Liên kết phát triển liên hoàn vùng duyên hải miền Trung
Vẫn còn sự lúng túng, bị động trong việc triển khai các bước liên kết phát triển vùng
Miền Trung là “mặt tiền” của Việt Nam nhìn ra biển Đông, các tỉnh duyên
hải miền Trung có ưu thế rất quan trọng về kinh tế biển, ông Trần Du Lịch, Trưởng nhóm tư vấn Ban Điều phối vùng duyên hải miền Trung, nêu quan điểm.
Vượt qua tư duy cục bộ
Liên kết vùng là vấn đề đặt ra hơn hai thập kỷ qua nhưng lỏng lẻo vẫn hoàn lỏng lẻo. Theo ông, vì sao quá trình này khó có chuyển biến?
Mặc dù rất cố gắng và nỗ lực nhưng do nước ta còn thiếu các thể chế về kinh tế vùng, liên kết vùng và cơ chế điều phối vùng nên việc liên kết và kết quả phát triển kinh tế - xã hội của các vùng trong cả nước nói chung cũng như vùng duyên hải miền Trung còn rất hạn chế. Các địa phương vẫn còn rất lúng túng, bị động trong việc triển khai các bước liên kết phát triển vùng.
Như vùng duyên hải miền Trung, các cơ chế liên kết, hợp tác hiện nay chỉ là sáng kiến địa phương trong vùng duyên hải miền Trung, chưa có sự thừa nhận và bảo trợ pháp lý của Chính phủ và chính sách hỗ trợ của Trung ương về nguồn lực, cơ chế ưu đãi đầu tư.
Cũng chính vì lẽ đó, nhiều năm qua, các tỉnh mạnh ai nấy làm, chưa có sự liên kết. Đã có hàng chục cuộc hội thảo, hội nghị bàn về giải pháp liên kết phát triển, các địa phương cũng đã ký cam kết nhưng ký xong rồi cũng thôi.
Nhưng dường như chỉ khi lãnh đạo địa phương thực sự thấm thía về sự cần thiết của liên kết, thì Chính phủ “ra tay” mới đem lại hiệu quả thực chất?
Đúng là như vậy. Nếu địa phương không thấy thực sự thấm thía thì Chính phủ dẫu muốn cố gắng thắt chặt mối liên kết lại cũng rất khó. Quá trình phát triển vừa qua cho thấy, nếu chỉ dựa vào lợi thế tĩnh về điều kiện tự nhiên của mỗi địa phương, nhằm thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư, mà thiếu sự liên kết để tạo ra lợi thế động, nhằm tối ưu hoá nguồn lực hữu hạn, thì sẽ khó có thể nâng cao sức cạnh tranh toàn vùng.
Với sự quy hoạch phân bố lực lượng sản xuất theo mô hình cơ cấu kinh tế tỉnh, dẫn đến sự phân tán nguồn lực và thiếu sự liên kết để giải quyết những vấn đề chung trong bài toán phát triển đã và đang đặt ra gay gắt cho mỗi địa phương.
Chẳng hạn, vùng này có rất nhiều tiềm năng du lịch, nếu chúng ta liên kết quảng bá cho vùng, thì sẽ tạo nên hình ảnh chuỗi du lịch hấp dẫn, thay vì du lịch một điểm. Hay trong kêu gọi đầu tư, đã từng có xúc tiến đầu tư quy mô vùng, không kêu gọi riêng lẻ. Rồi phải liên kết đào tạo nguồn nhân lực, hình thành thị trường lao động chung... Vì thế, hầu như các lãnh đạo của các địa phương trong vùng đều thấy rằng không nên có tư duy cục bộ khép kín, mà phải nhìn vào lợi ích của toàn vùng.
Cùng với thời gian, cũng có điều đáng mừng là bắt đầu có những chuyển biến cả nhận thức và hành động về việc hợp tác phát triển vùng từ lãnh đạo chủ chốt các tỉnh, thành phố cho đến cộng đồng doanh nghiệp. Lãnh đạo các tỉnh, thành phố miền Trung đã khẳng định và tự nguyện liên kết bởi có liên kết mới phát triển, phát huy được thế mạnh miền Trung.
