Lao động kỹ thuật cao: Đơn đặt hàng nhiều, nhưng chỉ để... "ngắm"?
Nhiều doanh nghiệp thừa nhận rất khó tạo nguồn lao động kỹ thuật cao để đưa đi làm việc ở nước ngoài
Nhiều doanh nghiệp thừa nhận rất khó tạo nguồn lao động kỹ thuật cao để đưa đi làm việc ở nước ngoài.
Cục Quản lý lao động ngoài nước và Cơ quan Xúc tiến thương mại Hàn Quốc (Kotra) vừa ký ghi nhớ về việc đưa lao động kỹ thuật cao đi làm việc tại nước này.
Ông Kim Won Ho, Tổng giám đốc Kotra khẳng định, hiện tại, nhu cầu lao động chất lượng cao của các công ty Hàn Quốc ngày càng tăng lên. “Cho dù biên bản ghi nhớ vừa được ký kết nhưng trước đó Kotra Hà Nội đã nhận được ít nhất 12 đơn đặt hàng từ phía doanh nghiệp Hàn Quốc với tổng số lượng xấp xỉ 30 vị trí lao động khác nhau. Trong thời gian tới, khi dự án này được chính thức triển khai, số lượng này được kỳ vọng sẽ ngày càng tăng thêm. Trong năm đầu tiên của dự án, Kotra Hà Nội mong muốn sẽ đưa được ít nhất 20 lao động chất lượng cao sang Hàn Quốc”, ông Kim nói.
Trao đổi về những ngành nghề đang có nhu cầu lớn với nguồn lao động này, ông Kim cho biết thêm, đối với thị trường Việt Nam, các lĩnh vực được các công ty Hàn Quốc đánh giá cao là công nghệ thông tin, hàn, cơ khí và xây dựng. Vì thế, Kotra Hà Nội cũng sẽ tập trung vào những lĩnh vực này.
Về phía Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng cho rằng đây cơ hội tốt cho lao động có trình độ của Việt Nam tiếp cận thị trường giàu tiềm năng với thu nhập cao.
Trước mắt, Kotra sẽ cùng với Cục lựa chọn một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động có uy tín ở Việt Nam tuyển chọn các ứng viên có đủ tiêu chuẩn để đưa đi làm việc có thời hạn ở nước bạn.
Các doanh nghiệp được chọn có trách nhiệm tìm kiếm nguồn lao động có trình độ, tay nghề phù hợp và chuyển hồ sơ cho phía Kotra. Kotra sẽ đưa hồ sơ ứng viên lên mạng để người sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn, sau đó Kotra sẽ làm các thủ tục để xin visa cho những lao động đạt yêu cầu.
Theo một số đơn hàng Kotra chuyển đến cho doanh nghiệp Việt Nam, lao động đi làm việc có thời hạn từ 1-2 năm (có thể gia hạn), mức lương từ 17.000 - 40.000 USD/năm, thậm chí có vị trí trả đến 100.000 USD/năm.
Tuy nhiên, đi cùng với mức lương hấp dẫn là những yêu cầu rất cao về trình độ ngành nghề cần tuyển, và người lao động phải sử dụng thành thạo tiếng Anh.
Ví dụ đối với thợ hàn, chủ sử dụng lao động chỉ tuyển những người có chứng chỉ quốc tế DNV, KR hoặc AWS… với điểm trên mức 6G và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm. Đối với các lĩnh vực khác, các ứng cử viên phải có trình độ cử nhân và ít nhất 1 năm kinh nghiệm. Thậm chí có đơn hàng yêu cầu trình độ thạc sỹ hoặc hơn…
Ông Đặng Huy Hồng, Phó giám đốc Công ty Cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (Sona) cho biết, doanh nghiệp ông đã nhận được một số đơn hàng tuyển dụng như: tuyển nhà khoa học nghiên cứu dược, thuốc, giáo viên dạy tiếng Việt, kỹ sư...
Với những đơn hàng nói trên, theo ông Hồng, doanh nghiệp tạo nguồn chỉ dành để "ngắm" vì lao động mình khó mà đáp ứng được yêu cầu phía bạn.
Ngược lại, cũng có nhiều lao động có trình độ kỹ thuật cao, có nhu cầu đi xuất khẩu lao động lại chưa có trong đơn hàng mà phía bạn cần. Hiện, Sona đã chuyển cho phía bạn gần 10 hồ sơ kỹ sư xây dựng, tin học... để đưa lên mạng, nhưng những ngành nghề này chưa có trong đơn đặt hàng từ phía doanh nghiệp Hàn Quốc.
Theo ông Nguyễn Quốc Hán, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Vĩnh Cát, trong thời điểm hiện tại, tạo nguồn lao động phổ thông xuất khẩu cũng không dễ, nói gì đến lao động chất lượng cao.
Cách đây mấy năm, Hàn Quốc cũng đã từng triển khai chương trình “thẻ vàng” nhắm thu hút lao động kỹ thuật cao của Việt Nam, tuy nhiên, số lao động mà các doanh nghiệp đưa đi chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Thực tế nếu lao động đạt được những yêu cầu nói trên thì ngay trong nước họ cũng không thiếu việc để làm, ông Hán nói.
Lạc quan hơn một chút, ông Vũ Công Bình, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hợp tác lao động nước ngoài (Lod) cho rằng, không quá khó để tuyển đối tượng lao động này, có điều phải mất công đào tạo.
