Khu công nghệ thông tin tập trung Công viên phần mềm Đà Nẵng số 2 đi vào hoạt động, làm "bàn đạp" để phát triển bán dẫn, AI

Bạch Dương Anh Văn
Chia sẻ

Ngày 16/1, tòa nhà ICT 1 của Công viên phần mềm Đà Nẵng số 2 chính thức được đưa vào hoạt động, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia… 

Khu công nghệ thông tin tập trung Công viên phần mềm Đà Nẵng số 2 chính thức được đưa vào hoạt động
Khu công nghệ thông tin tập trung Công viên phần mềm Đà Nẵng số 2 chính thức được đưa vào hoạt động

Ngày 16/1, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự Lễ công bố Quyết định mở rộng và khai trương Khu công nghệ thông tin tập trung Công viên phần mềm Đà Nẵng số 2, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ của Đà Nẵng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin, vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo Thành phố trong thời gian tới.

DẤU ẤN QUAN TRỌNG TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, VI MẠCH BÁN DẪN VÀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO CỦA ĐÀ NẴNG

Công viên phần mềm Đà Nẵng số 2 (phường Thuận Phước, quận Hải Châu) được khởi công vào tháng 10/2020, gồm khối tòa nhà văn phòng ICT 20 tầng; 2 khối văn phòng kết hợp trụ sở 8 tầng ICT1 và ICT2 cùng hệ thống sân bãi, đường giao thông nội bộ, cảnh quan cây xanh, hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng… Tổng mức đầu tư dự án đến nay là khoảng 1.400 tỷ đồng.

Mục đích của dự án nhằm xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển, đào tạo, vườn ươm công nghệ thông tin; xây dựng hạ tầng phục vụ cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ thông tin. Khi đi vào hoạt động, nơi đây sẽ đáp ứng cho khoảng 6.000 nhân sự làm việc trực tiếp về công nghệ thông tin, sản phẩm công nghệ số…

Phó Thủ tướng trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mở rộng Khu công nghệ thông tin tập trung Công viên phần mềm Đà Nẵng số 2 - Ảnh: VGP. 
Phó Thủ tướng trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mở rộng Khu công nghệ thông tin tập trung Công viên phần mềm Đà Nẵng số 2 - Ảnh: VGP. 

Tại lễ khai trương diễn ra lễ trao biên bản ghi nhớ giữa thành phố Đà Nẵng và các đối tác thuộc lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo theo Nghị quyết 136/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Khu công nghệ thông tin tập trung Công viên phần mềm Đà Nẵng số 2 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Chính phủ ban hành Nghị quyết số 03/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị. 

Phát biểu tại lễ công bố quyết định mở rộng và khai trương Khu công nghệ thông tin tập trung Công viên phần mềm Đà Nẵng số 2 diễn ra vào  ngày 16/1, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho biết từ những năm 2000, công nghệ thông tin được xác định là lĩnh vực ưu tiên, mũi nhọn phát triển của thành phố thông qua Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 3/10/2000 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về một số chủ trương phát triển công nghiệp phần mềm và Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 12/3/2003 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Với cách tiếp cận lấy ứng dụng công nghệ thông tin tạo động lực để phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, thành phố bố trí ngân sách đầu tư xây dựng Khu Công viên phần mềm Đà Nẵng, mô hình điểm đầu tiên trong phát triển công nghiệp công nghệ thông tin thành phố Đà Nẵng.

Khu Công viên phần mềm Đà Nẵng đưa vào sử dụng từ tháng 10/2008 và được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Khu công nghệ thông tin tập trung tại Quyết định số 1967/QĐ-TTg ngày 7/12/2017. Từ hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, hiệu suất sử dụng đất, đây là mô hình minh chứng cho chiến lược và quyết sách đúng đắn của thành phố Đà Nẵng trong phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trở thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn.

Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho rằng từ thành công mô hình Khu công viên phần mềm Đà Nẵng, nhằm tiếp cận xu hướng Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) và cụ thể hóa chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/1/2019 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với chiến lược chuyển từ gia công sang làm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin; chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng kinh tế số, Đà Nẵng triển khai các thủ tục quy hoạch và lựa chọn nhà đầu tư xây dựng Khu Công viên phần mềm số 2.

THU HÚT ĐẦU TƯ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Dự án Khu Công viên phần mềm số 2 Đà Nẵng gồm 3 tòa nhà ICT1, ICT2 và ICT có diện tích đất 2,8ha, tổng diện tích sàn xây dựng hơn 92.000 m2, dự kiến thu hút 6.000 nhân lực làm việc.

