Hà Nội xin tăng thu phí phương tiện giao thông cá nhân
UBND thành phố Hà Nội vừa kiến nghị với các bộ, ngành Trung ương và Chính phủ một loạt giải pháp nhằm tháo gỡ bất cập về giao thông
UBND thành phố Hà Nội vừa kiến nghị với các bộ, ngành Trung ương và Chính phủ một loạt giải pháp nhằm tháo gỡ bất cập về giao thông trên địa bàn.
Theo đó, UBND thành phố kiến nghị Chính phủ bố trí ngân sách cho các bộ ngành và chỉ đạo trong việc di dời các cơ sở đào tạo, trường đại học, bệnh viện và các cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi nội đô theo quy hoạch và Chỉ thị 16 của Chính phủ. Ưu tiên dành quỹ đất các cơ sở nói trên để đầu tư vườn hoa, bãi đỗ xe và công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ công cộng.
Thành phố đề nghị các bộ, ngành Trung ương trình Chính phủ bổ sung, ưu tiên bố trí vốn từ các nguồn vốn ODA, WB, ADB... để thực hiện các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm trên địa bàn Thủ đô. Nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư các công trình giao thông, hệ thống giao thông tĩnh, phát triển vận tải hành khách công cộng...
Cùng với đó cần nghiên cứu, trình Chính phủ sửa đổi mức xử phạt vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt cho lực lượng cảnh sát, thanh tra giao thông; tăng mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm luật giao thông, là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới ùn tắc, tai nạn giao thông...
UBND thành phố kiến nghị Bộ Giao thông vận tải được Chính phủ giao xây dựng đề án quản lý phương tiên giao thông nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc, sớm trình Chính phủ ban hành. Sớm triển khai các dự án giao thông mang tính đột phá, có ý nghĩa quyết định đến phát triển mạng lưới khung về kết cấu hạ tầng giao thông.
Đặc biệt, thành phố kiến nghị các bộ, ngành liên quan sớm ban hành cơ chế, chính sách nhằm quản lý, hạn chế sự gia tăng phương tiên giao thông cá nhân, tăng mức thu phí giao thông đối với các phương tiện cá nhân, tăng giá dịch vụ trông giữ phương tiện, thay cho mức giá như hiện nay.
Thành phố cũng đề nghị Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an tiếp tục bổ sung biên chế, thiết bị, phương tiện cho lực lượng thanh tra, cảnh sát giao thông...để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.
Kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo một số cơ sở đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định về điều chỉnh giờ học của UBND thành phố, góp phần làm giảm ùn tắc trên địa bàn vào giờ cao điểm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan sớm hoàn thành quy hoạch ngành trên địa bàn, làm cơ sở cho việc di dời các cơ sở giáo dục, y tế theo quy hoạch.
Ngoài các đề xuất trên, lãnh đạo thành phố Hà Nội cho biết, thành phố cũng sẽ kiên quyết yêu cầu các chủ đầu tư các dự án phát triển nhà, khu đô thị trên địa bàn phải dành diện tích làm bãi đỗ xe theo quy định, đáp ứng đủ nhu cầu đỗ xe của dự án và dành 20 -30% diện tích cho đỗ xe công cộng.
Lãnh đạo thành phố cũng yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã... chịu trách nhiệm công khai danh tính các cá nhân thuộc địa bàn mình quản lý có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông khi nhận được thông báo từ cơ quan công an...
Liên quan đến đề án thu phí phương tiện cá nhân ra vào nội đô trong giờ cao điểm, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, đó là mong muốn của thành phố. Hiện thành phố cũng đang có những ý tưởng khác nhau, trong đó có việc sẽ đánh phí lũy tiến để làm sao phương tiện lưu lại trong nội đô ngắn và ít nhất.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Hà Nội, để có được phương án kiểm soát như thế nào cho hiệu quả cao nhất vẫn là bài toán rất khó, bởi đô thị Hà Nội rất nhiều đường phố, ngõ nên việc kiểm soát là không hề đơn giản.
Được biết, mức phí trước bạ lần đầu đối với ô tô tại Hà Nội từ 1/1/2012 sẽ tăng lên 20%, áp dụng cho cả xe mới và đã qua sử dụng. Đối với mức phí trước bạ lần thứ 2 trở đi vẫn giữ nguyên 12%.
Đối với mức thu lệ phí làm giấy đăng kí và biển số phương tiện giao thông, dao động từ 500.000 – 20 triệu đồng đối với ôtô, và từ 500.000 – 4.000.000 đồng đối với xe môtô.
