“Hội nghị Diên Hồng” về quy hoạch Thủ đô
Với nhiều người trong nghề, đồ án quy hoạch Thủ đô còn hàm chứa những điểm được cho là sơ sài, bất hợp lý
Hà Nội là địa phương, nhưng vì là Thủ đô của cả nước nên nhiều vấn đề
trong quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội thành phố nhiều khi lại
không phải là chuyện riêng của Hà Nội. Đồ án quy hoạch Thủ đô do Bộ Xây
dựng chủ trì là một ví dụ.
Chính vì thế, ngay sau khi đồ án được đưa ra lấy ý kiến đông đảo quần chúng nhân dân, ngày 22/4, “Hội nghị Diên Hồng” của giới quy hoạch, kiến trúc đã được triệu tập, dưới sự chủ trì của Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam và Tổng hội Xây dựng, nhằm đưa ra những phản biện, góp phần hoàn thiện đồ án trước khi được thông qua.
Nhiều vấn đề quá sơ sài
Là đồ án quy hoạch cho thủ đô của một nước, nên tham vọng của người khởi xướng lẫn người triển khai đều muốn nó phải là một đồ án quy hoạch đồ sộ, vừa bao quát, đầy đủ, vừa hiện đại, chi tiết. Về hình thức, có thể mục tiêu đó phần nào đã vươn tới.
Thế nhưng, với nhiều người trong nghề, đồ án quy hoạch Thủ đô còn hàm chứa những điểm được cho là sơ sài, bất hợp lý, trái với kỳ vọng xây dựng một thủ đô ngàn năm văn hiến.
Mở đầu cho loạt phản biện sự bất hợp lý trong đồ án, ông Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội, cho rằng ngay cấu trúc hồ sơ của đồ án đã không đúng với đề bài đã được Thủ tướng phê duyệt. Đồ án thiếu hẳn phần quan trọng nhất là quản lý đô thị.
Đặc biệt, ông Nghiêm chỉ ra, đồ án là một đại công trình quy hoạch với tầm nhìn đến năm 2050, song các nhà tư vấn và xây dựng đồ án lại không phân rõ thứ tự các bước triển khai đồ án.
Theo ông Nghiêm, lời lẽ trong đồ án là rất hay, nhưng khi thành bản vẽ đã gây nên thất vọng cho không ít người. Rất nhiều vấn đề liên quan đến môi trường, quy hoạch công nghiệp, phát triển hạ tầng kỹ thuật..., lại được đề cập quá sơ sài.
Không những thế, nhiều lý luận trong đồ án về tái đô thị, đô thị lõi, tổ hợp cộng đồng..., là những khái niệm mà một người có gần 50 năm tuổi nghề như ông "chưa một lần nghe thấy, nói gì đến dân hiểu".
Tuy nhiên, theo nguyên Kiến trúc sư trưởng, điều bất cập nhất của đồ án là tầm nhìn và những hoạch định tương lai lại được xây dựng trên đánh giá hiện trạng của Hà Nội trước khi mở rộng. Điều này sẽ khiến nhiều vấn đề về hạ tầng quy hoạch, quy mô dân số..., trong quy hoạch không tương xứng với sự phát triển của Thủ đô trong vài ba chục năm tới.
Còn theo Kiến trúc sư Nguyễn Thế Bá, nguyên Chủ tịch Hội Quy hoạch đô thị Việt Nam, lẽ ra trong quy hoạch phải chỉ rõ khu vực trung tâm hành chính mới của quốc gia đúng như đề bài mà Thủ tướng giao.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, sau khi dự luận lên tiếng về sự bất hợp lý với địa điểm dự kiến Ba Vì, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn đã khẳng định: vẫn chưa thống nhất địa điểm xây trung tâm hành chính quốc gia!
Không ít bất hợp lý
Một trong những vấn đề được đông đảo dự luận quan tâm trong đồ án quy hoạch là vị trí đặt trung tâm hành chính quốc gia và xây trục tâm linh Thăng Long. Ngoài vấn đề trung tâm hành chính còn chưa thống nhất, việc xây trục tâm linh đã nhận được ý kiến không đồng tình của gần như đại đa số người tham gia hội thảo.
Kiến trúc sư Nguyễn Thế Bá cho hay, mục đích của việc mời tư vấn nước ngoài là để học hỏi những kinh nghiệm, tinh hoa của thế giới, song nội dung và hình thức lấy ý kiến đóng góp cho đồ án mà các nhà tư vấn đưa ra lại “đặc” Việt Nam.
