Liệu chiến lược chip giá rẻ của Nvidia có phản tác dụng tại thị trường Trung Quốc khốc liệt?
Nvidia sẽ ra mắt mẫu chip giá rẻ mới dành riêng cho thị trường Trung Quốc vào tháng 6 tới, trong bối cảnh hãng đang mất dần thị phần vào tay Huawei…

Nvidia đang lên kế hoạch duy trì sự hiện diện tại thị trường AI rộng lớn của Trung Quốc. Bất chấp các đợt siết chặt xuất khẩu từ Washington, dòng chip Blackwell phiên bản giá rẻ của Nvidia phản ánh nỗ lực bền bỉ của hãng trong việc cân bằng tình hình địa chính trị và hiệu quả thương mại, theo Tech Wire Asia.
Gã khổng lồ trong ngành bán dẫn chuẩn bị tung ra phiên bản rút gọn đáng kể của Blackwell tiên tiến, được thiết kế riêng cho thị trường Trung Quốc - bước ngoặt chiến lược làm dấy lên câu hỏi lớn: Liệu sự thỏa hiệp và thích nghi có thể giúp Huawei duy trì tính cạnh tranh trong thị trường ngày càng nhiều đối thủ nội địa hay không?
Mẫu chip GPU này nằm trong dòng vi xử lý AI thế hệ mới của Nvidia, sử dụng kiến trúc Blackwell, dự kiến có giá từ 6.500 đến 8.000 USD, thấp hơn đáng kể so với mức 10.000 đến 12.000 USD như dòng H20 trước đây. Mức giá phản ánh áp lực của thị trường lẫn nhượng bộ kỹ thuật mà Nvidia buộc phải đưa ra.
Kế hoạch sản xuất hàng loạt dự kiến bắt đầu sớm nhất vào tháng 6, đánh dấu nỗ lực của hãng thiết kế chip trong việc điều hướng quy định kiểm soát xuất khẩu ngày càng khắt khe. Thực tế, chiến lược định giá cho phiên bản Blackwell giá rẻ cho thấy Nvidia đang có cách tiếp cận thực dụng để thích ứng với bối cảnh địa chính trị đầy biến động.
Mức giá thấp phản ánh thông số kỹ thuật nhỏ và quy trình sản xuất đơn giản hơn. Chip được xây dựng dựa trên GPU RTX Pro 6000D dành cho máy chủ, sử dụng bộ nhớ GDDR7 thông thường thay vì loại bộ nhớ băng thông cao tiên tiến (HBM).
Đáng chú ý, dòng chip này không sử dụng công nghệ đóng gói tiên tiến Chip-on-Wafer-on-Substrate (CoWoS) của TSMC, giúp sản phẩm giảm cả chi phí lẫn hiệu năng. Động thái diễn ra trong giai đoạn đầy biến động ở thị trường Trung Quốc của Nvidia.
Sau khi dòng chip H20 bị Hoa Kỳ “cấm cửa” hồi tháng 4, Nvidia từng cân nhắc phát triển phiên bản hạ cấp riêng cho Trung Quốc, nhưng kế hoạch này chưa được triển khai. H20 từng là sản phẩm chủ lực của Nvidia tại thị trường Trung Quốc, nhưng sau khi bị cấm, công ty ghi nhận khoản lỗ 5,5 tỷ USD do hàng tồn kho không thể bán và hợp đồng liên quan bị hủy bỏ.
ĐỐI THỦ ĐÁNG GỜM
Cục diện cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc đang thay đổi mạnh mẽ khi Huawei trỗi dậy trở thành đối thủ đáng gờm. Giám đốc Điều hành Nvidia thừa nhận rằng thị phần của hãng tại Trung Quốc đã giảm gần một nửa kể từ khi hạn chế xuất khẩu thời cựu Tổng thống Biden có hiệu lực, trong khi dòng chip Ascend của Huawei được nhiều công ty công nghệ lớn trong nước đón nhận.

Một số công ty như Tencent, Baidu và ByteDance đã lựa chọn mẫu chip AI Ascend 910C và 910B của Huawei để xử lý tác vụ suy luận (inference).
Không chỉ dừng ở phần cứng, Huawei còn ra mắt giải pháp hạ tầng cạnh tranh trực tiếp với Nvidia, điển hình là hệ thống giá đỡ “CloudMatrix 384”, đối đầu trực tiếp với cấu hình GB200 NVL72 mới ra mắt của Nvidia.
Cuộc chiến giá cả cũng phản ánh rõ nét sự khốc liệt của cuộc cạnh tranh. Những báo cáo trước đó cho thấy, chip H20 từng được bán thấp hơn 10% so với Ascend 910B ở một số trường hợp, thể hiện áp lực mà Nvidia phải đối mặt trong việc duy trì vị thế trước đối thủ nội địa.
THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG TÍNH TOÁN CHIẾN LƯỢC
Trung Quốc là thị trường lớn mà Nvidia không dễ chấp nhận đánh mất hoàn toàn. CEO Nvidia, ông Jensen Huang, từng ước tính tiềm năng thị trường AI tại Trung Quốc lên tới khoảng 50 tỷ USD, nguồn doanh thu quan trọng bất chấp lệnh hạn chế đang tiếp diễn.
Trung Quốc cũng là một trong những thị trường lớn nhất của công ty, mang lại hơn 17 tỷ USD doanh thu trong năm 2024. Tuy nhiên, chiến lược tại thị trường này không hề đơn giản. Theo các nguồn tin, Nvidia đang phát triển mẫu chip kiến trúc Blackwell khác dành riêng cho Trung Quốc, dự kiến bắt đầu sản xuất từ tháng 9, cho thấy công ty theo đuổi nhiều dòng sản phẩm nhằm phục vụ phân khúc khác nhau và thích ứng với quy định kiểm soát xuất khẩu.
Ý nghĩa chiến lược này vượt xa yếu tố doanh thu trước mắt. Ông Huang thừa nhận rằng “Trung Quốc không hề tụt lại phía sau” và nhấn mạnh “Trung Quốc đang ngay phía sau chúng tôi. Khoảng cách là rất, rất gần”.
RÀO CẢN PHÁP LÝ VÀ NHỮNG BẤT ĐỊNH PHÍA TRƯỚC
Chiến lược phát triển sản phẩm của Nvidia đối diện môi trường pháp lý ngày càng phức tạp. Mẫu chip Blackwell giá rẻ lần này là nỗ lực thứ ba của công ty nhằm tạo ra sản phẩm đáp ứng được yêu cầu pháp lý để tiếp tục kinh doanh tại Trung Quốc, sau những lần siết chặt quy định xuất khẩu liên tiếp từ Hoa Kỳ.
Tuần trước, ông Jensen Huang cho biết kiến trúc Hopper cũ, nền tảng của chip H20, hiện không thể tiếp tục điều chỉnh thêm để phù hợp với quy định xuất khẩu của Hoa Kỳ.
Tình hình chính sách thương mại không ngừng thay đổi khiến mọi thứ đảo lộn. Một số báo cáo gần đây cho biết chính quyền Tổng thống Trump đang cân nhắc phương án đàm phán song phương, có thể khiến thị trường khó lường hơn đối với các công ty công nghệ hoạt động xuyên biên giới.
NHỮNG LO NGẠI TRƯỚC MẮT
Khi Nvidia chuẩn bị ra mắt phiên bản Blackwell giá rẻ, hàng loạt câu hỏi xuất hiện như: Liệu mẫu chip bị cắt giảm đáng kể hiệu năng có thể cạnh tranh với các sản phẩm ngày càng mạnh của Huawei? Liệu người tiêu dùng Trung Quốc có chấp nhận hiệu suất thấp hơn trong khi lựa chọn nội địa đang tiên tiến nhanh chóng?
Điều quan trọng hơn cả, đây có phải là chiến lược dài hạn bền vững, hay chỉ là giải pháp tạm thời để trì hoãn lo lắng về thị phần? Câu trả lời không chỉ quyết định tương lai của Nvidia tại Trung Quốc, mà còn định hình cục diện cuộc chiến công nghệ giữa hai siêu cường Hoa Kỳ - Trung Quốc trong lĩnh vực AI.
Nhiều chuyên gia đồng thuận, việc doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư mạnh mẽ vào các giải pháp thay thế nội địa và được chính phủ hậu thuẫn về mặt chính sách, cánh cửa để Nvidia duy trì thị phần có thể đang dần khép lại.
Quan trọng nhất, chiến lược này đại diện cho một cách tiếp cận dài hạn bền vững hay chỉ đơn thuần là một hành động trì hoãn trong một thị trường ngày càng thách thức? Câu trả lời có thể sẽ quyết định không chỉ tương lai của Nvidia ở Trung Quốc, mà còn cả quỹ đạo cạnh tranh công nghệ rộng lớn hơn giữa hệ sinh thái AI của Mỹ và Trung Quốc.
Với việc các công ty Trung Quốc đầu tư mạnh vào những lựa chọn thay thế trong nước và sự hỗ trợ của chính phủ hỗ trợ đổi mới trong nước, cửa sổ của Nvidia để duy trì thị phần có ý nghĩa có thể thu hẹp nhanh hơn dự kiến.