Kinh tế miền Trung: Xây tổ lớn đón chim đại bàng
Miền Trung phải tự đổi mới, xây dựng khát vọng vươn lên, không vì lợi ích cục bộ, lợi ích cá nhân
Miền Trung chắc chắn sẽ xây được tổ lớn đón những con chim đại bàng cho nền kinh tế. Muốn vậy, phải tự đổi mới, xây dựng khát vọng vươn lên, vượt qua chính mình, không vì lợi ích cục bộ, lợi ích cá nhân, phải hành động và hành động quyết liệt. Đó là quan điểm của ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
“Khí thế hừng hực”
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng có nhận xét ông là “người luôn trăn trở”. Là đại biểu Quốc hội của một tỉnh khó khăn nhất miền Trung, ông có thấy trách nhiệm của mình quá nặng nề không?
Tôi cho rằng không chỉ là đại biểu Quốc hội của Quảng Trị mới cảm thấy có trách nhiệm với tỉnh này mà trong mỗi chúng ta, hẳn là ai cũng cảm thấy có trách nhiệm và tình cảm với địa phương chịu nhiều mất mát và đau thương nhất vì chiến tranh. Một câu hỏi luôn thôi thúc tôi phải trả lời cho được là làm thế nào để Quảng Trị thoát khỏi cái tiếng tỉnh nghèo, vươn lên đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước?
Vào tháng 10 năm ngoái, Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu là xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị thành khu vực phát triển kinh tế năng động, bền vững; là trung tâm thu hút về đầu tư và Trung tâm trung chuyển hàng hóa của vùng và khu vực; gắn kết chặt chẽ phát triển với đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Bên cạnh đó, xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị thành khu vực phát triển đột phá tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị. Việc phát triển thành công Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị là một động lực đặc biệt quan trọng, được kỳ vọng sẽ tạo ra xung lực mới thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh, tạo điều kiện để Quảng Trị thoát ra khỏi tình trạng của một tỉnh nghèo.
Cũng theo Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị thì khu kinh tế này đang mang đến cho Quảng Trị một “khí thế hừng hực”...
Việc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị là tiền đề rất quan trọng để địa phương phát triển. Nhưng điều quan trọng nhất là, cùng với những chủ trương đúng đắn, phải có được những giải pháp thiết thực, hiệu quả trong đầu tư. Trong điều kiện hiện nay, tỉnh cần có sự nỗ lực, cố gắng rất lớn trong tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển các vùng kinh tế.
Với vai trò của mình, Bộ Kế hoạch và đầu tư luôn song hành với Quảng Trị trên con đường tìm kiếm cách thức thu hút đầu tư nhiều hơn vào Khu kinh tế Đông Nam, đường giao thông từ Mỹ Thủy lên cửa khẩu La Lay, tìm ra các cơ chế đặc thù gắn với xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển một cách bài bản, lâu dài, tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Trước mắt, cần tìm kiếm các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, ưu tiên cho hệ thống giao thông và tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược, có kinh nghiệm và năng lực tài chính. Tỉnh phải tập trung cải cách hành chính, xây dựng chính sách thông thoáng, minh bạch, thật sự ưu đãi để thu hút đầu tư... nếu muốn xây tổ lớn đón những con chim đại bàng.
Tôi hoàn toàn tin tưởng những khát vọng đổi mới, cải cách, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Trị sẽ góp phần giúp tỉnh Quảng Trị phát triển mạnh mẽ hơn, nhanh chóng hơn trong thời gian tới.
“Phải rút ngắn cho được”
Hẳn là không chỉ Quảng Trị mà cả miền Trung cũng đều có khát vọng làm tổ lớn, thưa ông?
Đó là điều mà tôi rất trăn trở. Hiện tại, Việt Nam không còn là quốc gia nghèo, nhưng vẫn còn chặng đường dài để tiến tới một quốc gia giàu mạnh. Bởi chúng ta phải mất 25 năm đổi mới để đạt “đang phát triển có mức thu nhập trung bình thấp”. Để trở thành một nước thu nhập trung bình cao và nước phát triển, có thể sẽ phải mất nhiều thời gian hơn thế. Phải rút ngắn cho được thời gian này, nếu không sẽ mãi mãi tụt hậu.
