mức giá cạnh tranh thì cần phải hội đủ nhiều yếu tố, trong đó sản lượng bán hàng phải đủ lớn để khấu hao dây chuyền, công nghệ và hạ giá thành sản phẩm. VAMA dẫn dụ điều này để biện minh cho mình song bản thân họ cần phải xem lại chuyện khách hàng đang phải chờ đến quá nửa năm để mua sản phẩm của họ. Hiện tượng này chỉ ở Việt Nam mới có.
Đồng quan điểm, nhiều doanh nhân khác trong “làng” nhập xe nguyên chiếc cũng cho rằng VAMA không nên gây sức ép lên thị trường xe nhập khẩu như thời gian vừa qua mà bản thân họ cần phải tự làm mới mình, tự “đi trên đôi chân của mình”.
“Nếu họ có được những chính sách sản xuất, phát triển thị trường đúng và dài hơi thì chẳng ai có thể gây khó được cho họ và họ cũng chẳng cần phải được ưu đãi. Còn nếu cứ làm theo cách họ duy trì từ gần 20 năm nay để công nghiệp ôtô trong nước vẫn mãi là “nhóm doanh nghiệp lắp ráp” thì thật là khó bình luận”, một vị doanh nhân nói.
VAMA “chơi” không đẹp
Trao đổi với VnEconomy, nhiều thương nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ôtô nhập khẩu tại Hà Nội tỏ ra khá bức xúc về việc VAMA “tố” họ làm giá tính thuế đối với xe nhập khẩu.
“Tôi nghĩ hiện tượng mà VAMA nêu không phải là không có, thậm chí có thể còn khá nhiều là đằng khác, song không phải tất cả chúng tôi đều gian lận thương mại. Nhưng khi đọc trên báo chí, tôi có cảm giác như chính mình bị “tố” vậy”, giám đốc một công ty ôtô tại Cầu Giấy bức xúc.
Cũng theo vị doanh nhân này, luận điểm được VAMA đưa ra thật sự chưa thuyết phục. Bởi lẽ, hiện tại giá bán của các loại xe nhập khẩu và xe lắp ráp trong nước không chênh nhau nhiều. Trong khi đó, từ trước tới nay xe lắp ráp trong nước được hưởng nhiều ưu đãi từ định hướng phát triển công nghiệp ôtô của Chính phủ, còn xe nhập khẩu nguyên chiếc lại bị hạn chế bởi chính sách thuế nhằm giảm nhập siêu và tạo thuận lợi cho xe nội.
“Tôi chỉ tính đơn giản các loại xe lắp ráp trong nước hiện chỉ phải chịu khoảng 23-25% thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng. Đây rõ ràng là điểm lợi lớn đối với mức thuế suất 83% mà xe nhập khẩu nguyên chiếc phải chịu. Còn việc có những “con sâu làm rầu nồi canh”, chính tôi cũng mong các cơ quan chức năng vào cuộc để làm trong sạch “đội hình” nhập khẩu, đem lại công bằng cho tất cả mọi người”, vị doanh nhân này bày tỏ quan điểm.
Bình luận về động thái của VAMA, giám đốc một công ty nhập khẩu ôtô lớn khác tại quận Tây Hồ (Hà Nội) lại cho rằng cách ứng xử của VAMA là… không đẹp.
Theo ông này, đây không chỉ là lần đầu tiên VAMA nhắm vào thị trường xe nhập khẩu mà chính bản thân một số thành viên tổ chức này cũng đang tham gia dù với số lượng rất nhỏ. Tại sao cơ quan này luôn đòi giãn, giảm thời gian ưu đãi một số loại thuế và phí chung đối với ôtô khi doanh số của họ sụt giảm? Và trong khi đó, họ lại đề nghị tăng thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc?
“Cần xem lại mình”
Dù không gay gắt song một số doanh nhân khác cùng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xe nhập khẩu cũng tỏ ra bất bình trước động thái vừa qua của VAMA.
Theo họ, việc VAMA kêu gọi các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ về tình trạng gian lận thương mại trong lĩnh vực nhập khẩu ôtô nguyên chiếc là đúng. Tuy nhiên, lý do VAMA đưa ra là e ngại thị trường xe nhập khẩu phát triển qua đó làm khó thị trường xe lắp ráp trong nước là không ổn.
“Tôi cho rằng, nếu coi mỗi thị trường là một miếng bánh, thì miếng bánh đó cần phải được các bên tôn trọng và chia sẻ một cách công bằng chứ không thể có chuyện tôi được ưu tiên còn anh thì không”, một doanh nhân nêu quan điểm.
Cũng theo vị doanh nhân này, việc đại diện VAMA cho rằng vốn dĩ lâu nay giá xe do các thành viên của họ cao là vì phải chịu nhiều loại thuế và phí. Vậy VAMA có thấy rằng các loại thuế và phí đó đâu chỉ riêng họ phải chịu mà chúng tôi cũng phải chịu, thậm chí chúng tôi còn phải chịu mức thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc cao hơn?
Xét về nguyên lý, rõ ràng để mỗi loại sản phẩm có được mức giá cạnh tranh thì cần phải hội đủ nhiều yếu tố, trong đó sản lượng bán hàng phải đủ lớn để khấu hao dây chuyền, công nghệ và hạ giá thành sản phẩm. VAMA dẫn dụ điều này để biện minh cho mình song bản thân họ cần phải xem lại chuyện khách hàng đang phải chờ đến quá nửa năm để mua sản phẩm của họ. Hiện tượng này chỉ ở Việt Nam mới có.
Đồng quan điểm, nhiều doanh nhân khác trong “làng” nhập xe nguyên chiếc cũng cho rằng VAMA không nên gây sức ép lên thị trường xe nhập khẩu như thời gian vừa qua mà bản thân họ cần phải tự làm mới mình, tự “đi trên đôi chân của mình”.
“Nếu họ có được những chính sách sản xuất, phát triển thị trường đúng và dài hơi thì chẳng ai có thể gây khó được cho họ và họ cũng chẳng cần phải được ưu đãi. Còn nếu cứ làm theo cách họ duy trì từ gần 20 năm nay để công nghiệp ôtô trong nước vẫn mãi là “nhóm doanh nghiệp lắp ráp” thì thật là khó bình luận”, một vị doanh nhân nói.