Khai mạc Phiên họp thứ 27 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Hà Lê
Chia sẻ

Dự kiến trong 5 ngày làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến đối 12 nội dung  phải chuẩn bị để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 sắp tới; xem xét 4 nội dung theo thẩm quyền…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp. Ảnh: TTXVN

Sáng 11/10, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 27. Chủ trì, phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết  khối lượng công việc nhiều, tính chất phức tạp, độ khó cao, thời gian gấp rút.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội phát huy tinh thần các phiên họp trước để cho ý kiến vào các nội dung để bảo đảm chất lượng phiên họp là tốt nhất. Phiên họp này của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến thì kéo dài trong 5 ngày, và tập trung vào 16 nhóm nội dung quan trọng.

12 NỘI DUNG CHUẨN BỊ TRÌNH QUỐC HỘI TẠI KỲ HỌP THỨ 6

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến đối với 12 nội dung phải chuẩn bị để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 sắp tới. 

Thứ nhất, các báo cáo của Chính phủ về thực hiện tình hình thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội bao gồm: đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2023, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; đánh giá giữa nhiệm kỳ về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 16/2021/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và đánh giá giữa nhiệm kỳ về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 31/2021/QH15 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

Thứ hai, các báo cáo của Chính phủ về vấn đề tài chính ngân sách bao gồm: tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024 (trong đó có tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2023, dự kiến kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2024, lộ trình và các phương án để thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và các Nghị quyết của Quốc hội dự kiến tiến hành từ 1/7/2024); đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 – 2025; đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Phiên họp thứ 27. Ảnh: TTXVN
Phiên họp thứ 27. Ảnh: TTXVN

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến để trình với Quốc hội không chỉ về đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và tài chính ngân sách của năm, đồng thời là dịp đánh giá giữa nhiệm kỳ thì hiện cơ cấu lại nền kinh tế, thực hiện nhiệm vụ của Kế hoạch 5 năm, Kế hoạch vay trả nợ công, Kế hoạch đầu tư công trung hạn đều là những nội dung lớn và rất quan trọng.

Thứ ba, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV; kết quả tiếp công dân xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2023.

Thứ tư, báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2023, trong đó, tổng hợp cả nội dung báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Kiểm toán Nhà nước.

Thứ năm, tham gia ý kiến về Báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội.

Thứ sáu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được Chính phủ thực hiện. Đây là nội dung rất trọng tâm, trên cơ sở báo cáo này sẽ xác định được những gì còn chồng chéo, vướng mắc liên quan cụ thể đến luật nào, nghị định, thông tư nào; trách nhiệm của từng cấp; vấn đề liên quan đến thẩm quyền của Quốc hội để Quốc hội xem xét giải quyết; vấn đề liên quan đến trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành…

Thứ bảy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với Tờ trình của Chính phủ về kết quả thực hiện, khó khăn vướng mắc trong triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2021-2023 và đề xuất giải pháp, cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình trong thời gian tới.

Thứ tám, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ chín, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Thứ mười, cho ý kiến về công tác chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại Kỳ họp thứ 6.

Mười một, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần thứ hai đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thí điểm chính sách hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao. Chủ tịch Quốc hội lưu ý đây là nội dung hết sức quan trọng và lớn, đồng thời đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét kỹ lưỡng để xem đã đủ điều kiện đưa vào chương trình kỳ họp và trình Quốc hội ban hành nghị quyết ngay tại kỳ họp này chưa?

Mười hai, trên cơ sở xem xét toàn diện công tác chuẩn bị và các nội dung trình Quốc hội, sau khi tiếp thu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến lần cuối cùng về chương trình nội dung Kỳ họp thứ 6 để trình Quốc hội xem xét, biểu quyết thông qua tại phiên họp trù bị.

SẼ XEM XÉT 4 NỘI DUNG THEO THẨM QUYỀN

Ủy ban Thường vụ Quốc hội  xem xét 4 nội dung thuộc thẩm quyền, gồm: Tiến hành giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021";

Cho ý kiến phương án phân bổ, sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách trung ương năm 2022 và nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2021 đã bố trí cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội để thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động còn dư;

Việc bổ sung dự toán thu chi vốn viện trợ nước ngoài năm 2023 của tỉnh Quảng Bình;

Phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm miễn nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tổng Thư ký Quốc hội sớm ban hành các thông báo kết luận nội dung để cho các cơ quan, tổ chức hữu quan này có cơ sở để tổ chức thực hiện.

Tiếp theo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5, Quốc hội hội khóa XV; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2023; xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 9/2023.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con