Một trong những nỗ lực để rút ngắn thời gian là miền Trung nỗ lực phát triển cùng cả nước. Nơi đây chắc chắn sẽ xây được tổ lớn đón những con chim đại bàng cho nền kinh tế. Nhưng muốn vậy, phải tự đổi mới, xây dựng khát vọng vươn lên, vượt qua chính mình, không vì lợi ích cục bộ, lợi ích cá nhân, phải hành động cùng nhau và hành động quyết liệt. Trong nỗ lực tập trung hành động của toàn vùng duyên hải miền Trung, mục tiêu hàng đầu là kết nối cơ sở hạ tầng các tỉnh, cần có những phương thức mới để tối ưu hóa các nguồn lực và kết nối các địa phương trong vùng cùng hỗ trợ nhau phát triển.
Toàn tỉnh Quảng Trị có 13 đô thị. Một số đô thị đã phát triển trở thành động lực phát triển của vùng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Quảng Trị còn có Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo, bao gồm Khu công thương mại dịch vụ Lao Bảo, Cụm công nghiệp tập trung phía Tây Bắc thị trấn Lao Bảo, Khu công nghiệp Tân Thành, Khu công nghiệp Quán Ngang, Khu công nghiệp Nam Đông Hà. C
ùng đó, với vị trí chiến lược quan trọng nằm trên các tuyến giao thông huyết mạch của quốc gia về đường bộ, đường sắt và đường biển; tiếp giáp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và đặc biệt là điểm đầu tiếp nối Thái Bình Dương tới Lào, Thái Lan, Myanmar thông qua tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây (cả hai nhánh của tuyến hành lang này đều hợp với đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 1A)... Quảng Trị cũng có vai trò rất quan trọng trong kết nối các địa phương khác trong vùng.
Quảng Nam cũng đang nổi lên như một hiện tượng thần kỳ trong phát triển của miền Trung. Theo ông, địa phương này cần có trách nhiệm thế nào trong việc “xây tổ”?
Với một trung tâm công nghiệp ôtô lớn nhất cả nước đang được định hình, với tiềm năng du lịch tiếp tục được khai thác tốt, với hệ thống hạ tầng giao thông có bước phát triển đột phá và với viễn cảnh phát triển các dự án phái sinh từ việc khai thác hiệu quả mỏ khí Cá Voi Xanh, Quảng Nam đang đứng trước vận hội lớn để tiến nhanh lên phía trước, chuyển mình để trở thành địa phương kiểu mẫu về chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Không khó để nhận ra những tiềm năng, lợi thế của Quảng Nam. Đây là một trong số ít địa phương có đầy đủ hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, cảng hàng không, cảng biển và giao thông thủy nội địa... Hệ thống kết cấu hạ tầng nội tỉnh cũng đang được hoàn thiện. Khu kinh tế mở Chu Lai và mạng lưới các khu công nghiệp, cụm công nghiệp... đang mang lại cơ hội lớn để Quảng Nam mở rộng không gian phát triển công nghiệp.
Với bờ biển dài, đặc biệt là có tới 2 di sản văn hóa được UNESCO công nhận, Quảng Nam cũng có cơ hội rất lớn để phát triển du lịch. Quảng Nam đã biết cách tận dụng và phát huy các tiềm năng, lợi thế của mình. Địa phương cũng đã lựa chọn đúng mô hình chiến lược là dựa vào 2 trụ cột công nghiệp chế tạo và du lịch - dịch vụ.
Trong bối cảnh cả nước đang thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, đã đến lúc, Quảng Nam cần tính đến định hướng chiến lược phát triển theo chiều sâu, gắn với nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh không chỉ của tỉnh, mà của cả vùng, cả khu vực.
Quảng Nam có một vị trí chiến lược, đó là có khả năng kết nối thuận lợi với các tỉnh và các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là một địa phương năng động của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Vì thế, Quảng Nam cần tăng cường phối hợp với các địa phương trong việc hoạch định các định hướng và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của vùng và từng địa phương, gắn với liên kết vùng và quy hoạch phát triển tích hợp, mang tính hiện đại của vùng; biến lợi thế “tĩnh” thành lợi thế “động”. Tăng cường sự hỗ trợ, chia sẻ lẫn nhau, dần dần tạo nên thương hiệu mạnh, một địa chỉ đỏ thu hút các nhà đầu tư lớn, các tập đoàn đa quốc gia từ các nước có công nghệ cao, công nghệ sạch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững hơn.
