Hơn 2 triệu người dùng Toyota đối mặt nguy cơ rò rỉ thông tin
Toyota cho biết dữ liệu về xe của khoảng 2,15 triệu người dùng đã được công khai tại Nhật Bản trong khoảng một thập kỷ từ tháng 11 năm 2013 đến giữa tháng 4/2023. Vụ việc xảy ra khi Toyota đẩy mạnh kết nối phương tiện được coi là rất quan trọng để cung cấp các dịch vụ như lái xe tự động và các tính năng hỗ trợ trí tuệ nhân tạo khác.
Những khách hàng bị ảnh hưởng bao gồm những người đã đăng ký dịch vụ mạng T-Connect từ đầu năm 2012 cho đến ngày 17 tháng 4, Toyota cho biết và "xin lỗi" vì đã gây lo ngại cho khách hàng.
Những người dùng G-Link cũng bị ảnh hưởng, một dịch vụ tương tự dành cho chủ sở hữu những chiếc xe sang trọng mang nhãn hiệu Lexus, cung cấp các tính năng như hỗ trợ khẩn cấp.
Người phát ngôn của Toyota cho hay sự cố bắt nguồn từ lỗi của con người dẫn đến hệ thống đám mây được đặt ở chế độ… công khai thay vì riêng tư, đồng thời cho biết thêm rằng công ty sẽ giới thiệu các hệ thống để kiểm tra và giám sát cài đặt đám mây liên tục.
Người phát ngôn cũng sẽ điều tra và giáo dục kỹ lưỡng cho nhân viên về các quy tắc xử lý dữ liệu.
Ủy ban bảo vệ thông tin cá nhân của Nhật Bản đã được thông báo về vụ việc, một trong những quan chức của cơ quan này cho biết, nhưng từ chối cung cấp thêm thông tin chi tiết. Theo thông lệ của cơ quan này là không bình luận về các sự cố riêng lẻ.
Toyota hiện đã thông tin các bước chặn truy cập dữ liệu từ bên ngoài đã được thực hiện sau khi vấn đề được phát hiện và một cuộc điều tra về tất cả các môi trường đám mây do Toyota Connected quản lý đang được tiến hành.
Những vụ rò rỉ dữ liệu cá nhân lớn thỉnh thoảng xảy ra ở Nhật Bản. Vào tháng 3, nhà cung cấp dịch vụ di động NTT DoCoMo cho biết dữ liệu của tối đa 5,29 triệu khách hàng có thể đã bị rò rỉ thông qua một công ty thuê ngoài công việc.
Đây là vụ việc mới nhất ảnh hưởng không nhỏ tới thương hiệu Toyota mà nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới phải cúi đầu xin lỗi khách hàng khi cách đây chưa lâu Daihatsu, một công ty con của Toyota, đã thừa nhận việc gian lận thử nghiệm an toàn cho 88.000 ô tô hầu hết được bán dưới thương hiệu Toyota.
Công ty này cho biết viền cửa trên những chiếc xe bị ảnh hưởng đã được sửa đổi với một "rãnh" để giảm thiểu rủi ro trong quá trình thử nghiệm rằng phần bên trong cửa có thể bị vỡ do cạnh sắc và gây thương tích cho người ngồi trong xe khi túi khí bên bung ra trong một vụ tai nạn.
Các công ty cho biết việc sửa đổi để thử nghiệm không phải là một phần của phương tiện sản xuất.
Chủ tịch Toyota Akio Toyoda nói các công ty đang điều tra xem bảng điều khiển bên của Yaris và các mẫu xe khác đã được thay đổi như thế nào để thử nghiệm an toàn và “xin lỗi” vì điều mà ông gọi là vi phạm lòng tin của người tiêu dùng "không thể chấp nhận được".
Toyota cho biết họ chưa nhận được bất kỳ báo cáo nào về tai nạn hoặc thương tích liên quan đến thử nghiệm va chạm bên gian lận.
Hiện chưa rõ ai đã gian lận các cánh cửa để thử nghiệm va chạm, mức độ phổ biến về hành động này trong Daihatsu và liệu các nhà quản lý cấp cao có chấp thuận bước này hay không.
"Chúng tôi sẽ tiến hành một cuộc điều tra chi tiết từ giờ trở đi, nhưng hứa sẽ làm rõ những gì đã xảy ra tại địa điểm, điều tra ý định thực sự và làm việc chân thành để ngăn chặn sự tái diễn", Toyoda nói với báo giới. "Chúng tôi sẽ cần một thời gian để làm điều đó”.
Daihatsu thông tin họ đã phát hiện gian lận trong bài kiểm tra an toàn sau một báo cáo tố giác. Sau đó công ty đã báo cáo vấn đề với các cơ quan quản lý và ngừng vận chuyển các mẫu xe bị ảnh hưởng.
Các mẫu xe bị ảnh hưởng bao gồm Toyota Yaris Ativs sản xuất tại Thái Lan từ tháng 8 năm ngoái và Perodua Axias sản xuất tại Malaysia bắt đầu từ tháng 2 năm nay.
Khoảng 11.800 xe bị ảnh hưởng là Axias do Daihatsu sản xuất tại một nhà máy liên doanh với nhà sản xuất ô tô Perodua của Malaysia. Những chiếc xe đó đã được bán ở Malaysia.
Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh bao gồm Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Kuwait, Qatar, Bahrain và Oman.
Daihatsu nói họ sẽ chạy thử nghiệm an toàn mới với sự có mặt của các cơ quan quản lý và xác nhận sự an toàn của các mẫu xe trước khi tiếp tục xuất xưởng.
Việc phát hiện gian lận trong bài kiểm tra an toàn là cuộc khủng hoảng đầu tiên đối với Chủ tịch Toyota Koji Sato, người đã tiếp quản công việc hàng đầu từ Toyoda vào ngày 1 tháng 4.
“Chúng tôi phải tìm ra nguyên nhân của những gì đã xảy ra, bao gồm cả việc kiểm tra môi trường nơi nó xảy ra và sau khi xác nhận điều đó, chúng tôi sẽ có hành động thích hợp để giải quyết nguyên nhân cơ bản”, ông Sato nói.
Toyoda, người từng là chủ tịch Toyota vào năm 2010 khi một loạt các vụ thu hồi khiến Mỹ điều tra, cho biết ông muốn tất cả nhân viên Toyota và những người ở các chi nhánh hiểu rằng "tạo ra những chiếc xe tốt hơn" đòi hỏi phải cam kết lên tiếng về các vấn đề.
"Chúng ta không thể chạy trốn hay trốn tránh điều này”, ông Toyoda nhấn mạnh.
Daihatsu, chuyên sản xuất ô tô nhỏ, đã trở thành công ty con của Toyota vào năm 2016 khi ông Toyoda là chủ tịch.
Những vụ việc xảy ra vào thời điểm Toyota đang tăng cường sản xuất trở lại sau những hạn chế do thiếu chất bán dẫn, đối mặt với áp lực phải tiến nhanh hơn để tung ra các loại xe điện mới và cạnh tranh về chi phí cũng như đối phó với sự sụt giảm doanh số bán hàng tại Trung Quốc, một thị trường trọng điểm toàn cầu.