Tuy nhiên, ông Bình cũng thừa nhận, với cơ sở vật chất và trình độ khoa học kỹ thuật hiện tại, không phải cơ sở đào tạo nào cũng đủ khả năng để đào tạo nguồn lao động kỹ thuật cao.
Cục Quản lý lao động ngoài nước và Cơ quan Xúc tiến thương mại Hàn Quốc (Kotra) vừa ký ghi nhớ về việc đưa lao động kỹ thuật cao đi làm việc tại nước này.
Ông Kim Won Ho, Tổng giám đốc Kotra khẳng định, hiện tại, nhu cầu lao động chất lượng cao của các công ty Hàn Quốc ngày càng tăng lên. “Cho dù biên bản ghi nhớ vừa được ký kết nhưng trước đó Kotra Hà Nội đã nhận được ít nhất 12 đơn đặt hàng từ phía doanh nghiệp Hàn Quốc với tổng số lượng xấp xỉ 30 vị trí lao động khác nhau. Trong thời gian tới, khi dự án này được chính thức triển khai, số lượng này được kỳ vọng sẽ ngày càng tăng thêm. Trong năm đầu tiên của dự án, Kotra Hà Nội mong muốn sẽ đưa được ít nhất 20 lao động chất lượng cao sang Hàn Quốc”, ông Kim nói.
Trao đổi về những ngành nghề đang có nhu cầu lớn với nguồn lao động này, ông Kim cho biết thêm, đối với thị trường Việt Nam, các lĩnh vực được các công ty Hàn Quốc đánh giá cao là công nghệ thông tin, hàn, cơ khí và xây dựng. Vì thế, Kotra Hà Nội cũng sẽ tập trung vào những lĩnh vực này.
Về phía Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng cho rằng đây cơ hội tốt cho lao động có trình độ của Việt Nam tiếp cận thị trường giàu tiềm năng với thu nhập cao.
Trước mắt, Kotra sẽ cùng với Cục lựa chọn một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động có uy tín ở Việt Nam tuyển chọn các ứng viên có đủ tiêu chuẩn để đưa đi làm việc có thời hạn ở nước bạn.
Các doanh nghiệp được chọn có trách nhiệm tìm kiếm nguồn lao động có trình độ, tay nghề phù hợp và chuyển hồ sơ cho phía Kotra. Kotra sẽ đưa hồ sơ ứng viên lên mạng để người sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn, sau đó Kotra sẽ làm các thủ tục để xin visa cho những lao động đạt yêu cầu.
Theo một số đơn hàng Kotra chuyển đến cho doanh nghiệp Việt Nam, lao động đi làm việc có thời hạn từ 1-2 năm (có thể gia hạn), mức lương từ 17.000 - 40.000 USD/năm, thậm chí có vị trí trả đến 100.000 USD/năm.
Tuy nhiên, đi cùng với mức lương hấp dẫn là những yêu cầu rất cao về trình độ ngành nghề cần tuyển, và người lao động phải sử dụng thành thạo tiếng Anh.
Ví dụ đối với thợ hàn, chủ sử dụng lao động chỉ tuyển những người có chứng chỉ quốc tế DNV, KR hoặc AWS… với điểm trên mức 6G và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm. Đối với các lĩnh vực khác, các ứng cử viên phải có trình độ cử nhân và ít nhất 1 năm kinh nghiệm. Thậm chí có đơn hàng yêu cầu trình độ thạc sỹ hoặc hơn…
Ông Đặng Huy Hồng, Phó giám đốc Công ty Cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (Sona) cho biết, doanh nghiệp ông đã nhận được một số đơn hàng tuyển dụng như: tuyển nhà khoa học nghiên cứu dược, thuốc, giáo viên dạy tiếng Việt, kỹ sư...
Với những đơn hàng nói trên, theo ông Hồng, doanh nghiệp tạo nguồn chỉ dành để "ngắm" vì lao động mình khó mà đáp ứng được yêu cầu phía bạn.
Ngược lại, cũng có nhiều lao động có trình độ kỹ thuật cao, có nhu cầu đi xuất khẩu lao động lại chưa có trong đơn hàng mà phía bạn cần. Hiện, Sona đã chuyển cho phía bạn gần 10 hồ sơ kỹ sư xây dựng, tin học... để đưa lên mạng, nhưng những ngành nghề này chưa có trong đơn đặt hàng từ phía doanh nghiệp Hàn Quốc.
Theo ông Nguyễn Quốc Hán, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Vĩnh Cát, trong thời điểm hiện tại, tạo nguồn lao động phổ thông xuất khẩu cũng không dễ, nói gì đến lao động chất lượng cao.
Cách đây mấy năm, Hàn Quốc cũng đã từng triển khai chương trình “thẻ vàng” nhắm thu hút lao động kỹ thuật cao của Việt Nam, tuy nhiên, số lao động mà các doanh nghiệp đưa đi chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Thực tế nếu lao động đạt được những yêu cầu nói trên thì ngay trong nước họ cũng không thiếu việc để làm, ông Hán nói.
Lạc quan hơn một chút, ông Vũ Công Bình, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hợp tác lao động nước ngoài (Lod) cho rằng, không quá khó để tuyển đối tượng lao động này, có điều phải mất công đào tạo.
Tuy nhiên, ông Bình cũng thừa nhận, với cơ sở vật chất và trình độ khoa học kỹ thuật hiện tại, không phải cơ sở đào tạo nào cũng đủ khả năng để đào tạo nguồn lao động kỹ thuật cao.