Hà Nội đón 24 triệu du khách trong năm 2023

Tường Bách
Chia sẻ

Năm 2023, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt 24 triệu lượt, tăng 27% so với năm 2022 (tăng 9,1% so với kế hoạch, tương đương 83% kết quả năm 2019). Nhiều chỉ tiêu đã đạt được kế hoạch đề ra, trong đó một số chỉ số tăng trưởng nhẹ...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ngày 25/12, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, năm 2023, thủ đô Hà Nội đã chứng kiến một bước nhảy vọt đáng kể trong lĩnh vực du lịch, với việc đón nhận 24 triệu du khách. Con số này đại diện cho sự tăng trưởng ấn tượng lên đến 27% so với năm 2022 và tăng 9,1% so với kế hoạch, tương đương 83% kết quả năm 2019. Sự tăng trưởng này không chỉ là động lực mới cho nền kinh tế địa phương mà còn là biểu hiện rõ nét về sức hấp dẫn lâu dài của Hà Nội như một điểm đến du lịch tiềm năng.

Đặc biệt, một trong những thành tựu đáng chú ý nhất là tăng mạnh về lượng du khách quốc tế, với hơn 4 triệu lượt (trong đó có 2,82 triệu khách quốc tế có lưu trú), tăng 266,7% so với năm 2022 và tăng 33,3% so với kế hoạch, tương đương 57% kết quả năm 2019. Sự gia tăng đột biến này không chỉ là kết quả của sự ổn định sau đại dịch, mà còn là minh chứng cho khả năng thu hút du khách toàn cầu.

Du khách nội địa cũng đã đóng góp một phần quan trọng, với 20 triệu lượt vào năm 2023, tăng 16,3% so với năm 2022 và tăng 5% so với kế hoạch, tương đương 91% kết quả năm 2019). Sự tăng cường về du lịch nội địa không chỉ là biểu hiện của sự quan tâm ngày càng tăng của người dân địa phương đối với di sản văn hóa và lịch sử quan trọng của đất nước, mà còn mang lại lợi ích kinh tế đáng kể.

Sự tăng trưởng đáng kể trong lượng khách du lịch đã có tác động tích cực đối với nền kinh tế Hà Nội. Tổng doanh thu từ ngành du lịch năm 2023 ước đạt  87,65 nghìn tỷ đồng, tăng 45,5% so với năm 2022 và tăng 13,83% so với kế hoạch, tương đương 84,4% kết quả năm 2019).Điều này không chỉ là một động lực quan trọng cho sự phục hồi kinh tế, mà còn là minh chứng cho khả năng thích ứng và phục hồi của ngành du lịch thủ đô trước những thách thức toàn cầu.

Sự tăng trưởng này không chỉ là động lực mới cho nền kinh tế địa phương mà còn là biểu hiện rõ nét về sức hấp dẫn lâu dài của Hà Nội.
Sự tăng trưởng này không chỉ là động lực mới cho nền kinh tế địa phương mà còn là biểu hiện rõ nét về sức hấp dẫn lâu dài của Hà Nội.

Đối với hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, Hà Nội có 3.758 cơ sở lưu trú du lịch với 71.016 phòng; trong đó, có 605 khách sạn, căn hộ đã được xếp hạng từ 1 - 5 sao với 26.411 phòng. Năm 2023, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn ước đạt khoảng 58,7%, tăng 20,1% so cùng kỳ năm 2022.

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang đánh giá, đây là mức độ tăng trưởng như kỳ vọng đặt ra. Năm 2023 cũng là năm Hà Nội bội thu giải thưởng quốc tế với nhiều vị trí đánh giá, xếp hạng cao như: điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á, điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á cho kỳ nghỉ ngắn ngày, cơ quan quản lý du lịch thành phố hàng đầu châu Á, điểm đến thành phố golf tốt nhất thế giới năm 2023 (Tổ chức giải thưởng Golf thế giới)… Đặc biệt, năm 2023 Hà Nội đã có 48/103 nhà hàng được Michelin Guide - cẩm nang ẩm thực danh giá thế giới - tuyển chọn; trong đó có ba nhà hàng đạt 1 sao Michelin.