Phí trông giữ xe ôtô trên địa bàn cũng được thành phố điều chỉnh từ 1/1/2012, dao động từ 30.000 – 50.000 đồng/lượt, tùy theo địa bàn các quận, huyện. Phí trông giữ ôtô theo tháng dao động từ 1,4 – 1,9 triệu đồng/tháng.
Theo đó, UBND thành phố kiến nghị Chính phủ bố trí ngân sách cho các bộ ngành và chỉ đạo trong việc di dời các cơ sở đào tạo, trường đại học, bệnh viện và các cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi nội đô theo quy hoạch và Chỉ thị 16 của Chính phủ. Ưu tiên dành quỹ đất các cơ sở nói trên để đầu tư vườn hoa, bãi đỗ xe và công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ công cộng.
Thành phố đề nghị các bộ, ngành Trung ương trình Chính phủ bổ sung, ưu tiên bố trí vốn từ các nguồn vốn ODA, WB, ADB... để thực hiện các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm trên địa bàn Thủ đô. Nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư các công trình giao thông, hệ thống giao thông tĩnh, phát triển vận tải hành khách công cộng...
Cùng với đó cần nghiên cứu, trình Chính phủ sửa đổi mức xử phạt vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt cho lực lượng cảnh sát, thanh tra giao thông; tăng mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm luật giao thông, là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới ùn tắc, tai nạn giao thông...
UBND thành phố kiến nghị Bộ Giao thông vận tải được Chính phủ giao xây dựng đề án quản lý phương tiên giao thông nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc, sớm trình Chính phủ ban hành. Sớm triển khai các dự án giao thông mang tính đột phá, có ý nghĩa quyết định đến phát triển mạng lưới khung về kết cấu hạ tầng giao thông.
Đặc biệt, thành phố kiến nghị các bộ, ngành liên quan sớm ban hành cơ chế, chính sách nhằm quản lý, hạn chế sự gia tăng phương tiên giao thông cá nhân, tăng mức thu phí giao thông đối với các phương tiện cá nhân, tăng giá dịch vụ trông giữ phương tiện, thay cho mức giá như hiện nay.
Thành phố cũng đề nghị Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an tiếp tục bổ sung biên chế, thiết bị, phương tiện cho lực lượng thanh tra, cảnh sát giao thông...để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.
Kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo một số cơ sở đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định về điều chỉnh giờ học của UBND thành phố, góp phần làm giảm ùn tắc trên địa bàn vào giờ cao điểm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan sớm hoàn thành quy hoạch ngành trên địa bàn, làm cơ sở cho việc di dời các cơ sở giáo dục, y tế theo quy hoạch.
Ngoài các đề xuất trên, lãnh đạo thành phố Hà Nội cho biết, thành phố cũng sẽ kiên quyết yêu cầu các chủ đầu tư các dự án phát triển nhà, khu đô thị trên địa bàn phải dành diện tích làm bãi đỗ xe theo quy định, đáp ứng đủ nhu cầu đỗ xe của dự án và dành 20 -30% diện tích cho đỗ xe công cộng.
Lãnh đạo thành phố cũng yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã... chịu trách nhiệm công khai danh tính các cá nhân thuộc địa bàn mình quản lý có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông khi nhận được thông báo từ cơ quan công an...
Liên quan đến đề án thu phí phương tiện cá nhân ra vào nội đô trong giờ cao điểm, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, đó là mong muốn của thành phố. Hiện thành phố cũng đang có những ý tưởng khác nhau, trong đó có việc sẽ đánh phí lũy tiến để làm sao phương tiện lưu lại trong nội đô ngắn và ít nhất.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Hà Nội, để có được phương án kiểm soát như thế nào cho hiệu quả cao nhất vẫn là bài toán rất khó, bởi đô thị Hà Nội rất nhiều đường phố, ngõ nên việc kiểm soát là không hề đơn giản.
Được biết, mức phí trước bạ lần đầu đối với ô tô tại Hà Nội từ 1/1/2012 sẽ tăng lên 20%, áp dụng cho cả xe mới và đã qua sử dụng. Đối với mức phí trước bạ lần thứ 2 trở đi vẫn giữ nguyên 12%.
Đối với mức thu lệ phí làm giấy đăng kí và biển số phương tiện giao thông, dao động từ 500.000 – 20 triệu đồng đối với ôtô, và từ 500.000 – 4.000.000 đồng đối với xe môtô.
Phí trông giữ xe ôtô trên địa bàn cũng được thành phố điều chỉnh từ 1/1/2012, dao động từ 30.000 – 50.000 đồng/lượt, tùy theo địa bàn các quận, huyện. Phí trông giữ ôtô theo tháng dao động từ 1,4 – 1,9 triệu đồng/tháng.