Ngày 1/2/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 09/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 144/2016/NĐ-CP và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1238/QĐ-TTg ngày 22/10/2024 mở rộng Khu công nghệ thông tin tập trung Công viên phần mềm Đà Nẵng số 2, qua đó tạo hành lang pháp lý cho việc tiếp tục đầu tư ngân sách thành phố cho Khu Công viên phần mềm số 2. Từ cơ sở này, HĐND thành phố Đà Nẵng tiếp tục bố trí vốn đầu tư công, nâng tổng mức đầu tư dự án ban đầu là 800 tỷ đồng lên gần 1.400 tỷ đồng, qua đó đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện Khu Công viên phần mềm số 2.

Ông Lê Trung Chính cho biết việc Đà Nẵng khai trương Khu Công viên phần mềm số 2 và đưa vào sử dụng Tòa nhà ICT1 với 8 tầng, tổng diện tích sàn xây dựng hơn 39.000 m2, diện tích khai thác 21.000 m2, trong đó ưu tiên cho các đối tác chiến lược, các nhà đầu tư chiến lược, các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo của lĩnh vực vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo. Hiện nay đã có hơn 30 doanh nghiệp đăng ký nhu cầu thuê văn phòng tại Tòa nhà ICT1 với tổng diện tích đăng ký khoảng 25.000 m2, vượt quá diện tích cho thuê của tòa nhà ICT1.

Sau hơn 15 năm nỗ lực, quyết tâm, đến nay thành phố Đà Nẵng tiếp tục hình thành thêm 1 khu công viên phần mềm, hiện toàn thành phố hiện có 4 khu công nghệ thông tin tập trung, cùng với các khu công nghệ thông tin đang quy hoạch, xây dựng đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố. Nhờ đó, từ một nơi gia công phần mềm ở thời kỳ đầu những năm 2000 với tỷ trọng gia công hơn 80%, nay thành phố Đà Nẵng đã chuyển dịch sang phát triển sản xuất sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin, tỷ trọng gia công giảm xuống dưới 40%. Tỷ trọng kinh tế số năm 2023 chiếm 20,69% GRDP thành phố, vượt chỉ tiêu đề ra vào năm 2025 là 20%. Đà Nẵng từng bước định vị thương hiệu trên bản đồ công nghệ thông tin Việt Nam và thế giới…

Được biết, Khu công nghệ thông tin tập trung Công viên phần mềm Đà Nẵng được xác định là công trình động lực, trọng điểm để hiện thực hóa các chủ trương, định hướng của Bộ Chính trị tại Kết luận số 79-KL/TW ngày 13/5/2024 về tiếp tục triển khai Nghị quyết số 43-NQ/TW và Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội về tổ chức mô hình chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng. Đặc biệt là Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; thúc đẩy các phương thức sản xuất mới, hiện đại, chú trọng các lĩnh vực mũi nhọn mới như vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, công nghệ tài chính…

Ông Nguyễn Quang Thanh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, cho biết Công viên phần mềm Đà Nẵng số 2 là dự án trọng điểm của Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025 nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghệ thông tin, đồng thời giúp các doanh nghiệp tiếp cận nhanh các chính sách của Nhà nước; hỗ trợ, ươm tạo các doanh nghiệp khởi nghiệp. 

Sau khai trương, Đà Nẵng sẽ đưa vào sử dụng tòa nhà ICT1 với 8 tầng, tổng diện tích sàn xây dựng hơn 39.000 m2, diện tích khai thác 21.000 m2, trong đó ưu tiên cho các đối tác chiến lược, các nhà đầu tư chiến lược, các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo của lĩnh vực vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.

Hiện đã có hơn 30 doanh nghiệp đăng ký nhu cầu thuê văn phòng tại tòa nhà ICT1 với tổng diện tích đăng ký khoảng 25.000 m2, vượt quá diện tích cho thuê của tòa nhà ICT1.

 

Trong năm 2025, Đà Nẵng sẽ đầu tư và đưa vào sử dụng 3 phòng thí nghiệm (lab), trong đó 2 lab đào tạo thiết kế vi mạch, 1 lab đào tạo trí tuệ nhân tạo trong Công viên phần mềm Đà Nẵng số 2; triển khai đầu tư hoàn thiện giai đoạn 2 Công viên phần mềm Đà Nẵng số 2 để đưa vào sử dụng tòa nhà ICT2, ICT3.

Ngày 22/10/2024 vừa qua, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 1238/QĐ-TTg ngày 22/10/2024 phê duyệt mở rộng Khu công nghệ thông tin tập trung Công viên phần mềm Đà Nẵng. Theo đó, phê duyệt mở rộng Khu công nghệ thông tin tập trung Công viên phần mềm Đà Nẵng đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là khu CNTT tập trung tại Quyết định số 1967/QĐ-TTg ngày 7/12/2017 với tên gọi là Công viên phần mềm Đà Nẵng số 2 với quy mô diện tích mở rộng là 28.573 m2.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con