Sự liên kết này vừa phát huy được tiềm năng, lợi thế của vùng duyên hải miền Trung với những giá trị về văn hóa, lịch sử, khác biệt về mặt địa lý, tự nhiên cho phép phát triển một số ngành mang tính chất vượt trội, có thể đi nhanh so với các vùng khác.
Mong có chính sách khác biệt
Như vậy, địa phương đã sẵn sàng, Chính phủ tới đây có hành động gì không để thúc đẩy liên kết?
Sắp đến, Chính phủ sẽ tiến hành đánh giá lại tính hiệu quả của các khu kinh tế trọng điểm trong vùng; xem xét, bổ sung thêm một số chức năng, nhiệm vụ của các ban quản lý khu kinh tế trong tình hình mới; các định hướng quy hoạch phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch của các tỉnh trong khu vực để có định hướng thu hút đầu tư, phát huy thế mạnh của từng địa phương; tạo sự liên kết phát triển liên hoàn cho cả vùng duyên hải miền Trung.
Các địa phương trong vùng mong muốn, Chính phủ có chính sách khác biệt mang tính đặc thù so với mặt bằng chung cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung để có khả năng huy động nguồn lực, phát triển vượt trội. Chính phủ cũng nên mạnh dạn ủy quyền cho Hội đồng vùng thực hiện một số chức năng quản lý về kinh tế, thay vì phải xin - cho giữa địa phương và các bộ, ngành như hiện nay.
Miền Trung có lẽ đang được quan tâm và ưu tiên hơn hẳn, vậy có ngại các vùng khác phải “ghen tỵ” không, thưa ông?
Chín tỉnh duyên hải miền Trung chịu hậu quả to lớn của chiến tranh, chịu hậu quả khắc nghiệt của mưa bão, đã vậy còn là “máng xối” của dãy Trường Sơn, đất đai không phì nhiêu, không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Cùng đó, với rất nhiều dãy núi đâm ngang ra biển, chia cắt giao thông 2 miền Nam - Bắc, miền Trung càng khó phát triển hơn các vùng khác.
Đông Nam Bộ phát triển được là nhờ lợi thế của một trung tâm đi trước, đó là Sài Gòn cũ, đóng vai trò hậu cần cho các tỉnh lân cận. Ở phía Bắc, Hà Nội phát triển trước và có lợi thế Thủ đô, nên cũng đóng vai trò hậu cần cho các tỉnh như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên.
Miền Trung xuất phát điểm khó khăn, càng thêm khó khi thiếu sự kết nối và tầm nhìn chiến lược cho cả vùng. Những lợi thế giá trị cao như du lịch, cảng, biển thì do trình độ hạn chế nên chưa thể khai thác được. Lợi thế quan trọng của miền Trung là biển, nhưng bao đời nay vẫn chủ yếu đánh bắt ven bờ, chỉ đủ nuôi sống, không thể làm giàu cho cả vùng, không có tích luỹ để phát triển giàu mạnh... Vì vậy, có quan tâm hơn đối với vùng này, cũng là lẽ thường tình.
Manh mún vì tự chòi đạp
Ông có thể nói sâu hơn về hai thiếu, thiếu kết nối, thiếu tầm nhìn chiến lược cho cả vùng miền Trung?
Qua 6 năm lăn lộn và nghiên cứu về vùng này, tôi thấy rằng, thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn như cơ sở hạ tầng chưa phát triển, các chính sách hỗ trợ chưa thực sự đột phá, nhưng công tác thu hút đầu tư vào các khu kinh tế tại khu vực miền Trung đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nhưng cũng vì thiếu kết nối, thiếu tầm nhìn, các địa phương chưa xác định được lợi thế chuyên biệt của mình để tập trung nguồn lực cho công tác đầu tư, hầu hết đều lấy cảng biển, sân bay để kéo nhà đầu tư về phía mình, mà chưa có sự liên kết để phát huy thế mạnh khu vực.