Nhìn lại 1 năm của ngành du lịch Thủ đô, có thể nhìn thấy dấu ấn rõ nét tạo nên sức hút là những thành công trong hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong khâu quản lý, xây dựng sản phẩm mới. Trong đó, có thể kể đến như đã triển khai phần mềm cơ sở dữ liệu của toàn ngành du lịch (dulich.myhanoi.vn) và đưa vào khai thác từ đầu năm 2023; triển khai kế hoạch điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng du lịch nông nghiệp, nông thôn và phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu du lịch nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội; hình thành bản đồ số du lịch (bằng nhiều thứ tiếng) thể hiện các thông tin thu hút du khách phục vụ phát triển du lịch thông minh của Hà Nội (đã thí điểm tại Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Đông Anh, Thạch Thất)…

Năm 2024, thành phố đặt mục tiêu phấn đấu số lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt khoảng 26,5 triệu lượt khách.
Năm 2024, thành phố đặt mục tiêu phấn đấu số lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt khoảng 26,5 triệu lượt khách.

Đặc biệt, trong năm 2023, ngành Du lịch Hà Nội đã xây dựng nhiều tour, sản phẩm du lịch văn hóa trải nghiệm gắn với du lịch đêm trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa truyền thống. Sở Du lịch cho ra mắt 15 sản phẩm du lịch đêm hấp dẫn, tạo ấn tượng tốt đối với du khách. Ngành tổ chức một số chương trình, nội dung nhằm phát triển các sản phẩm du lịch là thế mạnh của Hà Nội như Du lịch ẩm thực, du lịch MICE (du lịch kết hợp sự kiện, hội họp...), du lịch chăm sóc sức khỏe…

Sở phối hợp với các quận, huyện, các doanh nghiệp du lịch xây dựng sản phẩm du lịch trải nghiệm mới gắn với di sản, di tích, làng nghề theo tuyến Trung tâm Hà Nội-Thanh Trì-Thường Tín-Phú Xuyên, tuyến Trung tâm Hà Nội-Thanh Oai-Ứng Hòa-Mỹ Đức, tuyến Trung tâm Hà Nội-Sơn Tây-Ba Vì. Đồng thời, ngành tiếp tục phát triển sản phẩm du lịch đường sông kết nối các điểm đến du lịch dọc khu vực sông Hồng, sông Đuống, hoàn thiện tuyến du lịch Chương Dương Độ-Bát Tràng-đền thờ Chử Đồng Tử, tiến tới mở rộng tuyến du lịch từ bến Chương Dương Độ đi khu vực Sơn Tây, Ba Vì.

Năm 2024, thành phố đặt mục tiêu phấn đấu số lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt khoảng 26,5 triệu lượt khách, tăng 10,4% so với ước năm 2023. Trong đó, có 5 triệu lượt khách quốc tế và 21,5 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch đặt mục tiêu đạt khoảng 99,77 nghìn tỷ đồng, tăng 13,8% so với ước thực hiện năm 2023. Công suất sử dụng phòng trung bình của cơ sở lưu trú, khách sạn đạt 60%, tăng 2 điểm % so năm 2023.

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết, để đạt mục tiêu đề ra, Hà Nội đang quyết liệt xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch trải nghiệm mới gắn với di sản - di tích, làng nghề theo tuyến: Trung tâm Hà Nội - Thanh Trì - Thường Tín - Phú Xuyên; tuyến Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức, tuyến Trung tâm Hà Nội - Sơn Tây - Ba Vì. Ngoài ra, Hà Nội chủ trương phát triển các sản phẩm du lịch là thế mạnh như: Du lịch ẩm thực, du lịch MICE, du lịch chăm sóc sức khỏe…

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con