Giới tỷ phú kiếm 5 nghìn tỷ USD kể từ khi đại dịch bắt đầu

Bình Minh
Chia sẻ

Tổng giá trị tài sản ròng của giới tỷ phú trên toàn cầu đã tăng thêm 5 nghìn tỷ USD kể từ khi đại dịch bắt đầu, trong khi Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của 5,54 triệu người, khiến hàng triệu người khác rơi vào cảnh nghèo khổ...

10 tỷ phú giàu nhất thế giới hiện nay, từ trái qua và từ trên xuống: Warren Buffett, Mark Zuckerberg, Bill Gates, Elon Musk, Jeff Bezos, Steve Ballmer, Larry Ellison, Bernard Arnault, Sergey Brin, Larry Page.
10 tỷ phú giàu nhất thế giới hiện nay, từ trái qua và từ trên xuống: Warren Buffett, Mark Zuckerberg, Bill Gates, Elon Musk, Jeff Bezos, Steve Ballmer, Larry Ellison, Bernard Arnault, Sergey Brin, Larry Page.

Tổng giá trị tài sản ròng của giới tỷ phú trên toàn cầu đã tăng thêm 5 nghìn tỷ USD kể từ khi đại dịch bắt đầu, trong khi Covid-19 đã khiến hàng triệu người khác rơi vào cảnh nghèo khổ, khiến bất bình đẳng kinh tế càng gia tăng.

Dựa vào dữ liệu từ xếp hạng tỷ phú của tạp chí Forbes, tổ chức Oxfam vừa công bố một báo cáo cho biết tổng tài sản của các tỷ phú trên thế giới đã tăng từ mức 8,6 nghìn tỷ USD vào tháng 3/2021 lên 13,8 nghìn tỷ USD vào tháng 11/2021. Mức tăng 5,2 nghìn tỷ USD ghi nhận trong khoảng thời gian này lớn hơn mức tăng của cả 14 năm trước đó cộng lại.

Trong đó, tổng tài sản của 10 người giàu nhất thế giới đã tăng hơn gấp đôi trong khoảng thời gian nói trên, tương đương tốc độ tăng 1,3 tỷ USD mỗi ngày.

Báo cáo trên được công bố trước thềm chuỗi sự kiện trực tuyến Davos Agenda của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) dự kiến diễn ra trong tuần này. Đây vốn là chuỗi sự kiện thường niên của WEF ở Davos, Thuỵ Sỹ, nhưng phải chuyển sang online do Covid-19.

Oxfam lập luận rằng các chính phủ nên đánh thuế phần tài sản gia tăng của giới siêu giàu trong đại dịch và sử dụng số tiền thu được để đầu tư cho hệ thống y tế, mua vaccine, chống phân biệt đối xử và giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu.

“Các tỷ phú đã ăn nên làm ra trong đại dịch. Các ngân hàng trung ương bơm hàng nghìn tỷ USD vào hệ thống tài chính để cứu nền kinh tế, nhưng phần lớn số tiền đó rốt cục lại rơi vào túi các tỷ phú nhờ sự bùng nổ của thị trường chứng khoán”, Giám đốc điều hành Gabriela Bucher của Oxfam nói trong một thông cáo báo chí.

Tổng tài sản của 10 người giàu nhất, bao gồm CEO Elon Musk của Tesla và nhà sáng lập Jeff Bezos của Amazon, đã tăng gấp đôi từ khi đại dịch bắt đầu và hiện đang lớn gấp 6 lần tổng tài sản của 3,1 tỷ người nghèo nhất thế giới - theo Oxfam.

“Sự bất bình đẳng ở cấp độ và quy mô như vậy là do lựa chọn chứ không phải tình cờ”, ông Bucher phát biểu. “Không chỉ các cấu trúc kinh tế của chúng ta khiến tất cả chúng ta trở nên kém an toàn hơn trước đại dịch này, mà còn tích cực giúp cho những người vốn đã siêu giàu và quyền lực tranh thủ được cuộc khủng hoảng này vì lợi ích của riêng họ”.

Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính khoảng 97 triệu người trên thế giới đã rơi vào cảnh nghèo cùng cực trong năm 2020 và hiện đang sống với chưa đầy 2 USD mỗi ngày. Đây cũng là năm đầu tiên số lượng người nghèo cùng cực trên thế giới tăng trong hơn 20 năm qua.

Bất bình đẳng vaccine là một vấn đề lớn khác, khi nhiều quốc gia giàu tích trữ vaccine đủ để tiêm nhiều mũi cho người dân, bất chấp lời hứa sẽ chia sẻ nguồn vaccine với các quốc gia đang phát triển.

Ở một góc độ đau thương khác về đại dịch, Covid-19 đến nay đã cướp đi sinh mạng của 5,54 triệu người – theo dữ liệu của Our World in Data.

Đã và đang có nhiều lời kêu gọi đề nghị giới tỷ phú dùng tài sản cá nhân để giúp đỡ những người kém may mắn. Ông David Beasley, Giám đốc Chương trình Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) hồi tháng 11 kêu gọi các tỷ phú bao gồm Bezos và Musk “hành động ngay” để giải quyết nạn đói trên thế giới.

Lời kêu gọi của ông Beasley ngay lập tức nhận được phản hồi trực tiếp từ ông Musk. Thông qua mạng xã hội Twitter, CEO Tesla nói nếu FAO có thể đưa ra một kế hoạch chính xác để việc giải quyết vấn đề, ông “sẽ bán cổ phiếu Tesla ngay và hành động”. Tuy nhiên, ông Musk đã không nói gì thêm sau khi FAO đưa ra một kế hoạch.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con