Rồi trong quá trình phát triển cũng vậy, do hai thiếu này, các địa phương tự chòi đạp, tự vươn lên, tự tranh thủ từng chút của Trung ương nên đâm ra manh mún và không đồng bộ, nơi nào cũng phải làm khu công nghiệp, trong khi điều kiện môi trường để thu hút khu công nghiệp lại không có.
Với 4 khu kinh tế và hàng loạt khu, cụm công nghiệp phân bố đều khắp, lại nằm trên trục Hàng lang kinh tế Đông Tây, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có lợi thế cạnh tranh về thu hút đầu tư. Tuy nhiên, tỉnh nào cũng chú trọng lôi kéo dự án về phần mình, chưa nghĩ đến lợi ích chung cho toàn vùng... May mắn là hiện nay, lãnh đạo các tỉnh miền Trung đều đã nhận thức được vấn đề này và đang nỗ lực cùng chung tay tạo nên sức hấp dẫn chung cho cả vùng.
Sức hấp dẫn của miền Trung, theo ông là ở đâu?
Miền Trung là “mặt tiền” của Việt Nam nhìn ra biển Đông, các tỉnh duyên hải miền Trung có ưu thế rất quan trọng về kinh tế biển. Với nguồn tài nguyên khá đa dạng và phong phú, nhiều tiềm năng nổi trội về biển, đảo, vịnh nước sâu, đất, rừng, di sản văn hóa lịch sử... cho phép phát triển 5 lĩnh vực chủ yếu của kinh tế biển là: đánh bắt xa bờ; khai thác tài nguyên khoáng sản; cảng biển và dịch vụ hàng hải; khu kinh tế, khu công nghiệp gắn liền với lợi thế cảng biển và du lịch biển đảo, gắn với văn hóa, lịch sử. Trong đó, du lịch là lĩnh vực tràn trề thế mạnh phát triển.
Tràn trề thế mạnh, song du lịch miền Trung có vẻ vẫn khá là loay hoay?
Cái này cũng lại vì chữ “thiếu”, thừa tiềm năng nhưng thiếu liên kết. Trong một lần đến Thái Lan, có quan chức nước này nói với tôi rằng, “làm du lịch là sự kết nối giữa các con tim với nhau”. Điều đó có nghĩa là làm du lịch phải mang tính cộng đồng và cần phải có trái tim vì nhau mới làm được.
Muốn du lịch thực sự thành ngành kinh tế mũi nhọn thì phải đầu tư xứng đáng, tập trung vào quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ. Nhưng mỗi địa phương có một hướng phát triển riêng và không có hướng phát triển trọng tâm cho vùng, không xây dựng thương hiệu riêng trong tổng thể chung nên tất cả đều mờ nhạt.
Nói đến du lịch là nói đến ở đâu, ăn cái gì, chơi cái gì, mua cái gì. Nhưng cả bốn “cái” này hiện nay chúng ta phát triển không đồng bộ, không liên kết được với nhau. Làm thế nào để du khách tiêu đến đồng tiền cuối cùng trước khi về nước xem ra còn quá khó, khách Việt đến nước khác đều muốn tiêu dùng đến những đồng tiền cuối, còn khách nước ngoài đến nước ta thì ta không lấy được gì trừ tiền ở khách sạn.
Nếu Nhà nước định hướng du lịch là chiến lược phát triển kinh tế cho vùng duyên hải miền Trung thì cần phải nhanh chóng tạo cơ chế khuyến khích doanh nghiệp liên kết đầu tư phát triển du lịch liên vùng, áp dụng hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) đối với các hạng mục hạ tầng giao thông liên vùng, thay đổi tư duy từ phát triển “điểm du lịch” thành “vùng du lịch”.