“Khí thế hừng hực”
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng có nhận xét ông là “người luôn trăn trở”. Là đại biểu Quốc hội của một tỉnh khó khăn nhất miền Trung, ông có thấy trách nhiệm của mình quá nặng nề không?
Tôi cho rằng không chỉ là đại biểu Quốc hội của Quảng Trị mới cảm thấy có trách nhiệm với tỉnh này mà trong mỗi chúng ta, hẳn là ai cũng cảm thấy có trách nhiệm và tình cảm với địa phương chịu nhiều mất mát và đau thương nhất vì chiến tranh. Một câu hỏi luôn thôi thúc tôi phải trả lời cho được là làm thế nào để Quảng Trị thoát khỏi cái tiếng tỉnh nghèo, vươn lên đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước?
Vào tháng 10 năm ngoái, Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu là xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị thành khu vực phát triển kinh tế năng động, bền vững; là trung tâm thu hút về đầu tư và Trung tâm trung chuyển hàng hóa của vùng và khu vực; gắn kết chặt chẽ phát triển với đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Bên cạnh đó, xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị thành khu vực phát triển đột phá tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị. Việc phát triển thành công Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị là một động lực đặc biệt quan trọng, được kỳ vọng sẽ tạo ra xung lực mới thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh, tạo điều kiện để Quảng Trị thoát ra khỏi tình trạng của một tỉnh nghèo.
Cũng theo Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị thì khu kinh tế này đang mang đến cho Quảng Trị một “khí thế hừng hực”...
Việc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị là tiền đề rất quan trọng để địa phương phát triển. Nhưng điều quan trọng nhất là, cùng với những chủ trương đúng đắn, phải có được những giải pháp thiết thực, hiệu quả trong đầu tư. Trong điều kiện hiện nay, tỉnh cần có sự nỗ lực, cố gắng rất lớn trong tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển các vùng kinh tế.
Với vai trò của mình, Bộ Kế hoạch và đầu tư luôn song hành với Quảng Trị trên con đường tìm kiếm cách thức thu hút đầu tư nhiều hơn vào Khu kinh tế Đông Nam, đường giao thông từ Mỹ Thủy lên cửa khẩu La Lay, tìm ra các cơ chế đặc thù gắn với xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển một cách bài bản, lâu dài, tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Trước mắt, cần tìm kiếm các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, ưu tiên cho hệ thống giao thông và tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược, có kinh nghiệm và năng lực tài chính. Tỉnh phải tập trung cải cách hành chính, xây dựng chính sách thông thoáng, minh bạch, thật sự ưu đãi để thu hút đầu tư... nếu muốn xây tổ lớn đón những con chim đại bàng.
Tôi hoàn toàn tin tưởng những khát vọng đổi mới, cải cách, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Trị sẽ góp phần giúp tỉnh Quảng Trị phát triển mạnh mẽ hơn, nhanh chóng hơn trong thời gian tới.
“Phải rút ngắn cho được”
Hẳn là không chỉ Quảng Trị mà cả miền Trung cũng đều có khát vọng làm tổ lớn, thưa ông?
Đó là điều mà tôi rất trăn trở. Hiện tại, Việt Nam không còn là quốc gia nghèo, nhưng vẫn còn chặng đường dài để tiến tới một quốc gia giàu mạnh. Bởi chúng ta phải mất 25 năm đổi mới để đạt “đang phát triển có mức thu nhập trung bình thấp”. Để trở thành một nước thu nhập trung bình cao và nước phát triển, có thể sẽ phải mất nhiều thời gian hơn thế. Phải rút ngắn cho được thời gian này, nếu không sẽ mãi mãi tụt hậu.