Theo ông Bá, thay vì phải có thời gian rộng rãi lấy ý kiến của tất cả các chuyên gia khắp mọi lĩnh vực thì cơ quan chủ trì và tư vấn lại chỉ gói gọn trong một vài cuộc hội thảo lấy ý kiến của riêng giới kiến trúc, quy hoạch rồi... báo cáo cấp trên.
Trong khi đó, nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Mạnh Kiểm bức xúc về vấn đề cấu trúc đô thị, chất lượng quy hoạch cũng như đề xuất tách trung tâm hành chính xa rời trung tâm chính trị.
Theo ông Kiểm, bất hợp lý lớn nhất là của đồ án là việc xây dựng đồ án lại được triển khai song song với việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, với thời gian và tầm nhìn tương ứng.
“Nguyên tắc của lập quy hoạch là phải dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã có, trong khi hiện nay chiến lược này lại mới đang được xây dựng”, ông Kiểm nói.
Bên cạnh đó, nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng không tán thành việc tách rời trung tâm hành chính và trung tâm chính trị thành hai khu riêng biệt. Theo ông, về pháp luật, ở một chừng mực nào đấy thì hành chính cũng là chính trị. “Đến tận hôm nay, việc di dời Hội trường Ba Đình ra khu Mỹ Đình vẫn còn nhiều ý kiến bàn luận”, ông nói.
Đồng quan điểm trên, Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam Trần Ngọc Hùng cho rằng, không thể tách rời hành chính và chính trị. Theo ông, một điểm bất hợp lý trong đồ án nữa là vấn đề cải tạo hiện trạng đô thị đã không gắn với thực tiễn của Thủ đô. Hiện Hà Nội có 23 khu chung cư cũ tập trung hầu hết ở trung tâm thành phố cần được cải tạo, xây mới lại. Thế nhưng, đồ án lại đưa ra yêu cầu không chế tất cả các chung cư xây mới dưới 8 tầng.
Trong khi đó, rất nhiều cơ quan, đơn vị của Hà Nội cần được xây dựng, cải tạo lại thì trong đồ án lại phê “giữ nguyên hiện trạng trung tâm hành chính của Hà Nội”.
“Người đưa ra yêu cầu đó đã không biết đến một thực tế đáng buồn của thành phố hiện nay đó là: cầu thang của UBND thành phố Hà Nội là cầu thang bé nhất trong số cơ quan đơn vị trên địa bàn. Còn Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố, Sở Nội vụ lại đang tận dụng gara tầng 2 của sân vận động Hàng Đẫy làm trụ sở”, ông Hùng nói.
Dự kiến, đầu tháng 5 tới, đồ án quy hoạch Thủ đô sẽ được Bộ Xây dựng và tư vấn báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trước khi trình Chính phủ và Quốc hội thông qua.
Chính vì thế, ngay sau khi đồ án được đưa ra lấy ý kiến đông đảo quần chúng nhân dân, ngày 22/4, “Hội nghị Diên Hồng” của giới quy hoạch, kiến trúc đã được triệu tập, dưới sự chủ trì của Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam và Tổng hội Xây dựng, nhằm đưa ra những phản biện, góp phần hoàn thiện đồ án trước khi được thông qua.
Nhiều vấn đề quá sơ sài
Là đồ án quy hoạch cho thủ đô của một nước, nên tham vọng của người khởi xướng lẫn người triển khai đều muốn nó phải là một đồ án quy hoạch đồ sộ, vừa bao quát, đầy đủ, vừa hiện đại, chi tiết. Về hình thức, có thể mục tiêu đó phần nào đã vươn tới.
Thế nhưng, với nhiều người trong nghề, đồ án quy hoạch Thủ đô còn hàm chứa những điểm được cho là sơ sài, bất hợp lý, trái với kỳ vọng xây dựng một thủ đô ngàn năm văn hiến.
Mở đầu cho loạt phản biện sự bất hợp lý trong đồ án, ông Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội, cho rằng ngay cấu trúc hồ sơ của đồ án đã không đúng với đề bài đã được Thủ tướng phê duyệt. Đồ án thiếu hẳn phần quan trọng nhất là quản lý đô thị.
Đặc biệt, ông Nghiêm chỉ ra, đồ án là một đại công trình quy hoạch với tầm nhìn đến năm 2050, song các nhà tư vấn và xây dựng đồ án lại không phân rõ thứ tự các bước triển khai đồ án.
Theo ông Nghiêm, lời lẽ trong đồ án là rất hay, nhưng khi thành bản vẽ đã gây nên thất vọng cho không ít người. Rất nhiều vấn đề liên quan đến môi trường, quy hoạch công nghiệp, phát triển hạ tầng kỹ thuật..., lại được đề cập quá sơ sài.