Đối với vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, hiện nay, các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo không kết nối được. Chính phủ phải có chủ trương giúp các trung tâm đào tạo, kể cả các trường nghề mà đào tạo du lịch, gắn kết được với các cơ sở du lịch, nhất là các cơ sở có tên tuổi để đào tạo một cách chất lượng nguồn nhân lực này.
Vượt qua tư duy cục bộ
Liên kết vùng là vấn đề đặt ra hơn hai thập kỷ qua nhưng lỏng lẻo vẫn hoàn lỏng lẻo. Theo ông, vì sao quá trình này khó có chuyển biến?
Mặc dù rất cố gắng và nỗ lực nhưng do nước ta còn thiếu các thể chế về kinh tế vùng, liên kết vùng và cơ chế điều phối vùng nên việc liên kết và kết quả phát triển kinh tế - xã hội của các vùng trong cả nước nói chung cũng như vùng duyên hải miền Trung còn rất hạn chế. Các địa phương vẫn còn rất lúng túng, bị động trong việc triển khai các bước liên kết phát triển vùng.
Như vùng duyên hải miền Trung, các cơ chế liên kết, hợp tác hiện nay chỉ là sáng kiến địa phương trong vùng duyên hải miền Trung, chưa có sự thừa nhận và bảo trợ pháp lý của Chính phủ và chính sách hỗ trợ của Trung ương về nguồn lực, cơ chế ưu đãi đầu tư.
Cũng chính vì lẽ đó, nhiều năm qua, các tỉnh mạnh ai nấy làm, chưa có sự liên kết. Đã có hàng chục cuộc hội thảo, hội nghị bàn về giải pháp liên kết phát triển, các địa phương cũng đã ký cam kết nhưng ký xong rồi cũng thôi.
Nhưng dường như chỉ khi lãnh đạo địa phương thực sự thấm thía về sự cần thiết của liên kết, thì Chính phủ “ra tay” mới đem lại hiệu quả thực chất?
Đúng là như vậy. Nếu địa phương không thấy thực sự thấm thía thì Chính phủ dẫu muốn cố gắng thắt chặt mối liên kết lại cũng rất khó. Quá trình phát triển vừa qua cho thấy, nếu chỉ dựa vào lợi thế tĩnh về điều kiện tự nhiên của mỗi địa phương, nhằm thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư, mà thiếu sự liên kết để tạo ra lợi thế động, nhằm tối ưu hoá nguồn lực hữu hạn, thì sẽ khó có thể nâng cao sức cạnh tranh toàn vùng.
Với sự quy hoạch phân bố lực lượng sản xuất theo mô hình cơ cấu kinh tế tỉnh, dẫn đến sự phân tán nguồn lực và thiếu sự liên kết để giải quyết những vấn đề chung trong bài toán phát triển đã và đang đặt ra gay gắt cho mỗi địa phương.
Chẳng hạn, vùng này có rất nhiều tiềm năng du lịch, nếu chúng ta liên kết quảng bá cho vùng, thì sẽ tạo nên hình ảnh chuỗi du lịch hấp dẫn, thay vì du lịch một điểm. Hay trong kêu gọi đầu tư, đã từng có xúc tiến đầu tư quy mô vùng, không kêu gọi riêng lẻ. Rồi phải liên kết đào tạo nguồn nhân lực, hình thành thị trường lao động chung... Vì thế, hầu như các lãnh đạo của các địa phương trong vùng đều thấy rằng không nên có tư duy cục bộ khép kín, mà phải nhìn vào lợi ích của toàn vùng.
Cùng với thời gian, cũng có điều đáng mừng là bắt đầu có những chuyển biến cả nhận thức và hành động về việc hợp tác phát triển vùng từ lãnh đạo chủ chốt các tỉnh, thành phố cho đến cộng đồng doanh nghiệp. Lãnh đạo các tỉnh, thành phố miền Trung đã khẳng định và tự nguyện liên kết bởi có liên kết mới phát triển, phát huy được thế mạnh miền Trung.