Một trong những nỗ lực để rút ngắn thời gian là miền Trung nỗ lực phát triển cùng cả nước. Nơi đây chắc chắn sẽ xây được tổ lớn đón những con chim đại bàng cho nền kinh tế. Nhưng muốn vậy, phải tự đổi mới, xây dựng khát vọng vươn lên, vượt qua chính mình, không vì lợi ích cục bộ, lợi ích cá nhân, phải hành động cùng nhau và hành động quyết liệt. Trong nỗ lực tập trung hành động của toàn vùng duyên hải miền Trung, mục tiêu hàng đầu là kết nối cơ sở hạ tầng các tỉnh, cần có những phương thức mới để tối ưu hóa các nguồn lực và kết nối các địa phương trong vùng cùng hỗ trợ nhau phát triển.
Toàn tỉnh Quảng Trị có 13 đô thị. Một số đô thị đã phát triển trở thành động lực phát triển của vùng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Quảng Trị còn có Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo, bao gồm Khu công thương mại dịch vụ Lao Bảo, Cụm công nghiệp tập trung phía Tây Bắc thị trấn Lao Bảo, Khu công nghiệp Tân Thành, Khu công nghiệp Quán Ngang, Khu công nghiệp Nam Đông Hà. C
ùng đó, với vị trí chiến lược quan trọng nằm trên các tuyến giao thông huyết mạch của quốc gia về đường bộ, đường sắt và đường biển; tiếp giáp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và đặc biệt là điểm đầu tiếp nối Thái Bình Dương tới Lào, Thái Lan, Myanmar thông qua tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây (cả hai nhánh của tuyến hành lang này đều hợp với đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 1A)... Quảng Trị cũng có vai trò rất quan trọng trong kết nối các địa phương khác trong vùng.
Quảng Nam cũng đang nổi lên như một hiện tượng thần kỳ trong phát triển của miền Trung. Theo ông, địa phương này cần có trách nhiệm thế nào trong việc “xây tổ”?
Với một trung tâm công nghiệp ôtô lớn nhất cả nước đang được định hình, với tiềm năng du lịch tiếp tục được khai thác tốt, với hệ thống hạ tầng giao thông có bước phát triển đột phá và với viễn cảnh phát triển các dự án phái sinh từ việc khai thác hiệu quả mỏ khí Cá Voi Xanh, Quảng Nam đang đứng trước vận hội lớn để tiến nhanh lên phía trước, chuyển mình để trở thành địa phương kiểu mẫu về chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Không khó để nhận ra những tiềm năng, lợi thế của Quảng Nam. Đây là một trong số ít địa phương có đầy đủ hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, cảng hàng không, cảng biển và giao thông thủy nội địa... Hệ thống kết cấu hạ tầng nội tỉnh cũng đang được hoàn thiện. Khu kinh tế mở Chu Lai và mạng lưới các khu công nghiệp, cụm công nghiệp... đang mang lại cơ hội lớn để Quảng Nam mở rộng không gian phát triển công nghiệp.
Với bờ biển dài, đặc biệt là có tới 2 di sản văn hóa được UNESCO công nhận, Quảng Nam cũng có cơ hội rất lớn để phát triển du lịch. Quảng Nam đã biết cách tận dụng và phát huy các tiềm năng, lợi thế của mình. Địa phương cũng đã lựa chọn đúng mô hình chiến lược là dựa vào 2 trụ cột công nghiệp chế tạo và du lịch - dịch vụ.
Trong bối cảnh cả nước đang thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, đã đến lúc, Quảng Nam cần tính đến định hướng chiến lược phát triển theo chiều sâu, gắn với nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh không chỉ của tỉnh, mà của cả vùng, cả khu vực.
Quảng Nam có một vị trí chiến lược, đó là có khả năng kết nối thuận lợi với các tỉnh và các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là một địa phương năng động của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Vì thế, Quảng Nam cần tăng cường phối hợp với các địa phương trong việc hoạch định các định hướng và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của vùng và từng địa phương, gắn với liên kết vùng và quy hoạch phát triển tích hợp, mang tính hiện đại của vùng; biến lợi thế “tĩnh” thành lợi thế “động”. Tăng cường sự hỗ trợ, chia sẻ lẫn nhau, dần dần tạo nên thương hiệu mạnh, một địa chỉ đỏ thu hút các nhà đầu tư lớn, các tập đoàn đa quốc gia từ các nước có công nghệ cao, công nghệ sạch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững hơn.