Không những thế, nhiều lý luận trong đồ án về tái đô thị, đô thị lõi, tổ hợp cộng đồng..., là những khái niệm mà một người có gần 50 năm tuổi nghề như ông "chưa một lần nghe thấy, nói gì đến dân hiểu".
Tuy nhiên, theo nguyên Kiến trúc sư trưởng, điều bất cập nhất của đồ án là tầm nhìn và những hoạch định tương lai lại được xây dựng trên đánh giá hiện trạng của Hà Nội trước khi mở rộng. Điều này sẽ khiến nhiều vấn đề về hạ tầng quy hoạch, quy mô dân số..., trong quy hoạch không tương xứng với sự phát triển của Thủ đô trong vài ba chục năm tới.
Còn theo Kiến trúc sư Nguyễn Thế Bá, nguyên Chủ tịch Hội Quy hoạch đô thị Việt Nam, lẽ ra trong quy hoạch phải chỉ rõ khu vực trung tâm hành chính mới của quốc gia đúng như đề bài mà Thủ tướng giao.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, sau khi dự luận lên tiếng về sự bất hợp lý với địa điểm dự kiến Ba Vì, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn đã khẳng định: vẫn chưa thống nhất địa điểm xây trung tâm hành chính quốc gia!
Không ít bất hợp lý
Một trong những vấn đề được đông đảo dự luận quan tâm trong đồ án quy hoạch là vị trí đặt trung tâm hành chính quốc gia và xây trục tâm linh Thăng Long. Ngoài vấn đề trung tâm hành chính còn chưa thống nhất, việc xây trục tâm linh đã nhận được ý kiến không đồng tình của gần như đại đa số người tham gia hội thảo.
Kiến trúc sư Nguyễn Thế Bá cho hay, mục đích của việc mời tư vấn nước ngoài là để học hỏi những kinh nghiệm, tinh hoa của thế giới, song nội dung và hình thức lấy ý kiến đóng góp cho đồ án mà các nhà tư vấn đưa ra lại “đặc” Việt Nam.
Theo ông Bá, thay vì phải có thời gian rộng rãi lấy ý kiến của tất cả các chuyên gia khắp mọi lĩnh vực thì cơ quan chủ trì và tư vấn lại chỉ gói gọn trong một vài cuộc hội thảo lấy ý kiến của riêng giới kiến trúc, quy hoạch rồi... báo cáo cấp trên.
Trong khi đó, nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Mạnh Kiểm bức xúc về vấn đề cấu trúc đô thị, chất lượng quy hoạch cũng như đề xuất tách trung tâm hành chính xa rời trung tâm chính trị.
Theo ông Kiểm, bất hợp lý lớn nhất là của đồ án là việc xây dựng đồ án lại được triển khai song song với việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, với thời gian và tầm nhìn tương ứng.
“Nguyên tắc của lập quy hoạch là phải dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã có, trong khi hiện nay chiến lược này lại mới đang được xây dựng”, ông Kiểm nói.
Bên cạnh đó, nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng không tán thành việc tách rời trung tâm hành chính và trung tâm chính trị thành hai khu riêng biệt. Theo ông, về pháp luật, ở một chừng mực nào đấy thì hành chính cũng là chính trị. “Đến tận hôm nay, việc di dời Hội trường Ba Đình ra khu Mỹ Đình vẫn còn nhiều ý kiến bàn luận”, ông nói.
Đồng quan điểm trên, Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam Trần Ngọc Hùng cho rằng, không thể tách rời hành chính và chính trị. Theo ông, một điểm bất hợp lý trong đồ án nữa là vấn đề cải tạo hiện trạng đô thị đã không gắn với thực tiễn của Thủ đô. Hiện Hà Nội có 23 khu chung cư cũ tập trung hầu hết ở trung tâm thành phố cần được cải tạo, xây mới lại. Thế nhưng, đồ án lại đưa ra yêu cầu không chế tất cả các chung cư xây mới dưới 8 tầng.
Trong khi đó, rất nhiều cơ quan, đơn vị của Hà Nội cần được xây dựng, cải tạo lại thì trong đồ án lại phê “giữ nguyên hiện trạng trung tâm hành chính của Hà Nội”.
“Người đưa ra yêu cầu đó đã không biết đến một thực tế đáng buồn của thành phố hiện nay đó là: cầu thang của UBND thành phố Hà Nội là cầu thang bé nhất trong số cơ quan đơn vị trên địa bàn. Còn Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố, Sở Nội vụ lại đang tận dụng gara tầng 2 của sân vận động Hàng Đẫy làm trụ sở”, ông Hùng nói.
Dự kiến, đầu tháng 5 tới, đồ án quy hoạch Thủ đô sẽ được Bộ Xây dựng và tư vấn báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trước khi trình Chính phủ và Quốc hội thông qua.