Sự liên kết này vừa phát huy được tiềm năng, lợi thế của vùng duyên hải miền Trung với những giá trị về văn hóa, lịch sử, khác biệt về mặt địa lý, tự nhiên cho phép phát triển một số ngành mang tính chất vượt trội, có thể đi nhanh so với các vùng khác.
Mong có chính sách khác biệt
Như vậy, địa phương đã sẵn sàng, Chính phủ tới đây có hành động gì không để thúc đẩy liên kết?
Sắp đến, Chính phủ sẽ tiến hành đánh giá lại tính hiệu quả của các khu kinh tế trọng điểm trong vùng; xem xét, bổ sung thêm một số chức năng, nhiệm vụ của các ban quản lý khu kinh tế trong tình hình mới; các định hướng quy hoạch phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch của các tỉnh trong khu vực để có định hướng thu hút đầu tư, phát huy thế mạnh của từng địa phương; tạo sự liên kết phát triển liên hoàn cho cả vùng duyên hải miền Trung.
Các địa phương trong vùng mong muốn, Chính phủ có chính sách khác biệt mang tính đặc thù so với mặt bằng chung cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung để có khả năng huy động nguồn lực, phát triển vượt trội. Chính phủ cũng nên mạnh dạn ủy quyền cho Hội đồng vùng thực hiện một số chức năng quản lý về kinh tế, thay vì phải xin - cho giữa địa phương và các bộ, ngành như hiện nay.
Miền Trung có lẽ đang được quan tâm và ưu tiên hơn hẳn, vậy có ngại các vùng khác phải “ghen tỵ” không, thưa ông?
Chín tỉnh duyên hải miền Trung chịu hậu quả to lớn của chiến tranh, chịu hậu quả khắc nghiệt của mưa bão, đã vậy còn là “máng xối” của dãy Trường Sơn, đất đai không phì nhiêu, không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Cùng đó, với rất nhiều dãy núi đâm ngang ra biển, chia cắt giao thông 2 miền Nam - Bắc, miền Trung càng khó phát triển hơn các vùng khác.
Đông Nam Bộ phát triển được là nhờ lợi thế của một trung tâm đi trước, đó là Sài Gòn cũ, đóng vai trò hậu cần cho các tỉnh lân cận. Ở phía Bắc, Hà Nội phát triển trước và có lợi thế Thủ đô, nên cũng đóng vai trò hậu cần cho các tỉnh như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên.
Miền Trung xuất phát điểm khó khăn, càng thêm khó khi thiếu sự kết nối và tầm nhìn chiến lược cho cả vùng. Những lợi thế giá trị cao như du lịch, cảng, biển thì do trình độ hạn chế nên chưa thể khai thác được. Lợi thế quan trọng của miền Trung là biển, nhưng bao đời nay vẫn chủ yếu đánh bắt ven bờ, chỉ đủ nuôi sống, không thể làm giàu cho cả vùng, không có tích luỹ để phát triển giàu mạnh... Vì vậy, có quan tâm hơn đối với vùng này, cũng là lẽ thường tình.
Manh mún vì tự chòi đạp
Ông có thể nói sâu hơn về hai thiếu, thiếu kết nối, thiếu tầm nhìn chiến lược cho cả vùng miền Trung?
Qua 6 năm lăn lộn và nghiên cứu về vùng này, tôi thấy rằng, thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn như cơ sở hạ tầng chưa phát triển, các chính sách hỗ trợ chưa thực sự đột phá, nhưng công tác thu hút đầu tư vào các khu kinh tế tại khu vực miền Trung đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nhưng cũng vì thiếu kết nối, thiếu tầm nhìn, các địa phương chưa xác định được lợi thế chuyên biệt của mình để tập trung nguồn lực cho công tác đầu tư, hầu hết đều lấy cảng biển, sân bay để kéo nhà đầu tư về phía mình, mà chưa có sự liên kết để phát huy thế mạnh khu vực.
Rồi trong quá trình phát triển cũng vậy, do hai thiếu này, các địa phương tự chòi đạp, tự vươn lên, tự tranh thủ từng chút của Trung ương nên đâm ra manh mún và không đồng bộ, nơi nào cũng phải làm khu công nghiệp, trong khi điều kiện môi trường để thu hút khu công nghiệp lại không có.
Với 4 khu kinh tế và hàng loạt khu, cụm công nghiệp phân bố đều khắp, lại nằm trên trục Hàng lang kinh tế Đông Tây, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có lợi thế cạnh tranh về thu hút đầu tư. Tuy nhiên, tỉnh nào cũng chú trọng lôi kéo dự án về phần mình, chưa nghĩ đến lợi ích chung cho toàn vùng... May mắn là hiện nay, lãnh đạo các tỉnh miền Trung đều đã nhận thức được vấn đề này và đang nỗ lực cùng chung tay tạo nên sức hấp dẫn chung cho cả vùng.
Sức hấp dẫn của miền Trung, theo ông là ở đâu?
Miền Trung là “mặt tiền” của Việt Nam nhìn ra biển Đông, các tỉnh duyên hải miền Trung có ưu thế rất quan trọng về kinh tế biển. Với nguồn tài nguyên khá đa dạng và phong phú, nhiều tiềm năng nổi trội về biển, đảo, vịnh nước sâu, đất, rừng, di sản văn hóa lịch sử... cho phép phát triển 5 lĩnh vực chủ yếu của kinh tế biển là: đánh bắt xa bờ; khai thác tài nguyên khoáng sản; cảng biển và dịch vụ hàng hải; khu kinh tế, khu công nghiệp gắn liền với lợi thế cảng biển và du lịch biển đảo, gắn với văn hóa, lịch sử. Trong đó, du lịch là lĩnh vực tràn trề thế mạnh phát triển.
Tràn trề thế mạnh, song du lịch miền Trung có vẻ vẫn khá là loay hoay?
Cái này cũng lại vì chữ “thiếu”, thừa tiềm năng nhưng thiếu liên kết. Trong một lần đến Thái Lan, có quan chức nước này nói với tôi rằng, “làm du lịch là sự kết nối giữa các con tim với nhau”. Điều đó có nghĩa là làm du lịch phải mang tính cộng đồng và cần phải có trái tim vì nhau mới làm được.
Muốn du lịch thực sự thành ngành kinh tế mũi nhọn thì phải đầu tư xứng đáng, tập trung vào quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ. Nhưng mỗi địa phương có một hướng phát triển riêng và không có hướng phát triển trọng tâm cho vùng, không xây dựng thương hiệu riêng trong tổng thể chung nên tất cả đều mờ nhạt.
Nói đến du lịch là nói đến ở đâu, ăn cái gì, chơi cái gì, mua cái gì. Nhưng cả bốn “cái” này hiện nay chúng ta phát triển không đồng bộ, không liên kết được với nhau. Làm thế nào để du khách tiêu đến đồng tiền cuối cùng trước khi về nước xem ra còn quá khó, khách Việt đến nước khác đều muốn tiêu dùng đến những đồng tiền cuối, còn khách nước ngoài đến nước ta thì ta không lấy được gì trừ tiền ở khách sạn.
Nếu Nhà nước định hướng du lịch là chiến lược phát triển kinh tế cho vùng duyên hải miền Trung thì cần phải nhanh chóng tạo cơ chế khuyến khích doanh nghiệp liên kết đầu tư phát triển du lịch liên vùng, áp dụng hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) đối với các hạng mục hạ tầng giao thông liên vùng, thay đổi tư duy từ phát triển “điểm du lịch” thành “vùng du lịch”.
Đối với vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, hiện nay, các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo không kết nối được. Chính phủ phải có chủ trương giúp các trung tâm đào tạo, kể cả các trường nghề mà đào tạo du lịch, gắn kết được với các cơ sở du lịch, nhất là các cơ sở có tên tuổi để đào tạo một cách chất lượng nguồn nhân lực này.